Nhà nước quyết định thoái vốn, ông lớn cao su biến động
Đại gia cao su sở hữu mảnh đất vàng hiếm có 6,2ha trải dài 250m dọc đường trục lớn tại Hà Nội đang chứng kiến biến động ngay trước thời điểm Nhà nước thoái vốn cho dù lô đất vàng được kỳ vọng sẽ trở thành dự án BĐS khủng.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa công bố quyết định bán đấu giá 4,2 triệu cổ phiếu CTCP Cao su Sao Vàng (SRC), tương đương với 15% vốn điều lệ qua Sở GDCK TP.HCM (HOSE) vào ngày 4/6.
Đây là thông tin thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư bởi Cao su Sao Vàng không chỉ là một thương hiệu lớn trong ngành sản xuất săm lốp tại Việt Nam, có triển vọng rất tốt sau cổ phần hóa, mà còn là bởi SRC sở hữu một mảnh đất vàng hiếm có tại ngay giữa thủ đô Hà Nội: 6,2ha trải dọc mặt tiền 250m đường Nguyễn Trãi.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới phiên đấu giá (4/6), nhưng một sự thật trái với dự đoán trên thị trường là: cổ phiếu SRC đang chứng kiến tình trạng các nhà đầu tư tháo chạy, bán và cả các nhà đầu tư tầm cỡ đang tính đổ vốn vào doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa này cũng đang tìm cách thoát thân.
Nhà đàu tư Nguyễn Hoàng Cường 19,6 tỷ đồng đăng ký tham gia mua cả lô cổ phần Vinachem đã có đơn xin rút.
Tính tới đầu ngày 29/5, Sở GDCK TP.HCM vẫn chưa công bố dữ liệu nhà đầu tư tham dự phiên đấu giá 15% cổ phần của Vinachem cho dù thời điểm chốt đăng ký tham dự phiên đấu giá là 16h ngày 27/5.
Đây là một điều hiếm có. Nó xuất hiện sau đại hội cổ đông diễn ra hôm 27/4 vừa qua với một số thay đổi mà nhiều nhà đầu tư cho rằng có thể ảnh hưởng tới phiên bán đấu giá.
Những thông tin ban đầu cho thấy, một nhà đầu tư cá nhân đã có đơn xin rút hủy đăng ký tham gia đấu giá với lý do SRC không còn hấp dẫn, không còn phù hợp với mục tiêu đầu tư và muốn nhận lại tiền cọc.
Nhà đầu có tên Nguyễn Hoàng Cường đã đặt cọc 19,6 tỷ đồng đăng ký tham gia mua cả lô cổ phần Vinachem chào bán với kỳ vọng sẽ trúng cả lô 4,21 triệu cổ phiếu SRC do Vinachem thoái với giá khởi điểm 46.452 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị xấp xỉ 196 tỷ đồng.
Sở dĩ ông Cường quyết định hủy tham gia đấu giá là lo ngại những biến động quanh đợt thoái vốn này, cũng như việc mất quyền cử người tham gia HĐQT của SRC ngay cả khi ông trúng đấu giá.
Video đang HOT
Lý do được đưa ra là do Vinachem và nhóm nhà đầu tư sở hữu 19,02% cổ phần SRC đã thực hiện thay và bầu mới 2 thành viên hội đồng quản trị SRC tại đại hội cổ đông ngay trước phiên thoái vốn.
Lô đất 6,2ha kéo dài 250m mặt đường Nguyễn Trãi Hà Nội.
Trên thực tế, cổ phiếu SRC đã có biến động mạnh trong những phiên gần đây: giảm sàn 6,8% trong phiên giao dịch 29/5 xuống còn 26.000 đồng/cp (thấp hơn nhiều so với giá đấu khởi điểm). Trong hai ngày 23 và 24/5, cổ phiếu SRC cũng giảm sàn.
Cổ phiếu SRC giảm khá mạnh trong những phiên gần đây, nhưng so với 6 tháng trước cổ phiếu này vẫn ở mức cao gấp đôi. Sở dĩ áp lực bán tăng mạnh được cho là bởi kỳ vọng không còn lớn.
Đến 16h30 ngày 29/05/2019, HOSE đã công bố danh sách đăng ký tham dự phiên đấu giá cổ phiếu SRC do Vinachem thoái vốn, với 4 nhà đầu tư đăng ký (3 nhà đầu tư cá nhân, 1 nhà đầu tư tổ chức) với tổng số lượng cổ phần đăng ký mua là 4.209.800 cổ phần – số lượng này vừa bằng số lượng cổ phần Vinachem chào bán trong đợt đấu giá này. Việc chỉ có 4 nhà đầu tư đăng ký mua tổng số lượng cổ phần chỉ bằng lượng cổ phần chào bán đã làm giảm mức cạnh tranh giữa các nhà đầu tư 1 cách đáng kể.
Nếu như ông Cường không hủy tham gia đấu giá – do Vinachem đã tạo điều kiện cho nhóm cổ đông lớn – thì số lượng nhà đầu tư tham gia đấu giá tối thiểu là 5 nhà đầu tư với tổng mức đặt mua là 8.419.600 cổ phần – gấp đôi số lượng Vinachem chào bán, khi đó cuộc đấu giá sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều.
Trên thực tế, triển vọng của SRC rất lớn, thương hiệu Cao su Sao vàng được biết đến trên cả nước và được kỳ vọng sẽ làm ăn tốt sau cổ phần hóa. Bên cạnh đó, mảnh đất vàng 6,2ha ở trung tâm Hà Nội chắc chắn là một tài sản lớn và có khả năng sinh lời cao trong tương lai.
Theo thông tin từ Vinachem, SRC thậm chí còn có nhiều quỹ đất sản xuất kinh doanh, thương mại, khu công nghiệp lớn khác như hàng ngàn mét vuông đất tại Hòa Vang (Đà Năng; hơn 210 ngàn mét vuông đất tại KCN Châu Sơn, Hà Nam; vài hecta đất tại Thái Bình và Vĩnh Phúc,…
Tuy nhiên, dường như những diễn biến gần đây dường như một lần nữa lại kéo giá cổ phiếu đi xuống.
Đại hội cổ đông 27/4 có nhiều biến động.
Ông Trần Việt Hồng (sở hữu 4,6% cổ phần SRC) cho biết: tại ĐHCĐ diễn ra ngày 27/4 vừa qua, Vinachem bất ngờ đồng ý miễn nhiệm hai vị trí thành viên HĐQT với ông Nguyễn Công Tuấn và ông Ngô Tuấn Anh, cũng như 2 thành viên BKS Hoàng Đức Dũng và Trần Đình Tùng.
Thay vào đó, Vinachem đồng ý cho bầu các thành viên HĐQT và BKS mới là đại diện của nhóm cổ đông sở hữu 19,02% cổ phần SRC với các gương mặt mới là: Nguyễn Văn Hùng (TV.HĐQT), Nguyễn Văn Thành (TV.HĐQT) và Nguyễn Thị Hồng Phương (TV.BKS).
Quá trình bầu 2 thành viên HĐQT, BSK thay thế trong đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của SRC có nhiều dấu hiệu thể hiện Vinachem đã mở đường tạo những điều kiện thuận lợi cho nhóm cổ đông 19,2% thâu tóm quyền điều hành công ty, như: gửi thư mời họp cổ đông không đảm bảo trước 15 ngày khai mạc cuộc họp theo quy định, nhóm cổ đông sở hữu 19,2% được biết trước thông tin về việc họp đại hội, thông tin sơ yếu lý lịch của thành viên ứng cử không trung thực (tồn tại 2 bản) và chủ tọa đại hội đã quyết định thay đổi sơ yếu lý lịch ngay tại đại hội,… Những nội dung này được đề cập chi tiết trong biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của SRC.
Tình huống này dẫn đến thời điểm này, Vinachem đang sở hữu 51% cổ phần nhưng lại không đề cử bổ sung thành viên HĐQT của nhiệm kỳ mới cho tương ứng với tỷ lệ trong tổng cộng 5 thành viên HĐQT mà để nhóm cổ đông 19% nói trên giữ 2/5 vị trí trong HĐQT ngay trước thềm thoái vốn.
Theo báo cáo của Vinachem, mặt bằng thuê đất tại khu Nguyễn Trãi được SRC ký hợp tác với CTCP Tập đoàn Hoành Sơn lập một liên danh để thực hiện dự án “Tổ hợp thương mại và Nhà ở Sao Vàng Hoành Sơn” từ năm 2015. Tuy nhiên, dự án này vẫn còn nằm trên giấy và vẫn đang ở giai đoạn hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Cuộc đua trở thành ông chủ của một thương hiệu nổi tiếng và những mảnh đất vàng hiếm có của Nhà nước đang gay cấn bỗng trở nên xáo động.
Sau đợt đấu giá 4,2 triệu cổ phiếu SRC vào 4/6 tới, không hiểu có còn nhiều NĐT nhắm tới 10,1 triệu cổ phiếu SRC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 36%, mà Vinachem vẫn còn nắm giữ hay không.
H. Tú
Theo vietnamnet.vn
Dấu hỏi trong sự chậm trễ thoái vốn nhà nước
Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp - CTCP (MIE) đăng ký giao dịch trên UPCoM từ cuối năm 2017 với giá tham chiếu 10.100 đồng/cổ phần, bằng giá trúng đấu giá bình quân khi doanh nghiệp này thực hiện IPO. Tuy nhiên, từ đó đến nay, không một phiên giao dịch nào diễn ra hoạt động mua bán với cổ phiếu này.
Doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.419 tỷ đồng, trong đó vốn thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Công thương quản lý chiếm 99,57%.
Theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nhà nước sẽ thoái 63,54% vốn điều lệ tại MIE trong năm 2018; năm 2019 sẽ thoái toàn bộ. Năm 2018, Bộ Công thương cũng lên kế hoạch thoái vốn tại MIE, nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa triển khai.
Thoạt nhìn bề ngoài, hiệu quả hoạt động của MIE rất thấp. Năm 2018, Tổng công ty đạt doanh thu 1.423 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 7,28 tỷ đồng. Năm 2019, Tổng công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.232 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xem xét thực tế, MIE không phải doanh nghiệp không có tiềm năng, nhất là trong bối cảnh công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là ngành cơ khí đang được quan tâm. Bán toàn bộ doanh nghiệp này không phải là thương vụ M&A quá khó.
iều đáng nói ở đây là, trong khi kế hoạch thoái vốn nhà nước tại MIE lừng khừng một cách khó hiểu thì Tổng công ty lại rất tích cực thoái vốn tại các dự án tiềm năng, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khiến dư luận không khỏi đặt ra nghi ngại về chiêu "ve sầu thoát xác" và nếu như những tài sản quý nhất của doanh nghiệp không còn, liệu Nhà nước còn có thể thoái vốn tại MIE?
Cụ thể, theo các tài liệu từ doanh nghiệp, MIE xây dựng lộ trình cổ phần hóa 4 công ty con (Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội, Công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật), bán hết phần vốn của Tổng công ty tại các đơn vị này. ây cũng là những doanh nghiệp đang quản lý diện tích đất đai lớn tại Hà Nội và các tỉnh thành khác.
Cũng đáng lưu ý là Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội sau khi di dời nhà máy khỏi khu đất vàng có diện tích gần 6.000 m2 tại 76 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) đã liên doanh với một doanh nghiệp khác để chuyển quyền sử dụng khu đất trên thành dự án chung cư với tỷ lệ góp vốn vỏn vẹn hơn 2%. Nay dự án mới ở giai đoạn định giá đất, MIE đã vội vã lên kế hoạch thoái vốn khỏi liên doanh này.
Có bao nhiêu doanh nghiệp mà vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối như MIE có nguy cơ sử dụng kém hiệu quả, lãng phí các nguồn lực và thậm chí gây nghi ngờ về khả năng tư lợi trong các hoạt động liên quan đến thoái vốn nhà nước? ó là câu hỏi đang được đặt ra với gần 300 doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước thoái vốn trong năm 2019 đang chờ được triển khai.
Theo Quyết định 1232/2017 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017, thực hiện thoái vốn tại 135 doanh nghiệp, năm 2018, có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên, 2 năm qua, mới chỉ có hơn 30 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; năm 2018 có 18 đơn vị).
Nếu cộng cả 62 doanh nghiệp thuộc diện phải thoái vốn năm 2019 theo Quyết định 1232 và những doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn trong năm 2017 - 2018 thì số lượng doanh nghiệp cần thoái vốn trong năm 2019 lên tới hơn 300 doanh nghiệp.
iều đáng lo ngại là nếu không quyết liệt triển khai theo kế hoạch, có những doanh nghiệp trong diện nhà nước sẽ thoái vốn một phần, thoái toàn bộ vốn đang có tâm lý nằm chờ, hoạt động lừng khừng, thậm chí, nguy cơ mất vốn, kém hiệu quả là hiển hiện.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thoái vốn Nhà nước, làm sao để thoát tốc độ "con rùa"? Nếu tính cả các doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn từ năm 2017 theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì năm 2019 có tới gần 300 đơn vị, song từ đầu năm cho đến nay, số doanh nghiệp triển khai được mới đếm trên đầu ngón tay. Theo Quyết định 1232 của Thủ tướng, năm 2017 thực...