Nhà nông đau đầu lo giữ đàn gia cầm mùa nóng
Dù mới bước vào đầu mùa hè, song thời tiết những ngày qua đã có nắng nóng gay gắt khiến nhiều chủ trang trại vất vả lo chống nóng cho đàn vật nuôi.
Mới đây, việc đàn gà công nghiệp (gà trắng) tại một trại nuôi bị sốc nhiệt và chết hàng vạn con đã khiến nhiều chủ trang trại thêm lo lắng…
Sốc nhiệt, gà chết la liệt
Chia sẻ với chúng tôi, anh Phạm Minh – chủ một trại nuôi gà công nghiệp ở Thái Nguyên cho biết, hệ thống điện 3 pha của gia đình anh bị chập đã dẫn đến hậu quả gần 10.000 con gà lông trắng (hơn 1 tháng tuổi) chết la liệt giữa trưa nắng ngày 20/5 mới đây.
Nông dân phường Đoàn Kết, TP.Lai Châu chăm sóc đàn gà. Ảnh: Hồng Ngọc – B.L.C
Bà Hạ Thúy Hạnh khuyến cáo, người nuôi cần cách ly gia cầm ốm, những cá thể yếu vào ô riêng để theo dõi, chăm sóc riêng. Cùng với đó, người dân cũng cần thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
“Dù chúng tôi đã chuẩn bị dự phòng máy phát điện và giàn phun nước chống nóng cho đàn gà nhưng do sự việc xảy ra vào buổi trưa nắng, cả gia đình đi ngủ nên mất cảnh giác. Do quạt chạy yếu nên đàn gà sốc nhiệt chết la liệt, gia đình trở tay không kịp” – anh Minh cho hay.
Hơn 5 năm tham gia chăn nuôi và cũng từng gặp thất bại, nhưng chưa năm nào anh Minh lại phải gánh chịu cảnh “trắng tay” như lần này. “Toàn bộ tài sản đổ vào nuôi gà, giờ sắp đến ngày thu hoạch lại tuột khỏi tay, đau xót quá” – anh Minh buồn rầu nói.
Tương tự, mới đây trại gà của gia đình anh Phạm Trọng Phương ở Lương Sơn ( Hòa Bình) cũng bị thiệt hại hơn 3.000 con vì sốc nhiệt. Dù trang trại nuôi gà được xây dựng trong vườn cây lâu năm, không gian thoáng mát, nhưng do anh Phương thả gà với mật độ dày nên khi nhiệt độ ngoài trời lên cao, gà vẫn bị sốc nhiệt.
Sau khi phát hiện sự việc, anh Phương đã gọi điện thoại cầu cứu các “đồng nghiệp” và tìm được phương án khả thi ngay. Theo đó, anh Phương đã nhanh chóng dựng lán tạm để di tản, tách đàn nên đã kịp thời cứu được số gà còn lại của gia đình.
Video đang HOT
“Lần thiệt hại này không quá lớn nhưng cũng là bài học đắt giá cho vợ chồng tôi thời gian chăn nuôi về sau” – anh Phương nói.
Cả vạn con gà chết vì sốc nhiệt ở một trang trại tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên). Ảnh: H.Đ
Bí quyết chống nóng cho gia cầm
Riêng khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra 8-10 đợt nắng nóng (từ hai ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể đạt hơn 41 độ C, tập trung vào cuối tháng 5, 6, 7.
Chia sẻ phương pháp chống nóng hiệu quả cho đàn gia cầm, bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho hay: Ở nước ta vào mùa hè thời tiết oi bức, nóng nắng nhiệt độ thường lên cao 36-38 độ C gây bất lợi cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao. Gia súc, gia cầm thường ăn kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất thịt, trứng giảm.
Các loại dịch bệnh như tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng… dễ phát sinh, lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Theo bà Hạnh, để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp chống nóng cho từng loại vật nuôi khác nhau. Riêng đối với nuôi gia cầm chuồng trại kín, do có hệ thống làm mát, khi chạy tối đa công suất theo thiết kế, nhiệt độ chuồng nuôi có thể giảm được 5 – 7 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
Với chuồng thông thoáng tự nhiên, bà con cần giữ chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ. Nên làm chuồng hướng đông – nam, lợp mái ngói hoặc mái lá cọ. Nên có phên che chống nắng xung quanh, những ngày nhiệt độ cao có thể phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.
“Bà con chú ý nên hạn chế năng chiếu xiên vào chuồng bằng cách che chắnn hay dùng lưới đen hoăc trồng cây xanh, giàn cây leo che mái và hướng nắng. Bên cạnh đó, người nuôi nên cho gà ăn vào sáng sớm và tối, đêm mát, khi ăn xong mọi người nên treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi” – bà Hạnh cho biết.
Bên cạnh đó, vào ngày hè, bà con cũng nên giảm độ dày đệm lót (nếu quá dày vì đệm lót sinh nhiệt nhiều) và giảm mật độ nuôi. Cụ thể, đối với gà con nên úm 50 – 60 con/m2; Đối với gà 0,5 – 1kg: nhốt 20 – 30 con/m2; Đối với gà 2 – 3kg: nhốt 7 – 10 con/m2.
Gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, do đó bà con nên tránh để gà quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải… cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vaccine Newcastle, cúm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng…
Chuyên gia chỉ ra sai lầm khiến người chăn nuôi thường gặp thất bại
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (Sở NNPTNT Hà Nội) cho hay: Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuồng trại luôn phải sạch sẽ.
Nhiều bà con chủ quan cứ nghĩ đã làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại bằng cách rắc vôi, khử trùng nhưng hoàn toàn sai lầm vì không làm sạch chuồng trại thì bất cứ khâu khử trùng nào cũng trở nên vô nghĩa và việc thất bại trong chăn nuôi là bình thường.
Người dân ở Bình Lục (Hà Nam) quét dọn chuồng trại sau khi bị dịch tả lợn châu Phi.
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm" được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều qua, ông Sơn nhấn mạnh, để phòng dịch bệnh trong chăn nuôi thì người chăn nuôi phải chủ động tiêm phòng vắc-xin.
Bà con phải tiêm đúng liều, định kỳ, thường xuyên chứ không đợi dịch bùng phát mới rục rịch tiêm thì lúc đó khả năng phòng dịch đã giảm đi rất nhiều.
Tiếp đó là chúng ta phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, vì nếu trong vùng dịch mà bà con có chứng nhận cơ sở an toàn dịch thì sản phẩm vẫn xuất bán bình thường mà không cần lo lắng. Đây chính là mấu chốt của việc đảm bảo an toàn sinh học và chăn nuôi bền vững.
Đặc biệt trong chăn nuôi các hộ cũng phải khai báo kịp thời vấn đề vệ sinh thú y với cán bộ thú y. Đây là cơ sở để cán bộ thú y lập kế hoạch theo dõi, vừa thuận tiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm gia cầm.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thông tin, vừa qua, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản 5329 tăng cường áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Theo đó, giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học lần này tổng thể hơn như về an toàn sinh học trong khâu giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng...
Mới đây, Bộ cũng đã phối hợp với FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc) xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội... rất hiệu quả.
Ông Trọng khẳng định, trong các vật nuôi được áp dụng giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì con vịt khó áp dụng nhất vì vịt là thủy cầm, vịt hướng trứng. Theo đó, Bộ đã hướng dẫn có 5 phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể, có 2 phương thức về chăn nuôi vịt dưới nước, chạy đồng và thả đồng; 3 phương thức an toàn sinh học nuôi nhốt trên khô gồm nuôi vịt trong chuồng kín, nuô vịt trong chuồng có sân chơi và chuồng có vườn cây.
Cũng theo ông Trọng, trong hướng dẫn an toàn sinh học của Bộ NNPTNT cũng đã khẳng định cần phải phối hợp với các chế phẩm sinh học để giảm mùi hôi, tăng chất lượng của sản phẩm thịt. Tuy nhiên, tôi cần phải khẳng định lại là bất cứ chế phẩm nào khi đưa vào thức ăn chăn nuôi đều phải có trong danh mục được ban hành, được sử dụng.
Vấn đề này cũng đã được ghi rõ trong Nghị định 13 cũng như Thông tư 21 về quản lý thức ăn chăn nuôi, đó là nếu những thức ăn đưa vào mà chưa có trong danh mục thì cần khảo nghiệm một thời gian mới đưa vào đại trà.
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học của ông Nguyễn Văn Lâm ở huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Về phần mình, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho rằng: Vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) đã được Bộ NNPTNT xây dựng chương trình triển khai từ rất lâu. Theo đó, chăn nuôi ATSH gồm 3 khâu.
Thứ nhất: Cách ly, kiểm soát ra vào khu chăn nuôi. Thứ hai: Khâu làm sạch vệ sinh chuồng trại, thú y. Thứ ba: Khử trùng chuồng trại phải thực hiện theo hướng dẫn.Bà Hạnh cho biết thêm, đối với các hộ chưa có điều kiện chăn nuôi ATSH nếu thực hiện chưa tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khu trang trại, gia trại xung quanh. Nếu làm tốt được việc này sẽ hạn chế, giảm được mầm bệnh.
"Chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi phải áp dụng chăn nuôi ATSH đối với gà, vịt. Phải làm tốt các khâu cách ly, khử trùng, chăn nuôi có kiểm soát. Chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn lợn, gia cầm cần phải áp dụng chặt chẽ các khâu chăn nuôi ATSH.
Nếu không làm tốt dịch cúm gia cầm quay trở lại sẽ ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi cũng như các trang trại, gia trại xung quanh. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có ba bộ tài liệu chăn nuôi ATSH cho các đối tượng chăn nuôi gia cầm hiện nay", bà Hạnh khẳng định.
Trần Quang
Thịt gia cầm vừa rẻ lại tươi ngon, dễ chế biến, nên mua ăn nhiều Để người thay đổi dần thói quen tiêu dùng của người dân nhằm cân đối dinh dưỡng, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc khuyến cáo người dây đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm thì các cơ quan báo chí cũng phải tích cực thông tin về lợi ích, cách chế biến...