Nhà nhỏ có gác xép mang sắc màu cổ điển và cá tính nhờ phối màu đen trắng
Ngôi nhà nhỏ này có một ưu thế rất lớn đó là trần cao. Vì thế, chủ nhân của nó đã chọn cách thiết kế gác xép và kết hợp khéo léo 2 màu trắng – đen để tạo nên không gian cá tính mang hơi hướng cổ điển.
Ngắm ngôi nhà tọa lạc ở thành phố Paris này, ai cũng không khỏi trầm trồ. Đây cũng chính là “tác phẩm” của nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Miriam Gassmann tự tay décor cho một khách hàng là nghệ sĩ.
Nội thất được lựa chọn những gam màu cơ bản nhất để hai gam màu đen – trắng được phối hợp trở nên nổi bật, thu hút ánh nhìn đặc biệt khi bước vào không gian.
Ngôi nhà với vẻ đẹp thu hút bởi cách bố trí kiến trúc cũng như cách phân bố không gian hợp lý. Tất cả đồ nội thất và đèn chiếu sáng được pha trộn bởi những mảnh ghép mang hơi hướng cổ điển cùng với hương vị chiết trung tạo cảm giác thư giãn.
Ngôi nhà có diện tích nhỏ nhắn nhưng vẫn được tính toán kỹ lưỡng để tăng thêm diện tích sử dụng.
Đặc biệt là góc bếp được décor khéo léo để tạo nên sự tiện lợi và thêm nguồn cảm hứng dành cho những ai yêu thích công việc nấu nướng.
Không gian được chọn màu trắng be làm gam màu chủ đạo để tăng diện tích sử dụng. Gỗ ốp sàn cũng được lựa chọn màu sáng để tăng tính kết nối với màu của tường. Mặt bàn cùng vài nội thất cơ bản được chọn màu gỗ ấm cúng.
Khu vực nấu nướng được chú trọng thiết kế với hệ tủ hiện đại, tiện lợi, cá tính.
Căn phòng với trung tâm của sự chú ý là khu vực bàn đa năng, vừa sử dụng cho việc ăn uống bữa chính vừa là nơi đọc sách.
Video đang HOT
Có ưu thế về chiều cao nên gác mái được thiết kế phù hợp với chức năng sử dụng.
Từng không gian chức năng được đánh giá là thiết kế sáng tạo bởi điểm nhấn từ những cánh cửa kính mang ánh sáng vào nhà. Các góc nhỏ đều được bố trí nội thất, trang trí rất sáng tạo để tăng thêm vẻ đẹp nghệ thuật, tươi mới cho không gian.
Góc thư giãn được thiết lập với những vật dụng tối ưu diện tích.
Khoảng sân phía sau nhà được thiết kế sàn gỗ kết hợp góc thư giãn ngoài trời.
Không gian có đôi chút cũ kỹ nhưng vẫn ẩn chứa vẻ đẹp bình yên, lãng mạn.
Từng khu vực chức năng đều đẹp đẽ, tiện dụng giúp ngôi nhà nhỏ trở nên ấm cúng và bình yên.
Nhật Ánh
TT Trump đột ngột ra lệnh cấm, thị trường châu Âu không kịp trở tay
Tổng thống Donald Trump đêm 11/3 tuyên bố sẽ hạn chế nghiêm ngặt người nhập cảnh từ 26 nước châu Âu đến Mỹ.
Biện pháp hạn chế đi lại có thời hạn trong vòng 30 ngày được nhà lãnh đạo Mỹ công bố vô cùng đột ngột. Bài phát biểu được ghi hình trực tiếp tại Phòng Bầu dục, có hiệu lực chính thức từ cuối ngày 13/3.
Sau nhiều ngày nói giảm nói tránh về nguy cơ bệnh virus corona (Covid-19) bùng phát dịch tại Mỹ, nhà lãnh đạo Mỹ ngày 11/3 chuyển sang đổ lỗi các nước châu Âu đã không hành động đủ nhanh trước "chủng virus ngoại lai".
Ông khẳng định các chuỗi lây nhiễm được phát hiện tại Mỹ "được gieo mầm bệnh" bởi du khách châu Âu mà không đưa ra thêm bằng chứng khoa học. Chỉ mới nửa tháng trước, phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, ông Trump vẫn còn tự tin khẳng định nỗ lực ứng phó của chính phủ Mỹ những ngày qua "xứng đáng được điểm rất cao, phải đến A ".
Tổng thống Trump công bố lệnh hạn chế đi lại với các nước châu Âu và nỗ lực chống dịch virus corona. Ảnh: Reuters.
Vừa phát biểu xong phải lập tức đính chính
Tính đột ngột trong thông báo của Tổng thống Trump được thể hiện rõ qua nhiều sai lệch đáng quan ngại và những chỉ thị mâu thuẫn giữa bài phát biểu đêm 11/3 với thông báo sau đó của chính phủ, theo New York Times.
Trong khi Tổng thống Trump nói sẽ cắt mọi hoạt động đi lại với các nước châu Âu, giới chức Bộ An ninh Nội địa sau đó đính chính lệnh chỉ áp dụng với phần lớn công dân nước ngoài. Cụ thể là những người có mặt ở các nước thành viên "Khu vực Schengen" trong vòng 14 ngày trước khi đến Mỹ.
Khối Schengen bao gồm Pháp, Italy, Đức, Hy Lạp, Áo, Bỉ và một số nước khác ở châu Âu. Nhà Trắng xác định đây là khu vực có số ca dương tính virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) cao nhất ngoài Trung Quốc đại lục. Dù số ca nhiễm tại Anh đang tăng, lệnh cấm lại không áp dụng với người nhập cảnh vào Mỹ đến từ nước này.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng thông báo các lệnh hạn chế không áp dụng đến thường trú nhân hợp pháp (người mang thẻ xanh), người thân của công dân Mỹ hoặc những trường hợp "được xác định trong tuyên bố" mà tổng thống ký ban hành.
Trong phần phát biểu đêm 11/3, ông Trump còn nói nhầm rằng lệnh cấm đi lại với châu Âu sẽ "không chỉ có hiệu lực với lượng hàng hóa và giao thương khổng lồ, mà còn nhiều điều khác".
Văn bản được công bố chính thức sau đó lại thông báo lệnh hạn chế chỉ ảnh hưởng đến con người, không tác động đến hàng hóa. Nhà lãnh đạo sau đó cũng khẳng định lại trên tài khoản Twitter cá nhân rằng lệnh hạn chế đi lại không tác động đến lưu thông hàng hóa.
Nhân viên vệ sinh mặc đồ bảo hộ đến làm việc tại nhà dưỡng lão Life Care Center tại thành phố Kirkland, bang Washington. Ảnh: New York Times.
Bắt đầu hành động, nhưng thị trường lo đã muộn
Sau một tuần với nhiều thông điệp mâu thuẫn và lạc quan thái quá của Tổng thống Trump, cùng với những cảnh báo liên tiếp từ nhiều quan chức chính phủ rằng dịch bệnh ở Mỹ sẽ ngày một xấu đi, Washington bây giờ mới cho thấy họ sẵn sàng hành động.
Các nhà đầu tư ở Phố Wall bắt đầu hoài nghi chính phủ Tổng thống Trump và những nước khác không có đủ những động thái cần thiết để ngăn đại dịch gây thiệt hại lớn đến kinh tế toàn cầu. Chỉ số S&P 500 từ lỗ dự kiến chỉ 0,4% đã lên đến 1,5% sau bài phát biểu của nhà lãnh đạo Mỹ. Trước đó, giao dịch ngày 11/3 đã giảm mạnh 4,9%.
Theo CNBC, thị trường chứng khoán châu Âu có nguy cơ mở cửa rớt giá. Chỉ số FTSE của Anh có thể mở phiên giao dịch giảm 330 điểm, còn CAC của Pháp giảm đếm 279 điểm. Thị trường tại Đức và Italy được dự báo chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với các chỉ số DAX và FTSE MIB giảm lần lượt 626 và 1.110 điểm.
Nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục kêu gọi Hạ viện phê duyệt cắt giảm thuế quỹ lương cho doanh nghiệp để kích thích nền kinh tế, dù ý tưởng này đã vấp phải phản đối từ nghị sĩ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Hỗ trợ cho các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh như hàng không và du thuyền không được nhà lãnh đạo nhắc đến, dù trước đó ông đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu này.
Theo Wall Street Journal, lệnh hạn chế đi lại với châu Âu chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp hàng không, vốn đang chật vật vì lượng hành khách giảm kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2019. Các biện pháp hạn chế đi lại cũng nhiều khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của châu Âu.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng một máy bay trước khi đón hành khách đến Mỹ. Ảnh: AP.
Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày đưa ra khuyến cáo sức khỏe toàn cầu, kêu gọi người dân "cân nhắc lại việc ra nước ngoài" vì tình hình dịch bệnh, các chính sách cách ly và hạn chế đi lại. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và Nhà Trắng vẫn để ngỏ việc hạn chế người từ Mỹ đến châu Âu.
Trong các khu vực trên thế giới, châu Âu là điểm đến phổ biến nhất của người xuất cảnh từ Mỹ, theo dữ liệu của Bộ Giao thông Mỹ về hành khách đường không. Khoảng 72,4 triệu hành khách từ Mỹ đến châu Âu từ tháng 6/2018-6/2019. Xếp thứ hai là Trung Mỹ với 43,2 triệu người trong cùng kỳ.
Các hãng hàng không đang chật vật "giải mã" tuyên bố của Tổng thống Trump để tổ chức lại hoạt động. Một số hãng trước đó thông báo giảm chuyến bay trên toàn thế giới do nhu cầu đi lại giảm, nhưng vẫn duy trì các tuyến bay giữa Mỹ và châu Âu cả chiều đến và đi.
"Chúng tôi đang liên hệ với chính quyền liên bang để hiểu và tuân thủ chỉ đạo", hãng American Airlines cho biết thông báo của Tổng tống Trump sẽ ảnh hưởng đến 14 chuyến bay/ngày từ các thành phố Paris, Frankfurt, Munich, Barcelona, Madrid và Zurich.
Theo news.zing.vn
Câu chuyện phía sau 13 thành phố "ma" lớn nhất thế giới Trên thế giới, nhiều thành phố được xây dựng hiện đại nhưng lại không thu hút được người dân tới sinh sống. 1. Ordos Kangbashi, Trung Quốc Nằm ở Nội Mông, Ordos Kangbashi được xây dựng như một thành phố hiện đại với các tòa nhà cao tầng, sân vận động lớn và nhiều không gian công cộng. Toàn bộ cơ sở hạ...