Nhà nhà nhiễm cúm, thuốc Tamiflu lúc nào nên dùng?
Hiện đang dần vào cao điểm của cúm A/B, tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo việc nhiều người bệnh tự điều trị bằng kháng sinh, Tamiflu…
Cả nhà “rủ nhau” nhiễm cúm
Sốt cao, đau cổ họng và mệt mỏi lại kèm ho, chị Trần Hương (Tây Hồ, Hà Nội) tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh, kháng viêm vì nghĩ chắc viêm amidan như mọi khi. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ 3, chị Hương vẫn tiếp tục sốt, lại kèm gai người, mỏi toàn thân nên tìm đến bệnh viện khám.
Hiện là thời điểm cúm “vào mùa”
Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm loại trừ sốt xuất huyết, Covid-19, chị được chẩn đoán nhiễm cúm B. “Ngay khi trao đổi việc tôi đã sử dụng kháng sinh để điều trị, bác sĩ đã phê bình ngay và chỉ định điều trị ngoại trú không cần dùng thuốc, chỉ dùng hạ sốt khi sốt cao từ 38,5 độ và dặn dò cần nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng, bệnh sẽ tự khỏi”, chị Hương cho biết.
Trong gia đình, ngoài chị Hương, thì chồng chị và cậu con trai cũng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tương tự.
Nhà chị Nguyễn Ngọc Hoa (Hà Đông), gần 1 tuần nay chồng và hai cậu con trai của chị cũng lăn ra sốt, mệt mỏi, không buồn ăn, đặc biệt hai cậu con trai ho có đờm. Chị Ngọc Hoa cũng tự mua kháng sinh, kháng viêm về cho con uống vì lo lắng “để ho đờm lâu lại viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, nên cứ chặn trước”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hai cậu con trai cũng không đỡ nhiều, cứ lai dai sốt đi sốt lại. Lúc này chị Hoa gọi test tại nhà, cả 3 người nhà chị đều dương tính cúm B. “Không chỉ gia đình tôi mà bạn bè nhiều người kêu ca việc cả gia đình nhiễm cúm. Mệt mỏi vô cùng”, chị Hoa chia sẻ thêm.
Theo BS. Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cúm là bệnh đường truyền nhiễm đường hô hấp do virus (không phải vi khuẩn) họ Influenza gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, các triệu chứng của cúm gồm sốt cao, đau cổ họng, đau mắt, mệt mỏi, nhức mỏi toàn thân, ho ít đàm, ít chảy nghẹt mũi…
Tại miền Bắc thông thường có đợt cao điểm dịch cúm, đó là khoảng tháng 4 – tháng 6 và tháng 10-12.
Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, Tamiflu điều trị cúm
Cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng; bệnh nguy hiểm hơn với người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ có thai.
Bác sĩ cảnh báo không tự ý dùng thuốc Tamiflu hoặc kháng sinh điều trị cúm
“Rất nhiều người cứ ho, sốt là nghĩ đến việc dùng kháng sinh, trong khi đó phần nhiều nguyên nhân gây ho là do virus, hoàn toàn không cần điều trị bằng kháng sinh Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể không gây hại tức thì với bệnh nhân, tuy nhiên, sau này, dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Thực tế, nhiễm virus thì điều trị kháng sinh không có tác dụng, hơn nữa có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi hơn, hoặc có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy…”, BS. Tiến cho biết.
Tương tự, nhiều người sau khi phát hiện mắc cúm đã lùng mua thuốc Tamiflu, tuy nhiên, theo BS. Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) do thuốc có các tác dụng phụ, nên bệnh nhân không nên tự ý sử dụng loại thuốc này một cách tùy tiện. Tamiflu thường chỉ dùng đối với các trường hợp viêm phổi siêu vi cấp tính hoặc với người có cơ địa tiểu đường, nguy cơ bị tăng nặng.
Theo các chuyên gia y tế, 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài liên tục, tổn thương phổi, thì mới cần nhập viện điều trị.
TS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (BV Nhi TƯ) cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc Tamiflu sử dụng cho trẻ mắc cúm. Thuốc này dùng để ức chế virus nhân lên, làm giảm khả năng bám dính của virus ở đường hô hấp.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi trung ương, nếu sử dụng Tamiflu sau 48 giờ, kể từ lúc có triệu chứng sốt, thì không khác gì nhóm bệnh nhân không dùng. Vấn đề quan trọng khi trẻ mắc cúm là phải chú ý hạ sốt, vệ sinh đường hô hấp, hạn chế tiếp xúc để tránh bội nhiễm. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Ăn cà chua hàng ngày giúp đẹp da, kháng viêm lại ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
Trong thành phần dinh dưỡng của trái cà chua chứa nhiều vitamin A, E, C... rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Cà chua giúp kháng viêm
Trong thành phần của nước ép cà chua có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như lycopene, một sắc tố thực vật có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đối với con người. Ngoài ra, cà chua còn chứa hàm lượng lycopene từ đó giúp giảm viêm trong cơ thể vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, hàm lượng lycopene, nước ép cà chua cũng là một nguồn vitamin C và beta-carotene rất dồi dào giúp cho cơ thể bạn có thể chống oxy hóa khác có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.
Ảnh minh họa
Cà chua giảm nguy cơ bệnh tim
Trong thành phần dinh dưỡng của cà chua từ lâu đã được biết đến với khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch. Đây còn là loại trái này chứa chất chống oxy hóa mạnh như lycopene và beta-carotene, giúp giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao và xơ vữa động mạch vô cùng hiệu quả.
Các nghiên cứu khác trong cà chua còn giúp giảm mức cholesterol xấu LDL xuống giảm được bệnh huyết áp, tim mạch.
Cà chua phòng bệnh ung thư
Trong cà chua có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao, một số nghiên cứu đã kết luận nước ép cà chua có tác dụng chống ung thư rất hữu hiệu. Theo các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ một lượng cà chua và các sản phẩm từ cà chua nhiều có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cực kỳ hiệu quả.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu cho biết nếu bạn thường xuyên ăn cà chua thì sẽ giúp chống lại quá trình oxy hóa giúp cho da mặt bạn láng mịn, giảm được lão hóa ngăn ngừa các vết nám và tàn nhang hữu hiệu.
Mỗi ngày một chút gừng giúp bạn khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật Trong thành phần gừng chứa nhiều gingerol, tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa các cơn đau nhức. Gừng gia vị có dược tính mạnh Trong y học cổ truyền, đây là vị thuốc khá quan trọng bởi nó có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, điều trị cảm cúm, cảm lạnh và một số bệnh khác...