Nhà ngoại giao Nga nói Hy Lạp sẽ không từ bỏ khí đốt của Moskva
Đại sứ Nga tại Hy Lạp Andrey Maslov tuyên bố Moskva chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ Athens về ý định rút khỏi hợp đồng cung cấp khí đốt với Nga.
Nhà điều hành khí đốt DESFA LNG của Hy Lạp trên đảo Revithoussa. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin RIA Novosti, không những không từ bỏ khí đốt của Nga, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) này còn bắt đầu mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moskva vào năm ngoái.
“Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ tín hiệu nào cho thấy các các công ty địa phương sẽ chấm dứt các thỏa thuận này trước ngày dự kiến. Ngược lại vào năm 2022, ngoài khí đốt được cung cấp qua đường ống theo các hợp đồng hiện có, Athens còn nhập khẩu thêm LNG của Nga”, ông Maslov nói thêm.
Dẫn dữ liệu từ cơ quan thống kê Nga, Đại sứ Maslov nhấn mạnh khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ chiếm ưu thế trong các lĩnh vực nhập khẩu của Hy Lạp từ Nga vào năm 2022.
“Về mặt công khai, giới lãnh đạo Hy Lạp ủng hộ từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga. Tuy nhiên, thật khó để nói khi nào Hy Lạp sẽ có cơ hội thực hiện điều đó”, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Ông Maslov cũng chỉ ra các hợp đồng nhập khẩu khí đốt lớn giữa hai nước, như hợp đồng dài hạn hợp lệ giữa Gazprom Export (chi nhánh của Tập đoàn Gazprom Nga) với 3 nhà khai thác dầu mỏ của Hy Lạp. Ông nhấn mạnh các bên đều tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ.
Video đang HOT
Khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, cho rằng Athens có thể cung cấp khí đốt cho Ukraine thay vì Nga, nhà ngoại giao này nói: “Hy Lạp còn chưa thể sản xuất khí đốt tự nhiên cho chính mình và việc phát triển các mỏ ở địa phương còn trong giai đoạn trứng nước”.
Theo ông Maslov, tuyên bố của Thủ tướng Mitsotakis có thể đề cập đến ý tưởng biến Hy Lạp thành trung tâm năng lượng. Từ đó, khí đốt của nước này sẽ được trung chuyển đến các nước Balkan và Đông Âu, bao gồm cả Ukraine.
Sau cuộc xung đột Nga – Ukraine, quan hệ Hy Lạp – Nga đã xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Moskva luôn đề cập đến các cuộc thăm dò cho thấy đại đa số người Hy Lạp (63%) phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine vì điều đó đặt Athens “vào tình thế nguy hiểm”.
Hy Lạp là một trong những nước đầu tiên gửi vũ khí đến Ukraine vào ngày 27/2/2022, vài ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng. Nước này đã gửi 40 tấn thiết bị qua Ba Lan trên 2 máy bay C-130. Sau đó, Hy Lạp cũng gửi nhiều lô vũ khí và thiết bị quân sự mới cho Ukraine.
Tuy nhiên, Hy Lạp nói nước này sẽ không cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
“Chúng tôi đã hỗ trợ quân sự đáng kể cho Ukraine, chẳng hạn như xe bộ binh bọc thép, nhưng chúng tôi sẽ không cung cấp xe tăng Leopard 2 vì lý do đơn giản là chúng thực sự cần thiết cho chiến lược phòng thủ. Chúng tôi muốn hỗ trợ Ukraine, nhưng không phải đánh đổi khả năng phòng thủ”, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nói hôm 1/2.
Khí đốt tự nhiên: EU sẽ đối mặt tình thế khó khăn hơn vào năm 2023
Trong một báo cáo mới do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phát hành, ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành IEA cảnh báo: "Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng nguy cơ vẫn còn đó".
Giám đốc IEA Fatih Birol (phải) cùng với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Châu Âu
Mức tiêu thụ khí đốt của EU giảm hơn 10% vào năm 2022
Sau sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine, EU chỉ nhập khẩu được gần 60 tỷ m3 (bcm) từ Nga trong năm 2022, so với con số 155 bcm của năm 2021.
Trong bối cảnh trên, mức tiêu thụ khí đốt ở EU đã giảm gần 50 bcm vào năm 2022, tức hơn 10% so với năm 2021.
3 yếu tố làm dấy lên lo ngại về một viễn cảnh căng thẳng tăng cao trong năm 2023
IEA cảnh báo: EU có thể phải đối mặt với một tình huống thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm 2023, vì sản lượng khí đốt Nga nhập khẩu qua đường ống sẽ đạt mức thấp hơn rất nhiều vào năm tới so với năm 2022.
Ngoài ra, nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - loại khí mà EU phụ thuộc rất nhiều, cũng sẽ bị "thắt chặt": Trên lý thuyết, kim ngạch nhập khẩu LNG của các quốc gia thành viên có thể tăng khoảng 40 bcm vào năm 2023. Tuy nhiên, theo ước tính thực tế của IEA, nguồn cung có thể sẽ chỉ tăng thêm khoảng 20 bcm trong năm tới. Hiện nay, hạn ngạch nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm rất mạnh bởi quyết định thực thi chính sách kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt của quốc gia này. Nhưng một khi nhu cầu phục hồi, Trung Quốc sẽ cạnh tranh khốc liệt với châu Âu để có nguồn cung LNG.
Cuối cùng, IEA nhắc lại: EU đang trải qua giai đoạn thời tiết "dễ chịu lạ thường" vào đầu mùa đông năm nay. Theo ước tính của IEA, hiện tượng khí tượng này đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt của các quốc gia thành viên hơn 10 bcm.
EU có biện pháp nào để đáp ứng lần "căng thẳng" tiếp theo?
Theo dự tính của IEA, trong năm 2023, khoảng cách trên lý thuyết, giữa nhu cầu "cơ bản" của EU và nguồn cung "cơ bản" của họ sẽ là 57 bcm. Nhưng IEA cho biết, mức tiêu thụ khí đốt của các quốc gia EU có thể giảm được tận 30 bcm nếu họ "thực hiện những hành động thiết yếu" (cụ thể là sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn, bao gồm cả thủy điện và hạt nhân).
Từ đó, khoảng cách sẽ rút xuống còn khoảng 27 bcm (tức khoảng 6,5% lượng khí đốt mà EU đã tiêu thụ vào năm 2021). Để giảm được mức tiêu thụ, EU cần những hành động bổ sung để đảm bảo cân bằng mức cung - cầu cho khí đốt trong năm 2023. Theo khuyến nghị của IEA, những hành động này cần phải thỏa 4 tiêu chí sau: Là những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; triển khai nhanh hơn năng lượng tái tạo; tăng tốc điện khí hóa hệ thống sưởi; thay đổi thói quen của người tiêu dùng.
Hy Lạp gợi ý cung cấp khí đốt cho Ukraine thay Nga Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis trong một phát biểu mới đây cho rằng, Hy Lạp có thể cung cấp khí đốt cho Ukrainethay Nga. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Theo đài RT, tại cuộc họp báo ở Alexandroupolis, ông Kyriakos Mitsotakis cho rằng, thành phố cảng Alexandroupolis có thể trở thành một trung tâm năng lượng lớn. "Hy Lạp đang trở...