Nhà ngoại giao Hà Lan bị đánh ở Nga
Một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Hà Lan ở thủ đô Mátxcơva đã bị đánh ngay tại căn hộ của ông, ít ngày sau khi một nhà ngoại giao Nga bị bắt trong thời gian ngắn ở La Hay.
Hình trái tim trên gương mà những kẻ tấn công để lại.
Nhà ngoại giao Hà Lan, được báo chí Nga nêu tên là Onno Elderenbosch, đã bị trói và bị đánh bởi các nam giới đóng giả là thợ điện.
Theo các nguồn tin trên báo chí Nga, những kẻ tấn công còn dùng son môi để vẽ hình một trái tim lớn trên chiếc gương trong nhà ông Elderenbosch, kèm theo các chữ cái LGBT (viết tắt của các từ đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới).
Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công.
Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans cho hay ông Elderenbosch đã bị thương nhẹ. Ông này nói thêm rằng ông đã triệu tập đại sứ Nga tại Hà Lan về vụ việc này.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Hà Lan Timmermans đã lên tiếng xin lỗi sau khi nhà ngoại giao Nga Dmitri Borodin tại La Hay bị đánh đập và bị bắt giữ trong vài giờ.
Video đang HOT
Ông Borodin đã bị bắt giữ vì bị tình nghi ngược đãi 2 đứa con nhỏ. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Hà Lan xin lỗi về vụ việc.
Quan hệ giữa Hà Lan và Nga đã trở nên căng thẳng sau vụ việc các nhà hoạt động của tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) bị bắt tại Nga hồi tháng trước.
Hồi tuần trước, Hà Lan đã bắt đầu một hành động pháp lý nhằm tìm kiếm tự do cho các nhà hoạt động, vốn bị truy tố về tội cướp biển sau một cuộc biểu tình trên một dàn khoan dầu ở Bắc Cực thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom.
Theo Dantri
Mỹ quyết "hạ" Assad vì tình hình "khẩn cấp"?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (14/10) bất ngờ tuyên bố, việc lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và thiết lập một chính phủ mới ở Syria là nhu cầu "khẩn cấp" lúc này. Phát biểu của ông Kerry khiến nhiều người cảm thấy bối rối trước lập trường khó hiểu của Mỹ bởi trước đó, nhà ngoại giao này còn khen ngợi chính quyền Assad về việc đã tích cực hợp tác trong thỏa thuận giải trừ vũ khí hóa học mà cộng đồng quốc tế đưa ra.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Trong cuộc gặp với đặc phái viên Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria - ông Lakhdar Brahimi ngày hôm qua, Ngoại trưởng Kerry đã phát biểu rằng, Tổng thống Assad không có tương lai và ông này cần phải bị truất quyền. Lật đổ ông Assad và thiết lập một chính phủ thay thế là nhu cầu "cấp thiết" lúc này, tờ Hill trích lời ông Assad cho biết.
"Đặc phái viên Brahimi và tôi, cũng như nhiều người khác, đã nhất trí với nhau rằng, không có giải pháp quân sự cho tình hình Syria . Và chúng tôi cũng tin rằng, việc đặt ra một ngày giờ chính xác để tổ chức một hội nghị hòa bình và tiến tới một đất nước Syria mới là việc làm cấp thiết. Chúng tôi tin rằng, Tổng thống Assad đã mất tính hợp pháp cần thiết để có thể trở thành một lực lượng có khả năng kết nối", Ngoại trưởng Kerry cho hay. Ông này nhấn mạnh, "cần phải có một thực thể lãnh đạo mới ở Syria có thể tạo ra hòa bình cho đất nước".
Lập trường trên của Mỹ chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc - hai cường quốc đứng trên cùng một chiến tuyến đối lập hòa toàn với các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria .
Nga và Trung Quốc nói rằng, Syria nên được phép tự quyết định, tự lựa chọn bộ máy lãnh đạo của đất nước họ. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov miêu tả những phát biểu mới nhất của ông Kerry là "hoàn toàn mang mục đích, ý đồ chính trị". Ông Lavrov cho biết, đó là những tuyên bố lạ kỳ trong bối cảnh những phát biểu trước đó của giới quan chức Mỹ về tình hình Syria .
"Các đối tác của chúng tôi hiện tại lại đang cố bám chặt lấy nhiệm vụ mang tính hệ tư tưởng là tìm cách thay thế chính quyền Syria bởi cách đó một vài năm, họ đã đưa ra tuyên bố rằng Tổng thống Assad dù thế nào cũng không có tương lai ngoài việc phải từ bỏ và ra đi. Tôi chắc chắn rằng, các nước phương Tây đang làm thế chỉ để chứng minh một điều rằng Trung Đông &'đang nhảy theo nhạc điệu của họ'", Ngoại trưởng Lavrov đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình của Nga.
"Phương Tây đã không thực hiện được lời hứa với Nga trong vấn đề Syria "
Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Nga đã lên tiếng chỉ trích, việc một nhóm đối lập chính ở Syria từ chối ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Geneve-2 do Nga, Mỹ đề xuất đã chứng tỏ một điều rằng, phương Tây thất bại trong việc thực hiện lời hứa của họ.
Hội đồng Quốc gia Syria (SNC) hôm 13/10 tuyên bố, lực lượng này sẽ không tham gia vào hội nghị hòa bình ở Geneva trong bối cảnh tình hình trong và ngoài Syria hiện nay. Lãnh đạo của nhóm SNC - ông George Sabra đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với kênh truyền hình al-Mayadeen. Ông này khẳng định, hội đồng của ông ta sẽ rút ra khỏi Liên minh Quốc gia Syria nếu liên minh này tham dự hội nghị ở Geneva
Theo lời ông Sabra, hội nghị hòa bình dự kiến diễn ra ở Geneva vào giữa tháng 11 tới sẽ chẳng đem lại được "điều gì có ích" và vì thế, SNC quyết không tham gia hội nghị này. SNC sẽ tham vấn, bàn bạc với những người Syria ở chiến trường, trong đó có lực lượng nổi dậy thuộc Quân đội Syria Tự do, để quyết định về bước tiếp theo của họ.
Tuyên bố thẳng thừng trên được SNC đưa ra ngày sau khi Liên minh Quốc gia Syria trước đó vừa ám chỉ sẽ tham dự hội nghị hòa bình ở Geneva . Hội nghị này là kết quả sau nỗ lực của hai cường quốc Nga, Mỹ nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria .
Việc SNC từ chối tham dự hội nghị Geneva cũng phản ánh mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe nổi dậy Syria cũng như sự bất mãn của lực lượng này khi những hy vọng của họ về việc lật đổ chính quyền Tổng thống Assad nhờ vào sự can thiệp quân sự từ bên ngoài gần như tan vỡ.
Đề cập đến diễn biến trên, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng, những phát biểu của ông Sabra "một lần nữa khẳng định cho chúng ta một điều là, chúng ta cần phải tổ chức hội nghị hòa bình đó càng sớm càng tốt".
Ngoại trưởng Lavrov cho hay, bất chấp những lời bảo đảm liên tục được đưa ra từ "các đối tác Mỹ của chúng tôi" về việc họ sẽ huy động được tất cả các thành phần, phe phái khác nhau trong lực lượng đối lập Syria đến tham dự hội nghị hòa bình "dưới cái ô của Liên minh Quốc gia Syria" nhưng kết quả rõ ràng là Mỹ đã chẳng làm được điều gì.
Đối lập với cái mà Nga gọi là sự thiếu ảnh hưởng của phương Tây đối với các phe nhóm đối lập Syria, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, Moscow đã dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép với chính phủ Syria và điều đó đang đem lại "những kết quả thực sự"
Hội đồng Quốc gia Syria được thành lập năm 2011 như là một chính phủ đối lập đang hoạt động lưu vong ở bên ngoài. SNC đã giành được sự công nhận hạn chế về mặt ngoại giao của một số nước, trong đó có Mỹ. Hồi tháng 11 năm ngoái, hội đồng này đã gia nhập vào Liên minh Quốc gia Syria lớn hơn. Đây là liên minh đã được 20 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Syria và giành được ghế đại diện của Syria trong Liên đoàn Ả-rập.
Chính quyền của Tổng thống Assad trước đó cho biết, họ sẵn sàng tham dự hội nghị Geneva-2 trên cơ sở không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào được đưa ra. Trong khi đó, hầu hết các phe nhóm nổi dậy Syria đều khăng khăng đòi đưa ra điều kiện là sự ra đi của ông Assad và bộ máy lãnh đạo của ông này là điều kiện tiên quyết để bảo đảm một giải pháp chính trị cho tình hình ở Syria .
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hà Lan xin lỗi vụ bắt giữ nhà ngoại giao Nga Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans đã lên tiếng xin lỗi Mátxcơva về vụ việc bắt giữ một nhà ngoại giao Nga hồi cuối tuần qua. Ông Borodin à Tham tán Đại sứ quán Nga tại Hà Lan. Vụ việc đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, khi Nga nói rằng nhà ngoại giao Dmitri Borodin đã bị...