Nhà nghỉ tăng giá bất thường ở Festival Huế
Nắm bắt nhu cầu du lịch của du khách trong dịp lễ hội Festival Huế 2016, nhiều nhà nghỉ, khách sạn với sự tiếp tay của “cò” đã “đội” giá phòng lên gấp đôi, thậm chí có cơ sở niêm yết giá một đằng, “bắt chẹt” khách một nẻo.
Một số nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng giá đột biến
Ngày 3/5, ông Nguyễn Văn Hà, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện cơ sở lưu trú Hương Vỹ tăng giá phòng bất thường. Tại thời điểm kiểm tra thực tế tại hoạt động cơ sở, giá phòng niêm yết tại lễ tân là 80.000-300.000 đồng/phòng, nhưng thực tế chủ khách sạn đã tăng giá với khách lên đến 700.000 đồng/ngày đêm, tăng lên gấp nhiều lần. Thanh tra sở đã lập biên bản và mời chủ khách sạn sáng ngày 4/5 đến tại Thanh tra sở để xử lý.
Trước ngày diễn ra lễ Festival, giá phòng được đội lên gấp 2, 3 lần so với giá gốc. Không những vậy, các chủ khách sạn và nhà nghỉ trên địa bàn còn tự ý nâng thêm giá ngày nghỉ lễ.
Anh Hoàng Dạ Vũ, một khách hàng đặt phòng nhà nghỉ để tham dự Festival 2016 phàn nàn: “Tôi đặt phòng đôi trước cho 3 ngày từ 28/4 đến 1/5 với giá theo yêu cầu của nhà nghỉ là 400.000 đồng (giá phòng thường ngày 150.000-200.000 đồng/phòng). Biết là giá cao hơn so với thường ngày nhưng chúng tôi vẫn đặt phòng. Nhưng đến ngày 30/4, chủ khách sạn báo là tăng giá phòng thêm 200 nữa vì lễ.”
Theo lời kể của anh Vũ, trước đó anh có liên lạc với một người tên Đức (xưng nhà nghỉ T.An) để đặt phòng đôi cho 3 người nghỉ từ ngày 28/4 đến 1/5. Sau đó, đến ngày 27/4, anh Vũ cùng 2 người bạn đến nhận phòng trước vì lý do khách quan. Chủ nhà nghỉ đã đồng ý với hợp đồng thuê phòng như giao kèo trước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau đó đến ngày 30/4, chủ nhà nghỉ báo lại với anh Vũ là tăng giá phòng thêm 200.000 đồng thành 600.000 đồng/ngày. Bức xúc trước việc chủ nhà nghỉ tự ý tăng giá phòng, những người khách này đã rời nhà nghỉ đi tìm chỗ khác.
Qua tìm hiểu, người tên Đức (nhà nghỉ T.An) thực chất là “cò” phòng khách sạn, nhà nghỉ trên đường Ngô Quyền. Theo đó, người này móc nối với các văn phòng tour lữ hành trên địa bàn TP Huế để kéo khách về các nhà nghỉ, khách sạn này. Các nhà nghỉ, khách sạn sẽ chi lại tiền cho người này.
Theo điều tra của phóng viên, người này sẽ tự “hét” giá và nhận số tiền vượt thêm so với giá phòng gốc mà các khách sạn, nhà nghỉ quy định.
Một khách sạn trên đường Ngô Quyền tiết lộ, trong những đợt nghỉ lễ và đặt biệt là các kỳ Festival, hầu hết các khách sạn và nhà nghỉ nhỏ đều tăng giá phòng cao hơn so với mức thường ngày. Điều này tùy thuộc vào “lương tâm” của mỗi chủ khách sạn, nhà nghỉ.
Chúng tôi đến khách sạn N.P trên đường Chu Văn An trong vai khách đến đặt phòng, lễ tân cho biết giá phòng có tăng so với thường ngày. Theo đó, giá phòng tăng thêm khoảng 100.000 đồng (giá phòng đơn 350.000 đồng, phòng đôi 450.000 đồng).
Ông Nguyễn Văn Hà, Chánh Thanh tra sở Văn hóa Thừa Thiên – Huế, cho biết, sau khi nhận được phản ánh của phóng viên, thanh tra đã cùng công an, các ban ngành đi kiểm tra và phát hiện có tình tạng tăng giá phòng so với niêm yết.
“Festival đã đi được hơn 2/3 chặng đường, tình hình vẫn đảm bảo, lượng du khách tăng hơn mọi năm. Tất nhiên, không loại trừ vẫn có chỗ này, chỗ nọ, chúng tôi sẽ rà soát và có hình thức xử lý nghiêm”, ông Hà nói.
Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch Thừa Thiên – Huế cho biết, ngay từ trước Festival, tỉnh đã yêu cầu thanh tra sở văn hóa tăng cường giám sát, niêm yết giá các địa điểm lưu trú trên địa bàn.
Theo_24h
Tôm tăng giá vẫn khuyến cáo chưa nên thả nuôi vì "ngại" hạn, mặn
Giá tôm tăng vọt, nhưng do hạn mặn kéo dài khiến việc nuôi tôm gặp khó dẫn đến các nhà máy chế biến chỉ sản xuất "cầm chừng" do thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp Cà Mau vẫn khuyến cáo người dân không nên vội vàng thả nuôi bởi hạn mặn vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Tôm tăng giá nhưng người dân không giám thả nuôi vì "ngại" hạn, mặn
Thông tin mới nhất từ Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, tình hình biến đổi khí hậu, xâm mặn kéo dài đã kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống và việc nuôi trồng thủy sản của người dân. Với diện tích ao, đầm nuôi tôm công nghiệp trên 9.700 ha, nông dân Cà Mau chỉ thả nuôi được 3.000 ha, vùng nuôi tôm quản canh thì không dám thả giống nuôi nên dẫn đến lượng tôm nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm, giá tăng cao.
Ông Ngô Thành Lĩnh - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP) thông tin, năm nay, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu xảy ra rất sớm, hiện chỉ đáp ứng khoảng 42% công suất.
Tuy hiện tại, nhiều nông dân đã cải tạo ao, đầm chuẩn bị thả giống nuôi mới nhưng gần 3 tháng sau mới thu hoạch, trong khoảng thời gian này các nhà máy tiếp tục "đói" nguyên liệu, từ đó thu nhập của công nhân thiếu ổn định.
"Những tháng đầu năm của các năm trước đây, nguồn tôm nguyên liệu trong tỉnh thừa đáp ứng cho các các nhà máy chế biến thuỷ sản, nhưng năm nay nguồn tôm nguyên liệu lại thiếu trầm trọng, không biết với cái nắng như thế này thì thời gian tới sẽ còn ra sao nữa", ông Lĩnh lo lắng.
Theo dự báo, thời gian tới, thời tiết nắng nóng, độ mặn tăng cao (độ mặn hiện ở Cà Mau ở mức từ 35-37 phần ngàn - PV), khu vực nội đồng sản lượng tôm sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Vào thời điểm này, nông dân cũng đang vào vụ nuôi tôm chính, nếu thời tiết đang tiếp tục nắng nóng, độ mặn trong nước tăng cao, chưa có nguồn nước pha loãng nên hiệu quả việc nuôi tôm của người dân vẫn đang là một câu hỏi nan giải.
Trước tình trạng nói trên, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên vội vàng xuống giống bởi rủi ro cao do hạn, mặn vẫn đang gay gắt.
Nguyễn Linh
Theo_Người Đưa Tin
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đồng hành với ngư dân, tiêu thụ hải sản Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có buổi làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường. Tại đây, Thủ tướng đã yêu cầu các ban ngành địa phương cần đồng hành với ngư dân, sẵn sàng đứng ra thu mua hải sản. Đến nay Hà Tĩnh đã thu mua hơn 55 tấn hải sản,...