NHA: Năm 2020 dự kiến lãi 32 tỷ đồng giảm 63% so với 2019, trình phương án chuyển sàn sang HoSE
Năm 2020 Đô thị Nam Hà Nội (NHA) dự kiến doanh thu giảm nhẹ 6% nhưng LNTT chỉ ở mức 32 tỷ đồng giảm 63% so với 2019.
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã CK: NHA) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 dự kiến họp vào ngày 9/6 sắp tới.
Năm 2020 dự kiến lãi giảm 63% so với 2019
Kết thúc năm 2019 NHA đạt 170 tỷ đồng doanh thu vượt 6% kế hoạch và LNST đạt 68,3 tỷ đồng cao gấp hơn 3 lần con số mục tiêu lãi của cả năm 2019 – Đây cũng là con số lãi cao nhất trong lịch sử niêm yết của công ty. Mức cổ tức đã thực hiện cho năng 2019 là 16% cao hơn so với con số kế hoạch chỉ là 10%.
Sang năm 2020, NHA đặt mục tiêu doanh thu đạt 160 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 32 tỷ đồng lần lượt giảm 6% và 63% so với thực hiện 2019. Kết thúc quý 1/2020, NHA đạt 17,8 tỷ đồng doanh thu giảm 33% so với cùng kỳ, LNST đạt 5,2 tỷ đồng tăng 73% so với quý 1/2019. Như vậy kết thúc quý 1 NHA đã hoàn thành được 11% mục tiêu về doanh thu và 20% mục tiêu về lợi nhuận.
Chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HoSE
NHA cho rằng việc niêm yết trên sàn HoSE là cơ hội để quảng bá hình ảnh Tổng công ty, nâng cao vị thế của TCT trên thương trường, tạo sức hấp dẫn cho các đối tác là nhà cung cấp và các khách hàng của Tổng công ty; Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của TCT, tăng lợi ích cho cổ đông khi muốn giao dịch cổ phiếu NHA đồng thời tăng tính hấp dẫn của cổ phần đối với nhà đầu tư khi TCT thực hiện phát hành tăng vốn; Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE giúp TCT nâng cao tính chuyên nghiệp về quản trị, điều hành và tăng tính minh bạch trong công bố thông tin.
Video đang HOT
Theo đó HĐQT trình cổ đông triển khai phương án hủy đăng ký niêm yết cổ phiếu trên HNX và niêm yết cổ phiếu trên HoSE. Ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời điểm thích hợp.
Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 240 tỷ đồng
HĐQT cũng trình đại hội phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, theo đó công ty dự kiến phát hành gần 6,3 triệu cổ phiếu tỷ lệ phát hành 36%, giá phát hành 10.000 đ/CP. 62,85 tỷ đồng thu được sau đợt phát hành sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động.
Bên cạnh đó NHA cũng sẽ phát hành cổ phiếu thưởng cho CBCNV theo chương trình lựa chọn cho người lao động. Theo đó 400.000 cổ phiếu dự kiến sẽ được phát hành thêm tương đương tổng giá trị dự kiến phát hành là 4 tỷ đồng.
Sau các đợt phát hành này, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 174,6 tỷ đồng lên 240 tỷ đồng. Hiện trên sàn giá cổ phiếu NHA đang đứng ở mức 10.200 đ/CP.
VNDIRECT dự đoán VN-Index tăng hơn 20% trong năm 2020
Với ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn VN-Index trong năm 2020 sẽ tăng 18% so với cùng kỳ, VNDIRECT cho rằng chỉ số có thể tăng 20,7% lên 1.160 điểm.
VN-Index được dự báo tăng 20,7%
CTCK VNDIRECT (VND) cho biết, có hai áp lực chính lên TTCK Việt Nam trong năm 2019 bao gồm tăng trưởng lợi nhuận chậm lại của các doanh nghiệp niêm yết và việc thắt chặt tín dụng đối với các ngành rủi ro cao như BĐS và đầu tư chứng khoán, điều này làm nở rộ thị trường trái phiếu doanh nghiệp lợi suất cao.
Mặc dù khả năng Việt Nam nâng hạng lên thị trường mới nổi MSCI vẫn còn bỏ ngỏ, triển vọng năm 2020 của TTCK sẽ tươi sáng hơn vì hầu hết những lo ngại kể trên đã được phản ánh vào định giá của thị trường trong khi tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong năm 2020 sẽ tăng tốc từ mức thấp của năm ngoái nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc.
Tính tại ngày 25/12/2019, VN-INDEX được định giá ở mức P/E trượt 15,3 lần, thấp hơn so với các thị trường trong khu vực cũng như có chỉ số PEG hấp dẫn hơn.
VND ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn VN-INDEX trong năm 2020 sẽ tăng 18% so với cùng kỳ. Kỳ vọng P/E trượt của VN-INDEX sẽ ổn định khoảng 15,3 lần trong năm 2020 và chỉ số VN-INDEX tăng 20,7% lên 1.160 điểm vào cuối năm 2020.
Không có nhiều rủi ro giảm giá đối với thị trường trong khi đó động lực tăng giá bao gồm việc MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi sớm hơn dự kiến và khả năng IPO của một số cái tên đáng chú ý như Bamboo Airways, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, CTCP Gỗ An Cường. Các doanh nghiệp mới niêm yết có thể trở thành tâm điểm và thu hút thêm dòng vốn quay trở lại thị trường.
Chờ nâng hạng nhưng tỷ trọng trong rổ chỉ số Thị trường cân biên sẽ tăng
Dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam, VND đánh giá Việt Nam có thể được nâng hạng lên Thị trường mới nổi trong hai đến ba năm tới.
Đối với MSCI, trong kịch bản tốt nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được thêm vào Danh sách theo dõi để nâng hạng từ Thị trường cận biên lên Thị trường mới nổi trong đợt đánh giá thường niên vào tháng 6/2021 và được chính thức nâng hạng lên Thị trường mới nổi trong đợt đánh giá thị trường thường niên vào tháng 6/2022.
Trong khi với FTSE, Việt Nam có thể được nâng hạng chính thức lên Thị trường mới nổi thứ cấp trong đợt đánh giá thị trường thường niên vào tháng 9/2021.
Nếu thị trường chứng khoán được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam có thể thu hút hơn 1 tỷ USD từ các quỹ đầu tư theo dõi chỉ số MSCI Emerging Markets Index và MSCI Emerging Markets Index cũng như Vanguard FTSE Emerging Markets ETF.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn có nhiều khả năng được nâng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index vào năm 2020. Nhờ việc Kuwait có thể được thêm vào MSCI Emerging Markets Index vào tháng 6/2020. Tỷ trọng của Việt Nam trong MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index có thể tăng lên 25,8% và 30% theo ước tính của MSCI.
Theo ước tính, nếu Kuwait được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nhận khoản đầu tư xấp xỉ 200 triệu USD từ các quỹ giao dịch theo chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index.
Quy mô của dòng vốn đầu tư có thể còn lớn hơn ở mức 250-270 triệu USD, nếu xem xét các quỹ khác bao gồm các quỹ chủ động và các quỹ thụ động như MSCI Frontier Emerging Markets Index hay S&P/BNP Mellon New Frontier Index. Dòng vốn này sẽ cải thiện thanh khoản thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Khó trông đợi vào kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn
Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg, tổng số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải cổ phần hóa trong giai đoạn 2019-20 là 93, bao gồm một số tên tuổi lớn như Agribank (Chưa niêm yết), Mobifone (Chưa niêm yết), VNPT (Chưa niêm yết), Vinacafe (Chưa niêm yết) và Vinachem (Chưa niêm yết). Tuy nhiên, mục tiêu được cho rằng khó có thể đạt được vì các nút thắt trong quá trình cổ phần hóa chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến định giá đất. Đáng chú ý, chỉ có ba DNNN đã hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2019.
Ngoài ra, việc thoái vốn của Chính phủ tại các doanh nghiệp niêm yết như CTCP Sữa Việt Nam (VNM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA), Tập đoàn FPT (FPT) và TCT Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) cũng sẽ được thực hiện trong ngắn hạn, có thể vào năm 2020.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Phạt nặng uống bia, tỉ phú Thái mất cả ngàn tỉ đồng Sau một tuần Nghị định 100/2019 chính thức có hiệu lực thì một loạt công ty bia niêm yết trên thị trường chứng khoán mất một khoản lớn giá trị vốn hóa. Sabeco - một thương hiệu bia Việt nhưng là con gà đẻ trứng vàng cho người Thái có lẽ thấm đòn nhất. Đến nay cổ phiếu Sabeco đã mất tổng cộng...