Nhà máy xử lý rác nghìn tỷ đốt… lộ thiên
Tổng kinh phí đầu tư lên tới 1.439 tỷ đồng nhưng Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum đốt lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường.
Nhà máy xử lý rác bằng cách đốt lộ thiên.
Sống chung với ô nhiễm
Thời gian qua, nhiều người dân sinh sống trên phường Ngô Mây (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) vô cùng bức xúc với vấn đề môi trường sống. Bởi Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum xử lý rác thải bằng cách đốt, gây ô nhiễm môi trường.
Ông Phạm Văn Thuần (thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây) cho hay, mặc dù nhà máy xây dựng với quy mô lớn. Tuy nhiên, hàng ngày nhà máy này vẫn xử lý rác thải bằng cách đốt, khiến khói bụi bay mù mịt.
“Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 15 – 20 giờ nhà máy lại đốt rác khiến khói bụi bay mù mịt. Mùi hôi thối cũng theo gió bay vào khu dân cư khiến cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn”, ông Thuần nói.
Trong hoàn cảnh tương tự, anh Trần Anh Dũng cho biết, nhà máy rác đã có từ nhiều năm nay. Ngày nào cũng có hàng chục xe rác ra vào khu vực này. Trong khuôn viên nhà máy rác chất cao, ruồi muỗi bu đen kịt.
“Mỗi lần nhà máy đốt rác thì khói bụi giăng khắp trời. Từng cột khói cao vút, đen ngòm cứ thế bay vào nhà dân. Nó khiến cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng. Lo sợ sức khỏe bị đe dọa, chúng tôi phải thường xuyên đóng cửa.
Người dân chúng tôi đã ý kiến lên các cơ quan chức năng nhiều lần. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý tình trạng này để người dân yên tâm sinh sống, làm việc”, anh Dũng nói.
Theo ghi nhận của chúng tôi, bên trong khuôn viên nhà máy, nhiều đống rác được chất cao như núi. Nhà máy tái chế một phần rác thải để làm phân bón. Số không tái chế được chất đống. Đáng ra, số rác này phải chôn hoặc đốt trong lò. Nhưng vì nhà máy này chưa có lò đốt và hết chỗ chôn nên để lộ thiên và cháy âm ỉ.
Khói bụi từ bãi rác theo gió bay vào khu dân cư gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đầu tư nghìn tỷ, đốt rác lộ thiên
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum được khởi công xây dựng vào tháng 12/2015. Dự án có tổng kinh phí đầu tư lên tới 1.439 tỷ đồng, công suất xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm.
Ông Nguyễn Quốc Vương, Trưởng phòng TNMT TP Kon Tum cho biết, theo nguyên tắc, rác sau khi được thu gom và đưa về nhà máy sẽ được phân loại. Số rác được xử lý có thể làm phân hữu cơ, hoặc tái chế. Những thành phần không thể xử lý sẽ được đốt trong lò tránh gây ô nhiễm môi trường. Khoảng cuối năm 2019, người dân tại phường Ngô Mây đã phản ánh về việc Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum đốt rác lộ thiên, gây khói bụi, ô nhiễm.
Ngay sau đó, Phòng TNMT đã phối hợp cùng UBND phường kiểm tra. Tại đây, công ty cho biết chưa đầu tư lò đốt nên phải đốt trực tiếp tại vị trí bãi rác cũ. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum cho hay, đến đầu năm 2020 sẽ đầu tư hoàn thiện lò đốt rác để xử lý triệt để lượng rác sau khi được phân loại.
Video đang HOT
Phòng TNMT cũng yêu cầu công ty thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, công ty cũng không được phép đốt rác xung quanh khu vực nhà máy tránh phát sinh khói thải, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Phòng TNMT cũng đề nghị UBND phường Ngô Mây giám sát mọi hoạt động của Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum. Nếu phát hiện đơn vị này vi phạm thì sẽ lập biên bản, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Ông Huỳnh Thúc Viên, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Kon Tum) thông tin, trong phương án, Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum phải có lò đốt rác với công suất 1,5 tấn/giờ. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị này chưa xây dựng được với lý do thiếu kinh phí.
“Nhà máy xử lý và tái chế rác thải không được đốt lộ thiên. Như vậy là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường. Đơn vị sẽ cho kiểm tra và tiến hành xử lý nghiêm theo quy định”, ông Viên khẳng định.
Hai "gã khùng" liều đi nuôi "chim trời tiền tỷ" ở Kon Tum
Với khát vọng tạo nên một thương hiệu mang "hơi thở" núi rừng Kon Tum, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm chấp nhận bị gọi là "khùng", dồn thời gian, tiền bạc và tâm huyết nuôi loài chim được ví như lộc trời - chim yến.
1.Khi ráng chiều tắt dần sau dãy núi xanh lam, trên nền trời xám bắt đầu xuất hiện từng bóng đen nhỏ bé vun vút từ xa lao tới, rồi hợp thành đàn, bay quẩn trên nóc nhà, ríu rít kêu tìm bạn trước khi chui vào căn nhà cao lênh khênh, kín như hộp diêm. Loáng cái, trên đầu chúng tôi rợp những đôi cánh nhỏ bé.
Chim yến tìm về "nhà" sau một ngày kiếm ăn. Ảnh: TH .
Miên man ngắm nhìn những đôi cánh đang vi vút đập gió ấy mà trong tôi cồn lên suy nghĩ: Nếu đổi lại là mình, liệu có dám dốc hết vốn liếng, vay thêm ngân hàng để thực hiện cuộc phiêu lưu "5 ăn 5 thua" này không?
Như đoán được suy nghĩ của tôi, Đặng Xuân Hùng cười lớn: Thế thì người ta mới gọi chúng tôi là "hai gã khùng" chứ. Đùa thôi, chứ để nuôi yến thành công, vốn đầu tư là một chuyện, ăn nhau là ở tinh thần ham học hỏi, nắm bắt kỹ thuật và một chút may mắn nữa.
Và rồi, trong ánh sáng chạng vạng, trong tiếng ríu rít tần số cao của hàng ngàn con chim yến về tổ, tôi đã được nghe 2 ông chủ nhà nuôi yến trải lòng xung quanh những vui buồn đã qua và những trăn trở, dự định trong tương lai.
Hai con người, hai tính cách ngỡ như trái ngược ấy lại tâm đầu ý hợp trong "chuyện làm ăn", và chẳng bao lâu sau, cả hai phát hiện rằng, hóa ra "chúng ta" có khá nhiều điểm chung, ít nhất là sự đam mê nuôi yến, sự quyết liệt, bài bản trong công việc và cả một chút... máu liều.
Không ít người ở Kon Tum đã và đang nuôi yến. Người ta truyền tai nhau rằng, việc đầu tư xây nhà nuôi yến chứa đựng rủi ro cao bởi vì xây nhà xong chưa chắc yến đã vào, vào chưa chắc đã ở, ở chưa chắc đã làm tổ hoặc làm tổ ít, từng có những dự án thất bại, qua cả năm trời mà chỉ lơ thơ dăm ba cặp yến tìm về. Trong bối cảnh ấy, việc đổ tiền nuôi yến rõ ràng là liều - Đinh Xuân Tâm nhớ lại.
Có một điều may mắn là, Đặng Xuân Hùng từng sinh sống mấy năm ở Khánh Hòa - vùng đất có truyền thống làm nghề khai thác tổ yến trên đảo trước đây, và nuôi yến nhà sau này. Khi ấy, dù không nghĩ rằng sau này chính mình sẽ nuôi yến, nhưng do yêu thích mà Hùng đã bỏ nhiều công sức, thời gian tìm hiểu về chim yến, nên anh khá am hiểu tập tính và môi trường sinh sống của chúng.
Khu nhà nuôi yến được đầu tư bài bản, với quy trình kỹ thuật khắt khe. Ảnh: TH
Năm 2018, bằng kinh nghiệm của mình, Đặng Xuân Hùng lờ mờ đoán được rằng, khu đất rộng cả mấy héc ta ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum của gia đình có thể làm nhà nuôi yến được, bởi ở đây thoáng đãng, sát cánh đồng nên không ảnh hưởng đến những nhà xung quanh, lại có ao hồ. Đặc biệt hơn cả, vào những buổi chiều cho cá ăn, Hùng phát hiện có những cánh yến lượn lờ, chấp chới trên mái nhà.
Vì vậy, sau nhiều đêm dài trăn trở, suy nghĩ, bàn bạc, tranh luận, Đặng Xuân Hùng và Đinh Xuân Tâm quyết định khởi đầu "cuộc phiêu lưu" mới: nuôi yến.
2.Nhưng "lờ mờ đoán" là một chuyện, để bắt tay vào làm lại đòi hỏi phải có nghiên cứu, có "luận cứ, luận chứng" thuyết phục đàng hoàng, không thể làm lụi được. Bài học thất bại của một số người đi trước còn đó.
Chúng tôi quyết định đi tìm thuê các chuyên gia giỏi về khảo sát, xác định vùng hoạt động của chim yến. Hàng tháng trời quan sát bằng mắt thường, sau đó là sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thử âm trong các buổi chiều, từ 16h-18h (là khung giờ chim kiếm ăn về). Kết quả thử mỗi ngày (lượng chim, hướng chim bay) đều được quan sát và ghi lại cụ thể làm cơ sở để đánh giá- Đặng Xuân Hùng kể.
Đặng Xuân Hùng (thứ 2 từ trái sang) giới thiệu về sản phẩm yến sào. Ảnh: TH
Sau thời gian dài nghiên cứu, xác minh thực tế, các chuyên gia đã khẳng định có thể xây dựng nhà nuôi yến ở 2 vị trí, tại khu rừng cao su ở xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum), và tại khu vườn của gia đình Đặng Xuân Hùng (ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây), bởi nơi đây nằm trúng luồng chim yến từ Khánh Hòa lên, từ Lào sang.
Ngay lập tức ý tưởng được triển khai với sự bài bản hiếm thấy. Cả hai chạy đôn chạy đáo hoàn tất các thủ tục, từ rà soát quy hoạch, khai báo với phòng chức năng đến xin phép xây dựng, tìm đầu mối cung ứng nguyên vật liệu đạt chuẩn, mua sắm trang thiết bị... "Đã làm là phải bài bản, đàng hoàng, không thì thôi" - Hùng từng đốp chát lại một người bạn khi người này cho rằng đang làm việc thừa, vì "bao nhiêu người làm rồi, có ai kỹ như vậy đâu".
Xét cho cùng đây cũng là điều nên làm, vì nguồn vốn đầu tư không hề ít. Chi phí cho khu nhà nuôi yến ở tổ dân phố 1, phường Ngô Mây (xây nhà, mua sắm trang thiết bị...) hết khoảng 1,3 tỷ đồng; chi phí cho khu nhà nuôi yến ở xã Đăk Cấm cũng xấp xỉ, chưa biết kết quả thế nào, đầu tư ban đầu mất đứt 2,5 tỷ đồng, phần lớn là vốn vay ngân hàng, nên chẳng dại gì mà làm kiểu chụp giật.
Bắt tay vào làm rồi mới thấy, nuôi yến khó thật. Có người nói, nuôi chim yến dễ vì không cần phải lo lắng về việc lựa chọn con giống, cũng không cần phải lo lắng về nguồn thức ăn cho chim vì sáng sớm chúng bay ra khỏi tổ đi kiếm ăn, chiều tối mới trở về. Nhưng trên thực tế, nếu muốn thành công, phải tuân thủ những quy trình kỹ thuật khắt khe.
Hệ thống sấy tổ yến. Ảnh: TH
Trước hết là trong xây dựng và lắp đặt thiết bị. Muốn thu hút chim yến về ở nhiều và nhanh, nhà nuôi yến phải đảm bảo các yêu cầu sau "mưa không ồn, nắng không nóng, thoáng không khí, không lọt sáng, ngăn phòng hợp lý, tạo đường bay độc lập". Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên, yến có về thì cũng sẽ đi.
Ở tỉnh ta, đặc thù khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, nên nhà nuôi yến còn phải lắp đặt hệ thống sưởi khi thời tiết lạnh, hệ thống làm mát khi thời tiết nóng, luôn đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến từ 27-300C, độ ẩm từ 65% - 80%. Vì vậy, trong nhà yến còn phải lắp đặt hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm không khí.
Xây dựng xong nhà nuôi, lắp đặt hoàn tất trang thiết bị, bật loa lên, cả 2 bỏ ăn bỏ ngủ thấp thỏm rình coi yến có về không. Khi những cặp yến đầu tiên lượn vòng trên nóc nhà rồi theo "cửa" chui vào, chúng tôi mừng đến phát khóc, sau đó, yến về ngày một nhiều, chưa đầy năm đã được hàng ngàn cặp, và may mắn thay, đúng 1 năm sau, chúng tôi đã được thu hoạch mẻ đầu tiên - Hùng hào hứng.
Theo giải thích của anh, gọi là may mắn vì không phải ai nuôi yến cũng thành công, hoặc nếu thành công thì cũng phải vài ba năm sau mới được thu hoạch.
Đinh Xuân Tâm và Đặng Xuân Hùng với mẻ tổ yến đầu tiên. Ảnh: TH
3.Trong căn nhà gỗ nhỏ xinh được bọc kính dày xung quanh, chị Hồng (vợ Đặng Xuân Hùng) đang tỉ mẩn dùng nhíp nhặt nhạnh từng mảnh tạp chất, lông chim li ti trong tổ yến. Có lẽ đây là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, dẻo dai và kiên nhẫn nhất mà tôi từng biết.
Dụng cụ để làm sạch tổ yến thô cũng khá đơn giản, gồm thau sạch màu trắng hoặc màu nhạt để dễ thấy lông lẫn trong tổ yến; nhíp gắp; rây sạch, có lỗ nhỏ; muỗng; đĩa hay chén để đựng yến sạch.
Chăm chú gắp từng mẩu tạp chất màu đen nổi lên giữa nền trắng của tổ yến, chị Hồng cho biết, việc thu hoạch tổ yến cũng có mùa, người nuôi phải tránh thời gian chim yến làm tổ và sinh sản (khoảng tháng chạp năm trước đến hết tháng giêng năm sau). Vì vậy, người nuôi thường thu hoạch tổ yến ở 3 thời điểm: trước khi chim đẻ trứng; khi chim yến đẻ được 2 quả trứng; sau khi chim yến đã rời tổ. Việc thu hoạch ở mỗi thời điểm đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau.
Theo chị Hồng, hiện nay, mỗi tháng 2 nhà yến cho thu hoạch khoảng 5-6 kg, đáng mừng là sản lượng đang tăng dần bởi đàn chim đã "an cư lạc nghiệp" và sinh sản không ngừng.
Sản phẩm "Yến sào Kon Tum" hiện được bán với giá vừa phải: 25 triệu đồng/1kg yến thô; 5 triệu đồng/kg yến tươi; 40 triệu đồng/kg yến tinh đã làm sạch, sấy khô. Tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến mua nhưng không được vì sản lượng có hạn.
Sau khi thu hoạch, tổ yến thô được làm sạch nếu khách hàng có yêu cầu. Ảnh: TH
Điều đáng nói là ngay từ khi triển khai ý tưởng nuôi yến, hai "gã khùng" đã nghĩ ngay đến việc xây dựng thương hiệu yến sào Kon Tum một cách nghiêm túc, bài bản nhằm giúp người tiêu dùng phố núi tiếp cận được những sản phẩm yến nhà chất lượng và uy tín.
Được biết, hiện nay, ở Kon Tum đã có một số người đầu tư nuôi yến, nhưng tất cả đều chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu một định hướng bài bản về phát triển cũng như xây dựng thương hiệu.Xuất phát từ thực tế đó, tháng 4/2019, Hùng và Tâm đã quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Yến sào Kon Tum lên Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngày 20/1/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, không lâu nữa, cơ sở nuôi yến của hai người sẽ được công nhận sở hữu nhãn hiệu này.
Trên thị trường đã có các thương hiệu Yến sào Khánh Hòa, Yến sào Bình Thuận, Yến sào Phú Yên..., vậy thì sao không thể có Yến sào Kon Tum? Tôi nghĩ rằng, nếu chúng tôi quyết tâm, hoàn toàn có thể đưa tên Kon Tum vào "bản đồ" yến sào Việt Nam - Đinh Xuân Tâm bộc bạch.
Bỗng dưng tôi nhớ lại hình ảnh những đôi cánh nhỏ vi vút đập gió tìm về "nhà" trong ráng chiều, và có niềm tin mãnh liệt rằng, khát vọng về một thương hiệu riêng cho yến sào phố núi của hai "gã khùng" sẽ trở thành hiện thực.
Có người nói 2 cậu ấy... khùng, khi bỏ hàng tỷ đồng ra để "đánh bạc", để "mơ hái lộc trời", trong khi một số người đi trước đang lao đao, lại còn đăng ký nhãn hiệu gì đó nữa. Nhưng tôi thì tin rằng họ sẽ thành công. Bởi tôi đọc được trong ánh mắt, trong cách làm của họ sự quyết tâm và khát vọng chinh phục mục tiêu phía trước- một người từng nuôi yến đã nói về ặng Xuân Hùng và inh Xuân Tâm như vậy.
Thành Hưng
Khó khăn trong phân loại rác tại nguồn Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tại Đồng Nai, đề án phân loại rác tại nguồn (PLRTN) được thí điểm lần đầu năm 2008, đến năm...