Nhà máy sữa hiện đại nhất châu Á do robot vận hành
Vinamilk dự kiến khai thác 2 siêu nhà máy sản xuất sữa vào cuối tháng 4, sau hơn một năm khởi công. Với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, 2 dự án này được đánh giá là hiện đại nhất khu vực.
Cả 2 nhà máy được Vinamilk xây dựng bằng nguồn vốn tự có. Trong đó, Nhà máy sữa bột Việt Nam được xây dựng tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tỉnh Bình Dương trên diện tích 6 ha. Mỗi năm, sản lượng sữa bột cung ứng ra thị trường vào khoảng 54.000 tấn, cao gấp 4 lần công suất hiện có của Vinamilk. Nhà máy này được trang bị hệ thống khép kín, tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng lon, thùng, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhà máy thứ hai đặt tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương. Dự án nằm trên diện tích đất rộng 20 ha, cung ứng ra thị trường giai đoạn một khoảng 400 triệu lít sữa mỗi năm – tương đương với tổng lượng sữa sản xuất từ 9 nhà máy của Vinamilk hiện nay. Giai đoạn 2, Vinamilk sẽ nâng công suất nhà máy lên 800 triệu lít sữa mỗi năm.
Robot đang tìm những bình ắc quy đã được sạc đầy để tự thay thế khi năng lượng gần cạn.
Video đang HOT
Vinamilk cho hay điểm đặc biệt của nhà máy này là quy trình sản xuất hoàn toàn tự động hóa. 19 robot tại nhà máy sẽ đảm nhận các hoạt động gồm vận chuyển bao bì từ kho sang phòng rót, nhóm vận chuyển bao bì sang phòng lắp máy (đóng gói sản phẩm) và cuối cùng là những robot mang thành phẩm về kho thông minh. Tất cả robot đều sử dụng công nghệ điều khiển lazer, hiệu quả hoạt động cao so với lao động chân tay.
“Việc sử dụng robot trong vận hành nhà máy sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí, cũng như sức lao động của con người. Những robot khi “đói” sẽ biết tự động đến khu vực sạc bình ắc quy, rút bình đã cạn năng lượng vào ngăn sạc, chọn lấy bình nào đã được sạc đầy và tự thay mà không cần có sự can thiệp của kỹ thuật viên”, đại diện Vinamilk chia sẻ.
Buộc người kinh doanh phải tuân thủ
Các quy định siết chặt quản lý an toàn vệ sinh thực phẩmthức ăn đường phố mà Bộ Y tế vừa ban hành được dư luận vừa ủng hộ vừa lo ngại về tính khả thi.
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, TS Lâm Quốc Hùng (ảnh), Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, cho biết:
Quy định tại Thông tư 30 của Bộ Y tế "Quy định điều kiện an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố" chỉ đưa ra những yêu cầu tối thiểu, cơ bản, như: có dụng cụ che đậy tránh bụi bẩn côn trùng có kẹp gắp hoặc găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ăn ngay, thực phẩm kê cao cách mặt đất tối thiểu 60 cm...
Với quy định người bán hàng phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức, vậy việc này sẽ thực hiện như thế nào?
Đây là việc bắt buộc người kinh doanh phải nắm được và tuân thủ để phòng bệnh lây nhiễm từ thực phẩm cho cộng đồng. Ví dụ như bàn tay chứa nhiều vi khuẩn, chất thải nhiễm bẩn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm vì vậy cần có dụng cụ để đảm bảo các yếu tố nguy cơ không ô nhiễm với thực phẩm ăn ngay. Hay thúng xôi thay vì để ngay trên vỉa hè, sát miệng cống thì sẽ phải kê cao lên trên giá, kệ.
Tôi nghĩ đó không phải là yêu cầu xa xỉ, đắt đỏ mà chỉ hết sức cơ bản và tối thiểu, cũng không phải làm khó cho người kinh doanh mà là bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nếu có sức chứa 50 người ăn cần có ít nhất 1 bồn rửa tay. Cần có ít nhất một nhà vệ sinh với cơ sở kinh doanh thực phẩm có quy mô 25 người ăn. Đây là điều kiện tối thiểu để đảm bảo vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm.
Người bán xôi cũng phải có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm - Ảnh: Khả Hòa
Nhưng quy định về nguồn gốc thực phẩm xem ra là rất xa vời vì việc mua bán của họ là nhỏ lẻ, không hóa đơn?
Tôi xin giải thích thế này, ví dụ như nồi xôi thì không ai đòi hóa đơn chứng từ của xôi vì chủ nấu ra, nhưng thịt hay ruốc, trứng, xúc xích bán kèm xôi thì phải có nguồn gốc vì liên quan đến kiểm dịch. Để chắc rằng thịt đó không phải từ gia súc gia cầm bệnh, cũng như liên quan đến chất bảo quản được sử dụng đúng trong thực phẩm.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện? Còn các cơ sở thức ăn đường phố sẽ tham gia tập huấn ở đâu?
Nơi triển khai thực hiện tập huấn là UBND các xã, phường. UBND xã phường chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn mình. Thực hiện khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe là thẩm quyền của y tế từ tuyến quận huyện. UBND các cấp theo phân quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra, quản lý các cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn.
Những trường hợp tham gia tập huấn, đăng ký với phường, xã nơi mình cư trú. Dù đó là người định cư lâu dài có đăng ký hộ khẩu hay người từ tạm trú đều có thể đăng ký với địa phương để tham dự tập huấn. Ngược lại, UBND xã, phường có trách nhiệm tổ chức và thông báo để người dân trên địa bàn có nhu cầu biết và tham gia.
An toàn thực phẩm là "cuộc chiến" lâu dài đòi hỏi sự đồng lòng trách nhiệm của cơ quan quản lý, chính quyền người tham gia kinh doanh, người tiêu dùng. Hơn 400.000 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên cả nước không thể đồng loạt hoàn thành các yêu cầu ngay, nhưng chính quyền các địa phương quan tâm thì chắc chắn có biến chuyển, vấn đề là có làm hay không.
Theo TNO
VN chưa có sữa nhiễm xạ, trà thuốc sâu Đây là khẳng định của Cục An toàn Thực phâm, Bô Y tê trước những thông tin vê viêc trên thị trường Viêt Nam xuât hiên loại sữa nhiêm phóng xạ và trà có thuôc trừ sâu. Mới đây, Cục An toàn Thực phâm - Bộ Y tế cho biêt Văn phòng đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn Meiji tại Việt...