Nhà máy sản xuất alumin gặp sự cố vỡ ống chứa xút
Khi vận hành thử máy móc, cổ ống của một máy bơm hóa chất (cụ thể là kiềm (xút) để dùng chảy thử alumin) bị vỡ tràn gần 10m3 kiềm ra khu vực sân nhà máy, thẩm thấu xuống khu vực đất liền kề khoảng 600m2.
Chiều nay (28.7), ông Ngô Xuân Lộc, Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông đã có phát ngôn chính thức về sự cố xảy ra tại nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (thuộc Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông).
Tình trạng cá chết trên suối Đắk Dao chiều 23.7
Theo đó, khoảng 8 giờ 14′ ngày 23.7, nhân viên vận hành khu chứa kiềm (A03) khởi động bơm kiềm S002b thì phát hiện tiếng kêu lạ nên cho dừng bơm. Sau đó, phát hiện cổ ống đẩy của bơm bị vỡ làm một lượng kiềm từ bồn A03-YH1S001b chảy ra ngoài. Ngay sau đó, cán bộ phòng An toàn môi trường của Công ty điện báo lãnh đạo và các phòng liên quan về sự cố trên; phối hợp với nhân viên vận hành trong ca của phân xưởng cô đặc khóa van đầu bơm không cho kiềm thất thoát ra ngoài. Khoảng 4 phút sau thì đã khống chế hoàn toàn tình trạng kiềm thất thoát ra ngoài.
Sự cố đã làm 9,58m3 kiềm tràn ra khu vực sân nhà máy. Trong đó một phần được thu hồi, một phần thẩm thấu xuống nền đất xốp (có diện tích 600m2 liền kề) và một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy ra suối Đắk Dao qua cửa xả số 3 về phía hạ du.
Video đang HOT
Ngày 24.7, Sở TNMT Đắk Nông kiểm tra pH trên suối Đắk Dao cho thấy: ngay tại cửa xả số 3: có chỉ số là 8,13, cách cửa xả 150 là 7,57 và cách 250 là 7,15 (nằm trong giới hạn cho phép).
Cổng xả thải của nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ chảy xuống suối Đắk Dao.
Theo ông Lộc, ngoài việc quan trắc kiểm tra độ pH trên suối Đắk Dao, Sở TNMT cũng đã lấy mẫu nước khu vực nói trên để nhờ cơ quan chuyên môn phân tích. Từ kết quả phân tích này mới có kết luận chính thức liệu sự cố trên có làm ảnh hưởng đến môi trường hay không.
Trong một diễn biến khác, khoảng 15 giờ ngày 23.7, người dân sống gần khu vực suối Đắk Dao phát hiện dòng nước suối Đắk Dao có nhiều dấu hiệu lạ: nước đục có màu sẫm đen, trên bề mặt nổi váng loang lổ…; tiếp xúc thấy có chất nhờn như nước bọt xà bông. “Sau khoảng 10 phút tiếp xúc với nước, chân tôi bị ngứa, da dần khô cứng căng ra; những vùng da non bị đau rát, có chỗ bị rộp lên như bỏng nước sôi”, một người dân có tên Phan Diệu Anh cho hay.
Ngoài ra, trên mặt nước xuất hiện tôm, cá, lươn chết hoặc bị tê liệt trên mặt nước. Tình trạng này xảy ra phổ biến trên dòng suối chảy qua các khu vực 5, 8, 9, 11, 12 và bon Bù Dấp của xã Nhân Cơ.
Sau khi tiếp xúc với nước suối, da của ông Phan Diệu Anh xuất hiện nhiều vết bỏng rộp.
Theo ông Lộc, sự cố vỡ ống dẫn kiềm tại nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ trùng với thời điểm người dân phản ánh cá chết. Tuy nhiên, liệu hai sự kiện này có liên quan với nhau không thì ông Lộc cho rằng “có thể” có. Ông Lộc khẳng định sự cố vỡ đường ống dẫn kiềm đã được khắc phục bằng các biện pháp khẩn cấp. Còn việc sự cố này có ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của dân hay không, thì tỉnh đang tiếp tục kiểm tra và sẽ có biện giải quyết (nếu có).
Tuy nhiên, ông Lộc cũng thông tin: “Đêm đó có mưa to nên “có thể” có một lượng kiềm tràn ra- Có thể có ảnh hưởng đến môi trường nước. Tuy nhiên vấn đề đã được kiếm soát”.
Theo danviet
Cá chết bất thường trên sông Âm
Trên sông Âm (Thanh Hóa) cá tự nhiên đang chết hàng loạt, nổi trắng mặt nước.
Ngày 27/7, người dân xã Giao An (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) phát hiện cá tự nhiên chết hàng loạt trên mặt sông Âm, một lượng lớn đã dạt vào bờ. "Có cả loại trôi, trắm, đục... nhưng chủ yếu là cá nhỏ. Vùng này chưa từng xuất hiện tình trạng tương tự", một người dân nói và cho hay bà con đã báo cáo sự cố cho chính quyền.
Cá chết nổi trắng mặt sông Âm. Ảnh: Lam Sơn.
Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Giao An cho biết, địa phương đã cử cán bộ ghi nhận hiện tượng cá chết bất thường và phối hợp với ngành chức năng tìm nguyên nhân. "Trước mắt, chúng tôi khuyến cáo bà con không được vớt cá chết về làm thực phẩm hoặc cho gia súc, gia cầm ăn, tránh xảy ra tình trạng bị ngộ độc", ông Tiến nói.
UBND xã Giao An đã cử lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ dùng các vật dụng vớt cá mang đi tiêu hủy, tránh nguy cơ ô nhiễm.
Ông Trương Văn Huyền, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh cho hay hiện tượng cá tự nhiên chết nổi trên mặt sông Âm khá nhiều, chưa có thống kê chi tiết. "Chúng tôi đã lấy mẫu nước sông gửi đi xét nghiệm nhằm sớm tìm nguyên nhân", ông Huyền nói.
Lê Hoàng
Theo VNE
Cá chết trắng hồ Mật Sơn do ô nhiễm nguồn nước Cơ quan chức năng kết luận, cá chết hàng loạt ở hồ Mật Sơn (Thanh Hóa) do nước hồ bị ô nhiễm, mật độ nuôi cá quá lớn, thời tiết nắng nóng... Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo về nguyên nhân cá chết hàng loạt trên lòng hồ Mật Sơn (hồ chứa nước thải của Công ty...