Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đạt mốc sản lượng điện 40 tỷ kWh
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) là một trong những dự án cấp bách trọng điểm Quốc gia, được Thủ tướng phê duyệt nằm trong Quy hoạch điện VI.
Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Ngày 7/11, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân (đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 3) tổ chức sự kiện mừng hoàn thành toàn bộ dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và đạt mốc sản lượng điện 40 tỷ kWh.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) là một trong những dự án cấp bách trọng điểm Quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong Quy hoạch phát triển Điện quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI).
Nhà máy bao gồm hai tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.244MW (2×622MW), với công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu than, thông số hơi dưới tới hạn.
Hằng năm, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh cho hệ thống điện Quốc gia, góp phần giảm sự phụ thuộc vào thủy điện và công suất truyền tải từ Bắc vào Nam, nhất là các đợt cao điểm mùa khô, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung và khu vực miền Nam nói riêng.
Ông Đinh Quốc Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 3 cho biết Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được khởi công xây dựng từ ngày 8/8/2010 và đưa vào vận hành thương mại trong quý 1/2015 với tổng mức đầu tư 32.229 tỷ đồng.
Đến nay, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã vận hành ổn định, an toàn. Sau gần 6 năm vận hành, nhà máy đã đạt được sản lượng 40 tỷ kWh. Đây là thành quả nỗ lực trong việc đảm bảo sản xuất điện an toàn gắn liền với công tác môi trường của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân.
Hằng năm, Tổng Công ty Phát điện 3, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân đóng góp vào ngân sách địa phương khoảng 300 tỷ đồng/năm; là đơn vị có trách nhiệm với địa phương, tích cực trong các hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Theo ông Thiên Thanh Sơn, Giám đốc Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân, hiện tại Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân được giao nhiệm vụ quản lý vận hành 2 nhà máy điện: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Nhà máy điện Mặt Trời Vĩnh Tân 2.
Ngoài ra, công ty còn tiếp nhận các dự án: Cảng nhập than-dầu, dự án cơ sở hạ tầng dùng chung nhằm đảm bảo vận hành ổn định các nhà máy thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.
Video đang HOT
Cùng với những nhà máy phát điện khác trong Trung tâm, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã làm nên diện mạo của một Trung tâm Điện lực lớn nhất nước, luôn đảm bảo xanh-sạch-chất lượng-an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và vùng Nam Trung bộ.
Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển chào mừng hoàn thành toàn bộ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và đạt mốc sản lượng điện 40 tỷ kWh. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Đặc biệt, việc hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng Khu nhà hành chính Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu hoàn thành toàn bộ Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Song song với công tác sản xuất điện và đảm bảo môi trường, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân luôn chú trọng đến công tác an sinh xã hội tại địa phương. Công ty đã tuyển chọn và hỗ trợ đào tạo con em ở địa phương vào làm việc tại các nhà máy điện trong trung tâm.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã đóng góp hơn 5 tỷ đồng, tài trợ chương trình Mái ấm yêu thương, chung tay cùng địa phương xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, trường học, hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, đóng góp nguồn quỹ “Tiếp bước đến trường”, tài trợ tổ chức các hoạt động cộng đồng… cho người dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và đóng góp hằng năm khoảng 300 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Ông Lê Tuấn Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đề nghị, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Tổng Công ty Phát điện 3 tổ chức vận hành an toàn công trình, đảm bao cung cấp điện ổn định cho hệ thống lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống người lao động.
Bên cạnh đó, công ty tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là tại khu vực bãi xỉ, cảng nhập nhiên liệu và khu vực nhà máy; khẩn trương tìm kiếm các nhà đầu tư và triển khai các phương án sử dụng lượng tro, xỉ đang còn tại bãi, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường tại khu vực theo đề án đã được phê duyệt.
Đồng thời, công ty phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác an sinh tại khu vực./.
Chứng khoán ngày 16/10: ACV, CII, POW được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 16/10.
Mở vị thế trung hạn cho ACV với giá 61.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): ACV đang quay trở lại tạo ngưỡng tích lũy tịa vùng giá 61.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD vẫn chưa cho thấy tín hiệu tăng trong khi chỉ baos RSI đang ủng hộ nhịp hồi phục ngắ hạn. Đường giá cổ phiếu đang có dấu hiệu cắt xuống dải mây Ichimoku, cho thấ xu hướng tăng giá trung hạn chưa hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế cổ phiếu tại quanh ngưỡng giá 61.500 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 70.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 60.000 đồng/cp.
Khuyến nghị mua CII với giá 24.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): ĐHCĐ bất thường của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) diễn ra ngày 14/10 tại TP. HCM.
Đối với kế hoạch phát hành trái phiếu có giá trị lớn trong 2020 của CII, CII có kế hoạch phát hành 1,19 nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi 5 năm cho cổ đông hiện hữu (Trái phiếu A) và chào bán công khai 1,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu 5 năm đi kèm chứng quyền (Trái phiếu B). Điều kiện để phát hành Trái phiếu B là khi CII không thể phát hành thành công tối thiểu 800 tỷ đồng Trái phiếu A.
Ngày chốt danh sách quyền mua Trái phiếu A là ngày 01/10/2020. Quyền mua có thể được chuyển nhượng 1 lần trong giai đoạn 09/10 - 29/10. Giá thực hiện trong 6 tháng đầu tiên kể từ ngày phát hành trái phiếu chuyển đổi là 22.784 đồng/cp. Giá thực hiện tiếp theo mỗi 6 tháng sẽ được tăng 6% mỗi kỳ.
Chọn cổ phiếu nào phiên 16/10.
Tại ĐHCĐ bất thường, cổ đông đã phê duyệt (1) điều chỉnh phương thức phát hành 1,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu đi kèm chứng quyền từ phát hành riêng lẻ sang chào bán công khai và (2) ủy quyền cho HĐQT quyết định giá thực hiện của chứng quyền đi kèm, sẽ cao hơn hoặc bằng giá thực hiện theo kế hoạch trước đây.
Giá thực hiện theo kế hoạch trước đây là cao hơn 6% của 110% mức giá đóng cửa trung bình của 10 phiên giao dịch trước khi HĐQT thông qua hồ sơ phát hành trái phiếu, nhưng không quá 27.560 đồng/cp. Giá thực hiện tiếp theo mỗi 6 tháng sẽ được tăng 6% mỗi kỳ.
Điều chỉnh sang hình thức chào bán công khai là nhằm tuân thủ Nghị định 81/2020/ND-CP hướng dẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ đầu tháng 9. Tương ứng, 2 đợt phát hành riêng lẻ sẽ cần cách nhau 6 tháng.
Ngoài ra, VCSC tin rằng việc ủy quyền HĐQT của CII để quyết định giá thực hiện của chứng quyền đi kèm, như được đề cập ở trên, có thể giúp bảo vệ NĐT hiện hữu khi giá thực hiện của chứng quyền kèm cao hơn so với kế hoạch ban đầu.
VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 24.900 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời 40,3%, tương ứng lợi suất cổ tức 6,5%.
Khuyến nghị mua POW với giá 12.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) công bố bản tin đầu tư cho biết sản lượng điện thương phẩm đạt 1,2 tỷ kWh (giảm 14% YoY) trong tháng 9.
Bên cạnh các thách thức trước đây gồm (1) sản lượng điện hợp đồng được giao từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thấp hơn tại các nhà máy điện khí (ngoại trừ nhà máy Nhơn Trạch 1) và nhà máy nhiệt điện than và
(2) giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) không thuận lợi dẫn đến việc các nhà máy không bán điện trên thị trường, sản lượng điện thương phẩm tháng 9 thấp hơn đáng kể (so với cùng kỳ và so với tháng trước) khi nhà máy NT2 dừng hoạt động để phục vụ cho công tác trung tu.
Nhìn chung, sản lượng điện thương phẩm lũy kế 9 tháng 2020 của POW đạt 15,1 tỷ kWh (giảm 8% YoY), đạt 72% dự báo cả năm 2020 và thấp hơn nhẹ so với kỳ vọng.
Công tác trung tu nhà máy NT2 diễn ra trễ hơn dự kiến, cho thấy khả năng điều chỉnh giảm dự báo sản lượng điện thương phẩm năm 2020. Theo POW, công tác trung tu của nhà máy NT2 đã bắt đầu vào ngày 15/9/2020 và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 22/10/2020.
Như vậy, nhà máy này sẽ ngưng hoạt động trong phần lớn khoảng thời gian trong tháng 10 của chúng tôi rằng công tác trung tu sẽ hoàn thành dứt điểm trong tháng 9. Theo NT2, công tác trung tu bị trễ là do ảnh hưởng từ COVID-19 làm các kỹ sư phục vụ công tác trung tu từ nước ngoài đến trễ hơn so với dự kiến.
Sản lượng điện thương phẩm của nhà máy Vũng Áng đạt 343 triệu kWh vào tháng 9 (đi ngang so với tháng trước), phù hợp với kỳ vọng và kế hoạch của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (NLDC).
Theo kế hoạch của NLDC, sản lượng điện thương phẩm của nhà máy Vũng Áng sẽ phục hồi đạt 650-700 triệu kWh/tháng trong quý 4/2020.
Sản lượng điện thương phẩm của các nhà máy thủy điện của POW đạt 122 triệu kWh vào tháng 9, tương tự mức sản lượng điện thương phẩm mạnh mẽ vào tháng 8. Theo POW, sản lượng thủy điện không tăng trưởng mạnh mẽ so với tháng trước - dù lượng mưa phục hồi đáng kể - do các nhà máy thủy điện tích lũy nước để chuẩn bị cho mùa khô sắp tới trong 6 tháng đầu năm 2021.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 12.000 đồng/cp và tổng mức sinh lời dự phóng 21%, bao gồm lợi suất cổ tức 3%.
Trường Thành Group (TTA) đóng điện thêm dự án Thủy điện Pá Hu công suất 26 MW Ngày 4/10/2020, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (Trường Thành Group, mã chứng khoán: TTA - sàn HOSE) công bố đóng điện Thủy điện Pá Hu. Theo đó, Trường Thành Group đã đóng điện Thủy điện Pá Hu, nhà máy được khởi công vào tháng 3/2017 với công suất lắp máy 26 MW và khả năng...