Nhà máy nghìn tỷ bỏ hoang 5 năm
Nhà máy cán nóng thép tấm khổ rộng đầu tiên và lớn nhất Việt Nam được đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, hoạt động một lần rồi để không.
Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân ( TP Hạ Long, Quảng Ninh) được Tập đoàn Vinashin xây dựng từ năm 2003 trên diện tích 15 ha, tổng mức đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng. Nhà máy có công suất 500 nghìn tấn/năm, bằng dây chuyền công nghệ của Đức, do các cán bộ, kỹ sư trong nước lắp đặt và vận hành.
Đây là nhà máy cán thép tấm nóng khổ rộng đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này, phục vụ đóng tàu.
Các cán bộ, chuyên gia của công ty đã hoàn thiện lắp đặt hơn 16 nghìn tấn thiết bị, đấu nối và chạy liên động toàn bộ dây chuyền công nghệ nhà máy.
Video đang HOT
Nhà máy có thể cán nóng thép tấm độ dày từ 5 đến 50 mm, khổ rộng 1,6-3 m, dài 6-18 m, đạt tiêu chuẩn dành cho ngành đóng tàu theo các Đăng kiểm trong nước và quốc tế như DNV (Na Uy), Lloy’ds (Đức), NK (Nhật Bản), ABS (Mỹ), VR (Việt Nam)…
Các thiết bị được đầu tư hiện đại như: Lò nung công suất 8 tấn/giờ, máy cán, máy nắn công nghệ tiên tiến, sàn nguội, máy cắt chiều dài…
Tháng 1/2010, nhà máy chạy thử, cho ra mẻ thép tấm đầu tiên đạt yêu cầu, tuy nhiên sau đó bị bỏ hoang vì vướng đại án Vinashin. Hàng trăm tấn sản phẩm đầu tiên sau khi ra lò vẫn nằm ngổn ngang trong khuôn viên.
Sau 5 năm bỏ hoang, nhiều thiết bị máy móc đã bị hoen gỉ.
Toàn bộ giàn máy các loại trong nhà xưởng rộng mênh mông bị phủ bụi và hoen gỉ.
Hiện nhà máy có đến 40 bảo vệ làm việc theo ca, để trông coi tài sản. Bảo vệ Nhữ Văn Quyên (60 tuổi) kể: “Tôi làm bảo vệ ở đây đã được 3 năm, mức lương 3,6 triệu đồng/tháng. Nhà máy bỏ hoang không hoạt động thế này rất lãng phí”, ông Quyên nói.
Hàng trăm tấn phôi thép này được nhập khẩu từ nước ngoài từ nhiều năm trước không được sử dụng.
Xung quanh nhà máy cỏ mọc um tùm, một số máy móc bên ngoài được che tạm bợ bằng những miếng bạt. Hiện nhà máy thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, trực thuộc Bộ Giao thông.
Trao đổi với VnExpress, ông Hoàng Việt Văn, Giám đốc Công ty cán nóng thép tấm Cái Lân cho biết, hiện tại công ty có khoảng 50 cán bộ, nhân viên, trong đó đến 40 người là bảo vệ làm việc theo ca để trông coi tài sản. “Để đưa nhà máy hoạt động trở lại, cần có những chuyên gia có kinh nghiệm về kiểm tra để đánh giá sơ bộ về khối tài sản. Lúc đó mới có phương án xem cần đầu tư bao nhiêu tiền và khi đầu tư vào nó sẽ hoạt động ra sao”, ông Văn nói và cho biết với mặt bằng hiện tại có thể nâng công suất nhà máy lên một triệu tấn/năm.
Minh Cương
Theo VNE
Đà Nẵng hỗ trợ 17 tỉ đồng cho ngư dân đóng tàu bám biển
Ngày 26-8, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết đã ký quyết định phê duyệt danh sách các hộ ngư dân được hỗ trợ một phần kinh phí đóng mới tàu cá với tổng số tiền trên 3,2 tỉ đồng.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo Sở Tài chính, kho bạc nhà nước tập trung lập thủ tục cho bốn hộ ngư dân được hỗ trợ đợt này với số tiền trên 1,6 tỉ đồng.
Theo Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng, từ khi TP ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá đến nay đã có 24 tàu công suất lớn trên 800 CV được đóng mới với tổng số tiền hỗ trợ hơn 17 tỉ đồng, trong đó thực chi hơn 10,6 tỉ đồng. Ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế thì các ngư dân còn góp sức trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
LÊ PHI
Theo_PLO
Ngư dân đóng tàu vỏ thép, hiện thực giấc mơ chinh phục biển lớn Những chiếc tàu vỏ thép đầu tiên của ngư dân tỉnh Quảng Trị đang dần được hình thành từ chính sách hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ là tín hiệu vui, giúp ngư dân an tâm hơn để chinh phục biển lớn, góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước. Những ngày này, đội ngũ công nhân tại xưởng đóng...