Nhà máy mía đường tại Hậu Giang là nguyên nhân gây ô nhiễm trên sông Cái Lớn
Cac nganh chức năng tỉnh Hậu Giang xác định nguyên nhân chính dân đên nguồn nước trên sông Cái Lớn và các kênh nhánh bị ô nhiễm là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Cty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát.
Dong nươc chuyên màu đen ngòm va bôc mui hôi thôi đươc xac đinh là từ hoạt động xả thải của nhà máy mia đương.
Ngày 14/5, UBND tỉnh Hậu Giang đa co thông cao về kết quả điều tra nguyên nhân chính dẫn đến bốn đợt ô nhiễm trên sông Cái Lớn và các tuyến kênh ở huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ từ ngày 22/3 đến ngay 2/5.
Qua kêt quả xác minh bươc đâu cho thấy, nước bị ô nhiễm hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông Cái Lớn. Trong đó, nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Công ty mía đường cồn Long Mỹ Phát trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
Nguôn nươc bi ô nhiêm khiên tôm, ca cua ngươi dân nuôi chêt hang loat
Video đang HOT
Tư tinh hinh trên, UBND tinh Hậu Giang đa chỉ đạo công an tỉnh xem xét, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường của Công ty mía đường cồn Long Mỹ Phát. Đông thơi, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra toàn diện việc bảo vệ môi trường tại nhà máy đường nay.
Ngoai ra, UBND tinh Hâu Giang cũng yêu cầu hai địa phương bị ảnh hưởng khẩn trương thống kê các thiệt hại do ô nhiễm gây ra đê trình lên hội đồng chuyên môn xem xét và có phương án giải quyết phù hợp cho ngươi dân.
Trươc đo, vao cuôi thang 4/2019, ngươi dân sông ơ doc 2 bơ sông Cái Lớn phan anh nươc sông tai đây đôt nhiên chuyên màu đen ngòm va bôc mui hôi thôi, khiên cho tôm ca tư nhiên va nuôi trong lông be cua ngươi dân chêt hang loat.
Viêc nguôn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng cung lam cho Nhà máy nước thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) phải ngưng cung cấp nước máy phuc vu cho gân 6.000 hộ dân tai khu vưc.
Minh Luân
Theo CLO
10 ngày chưa tìm ra nguyên nhân sông Cái Lớn ô nhiễm nghiêm trọng
Liên quan đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng xảy ra hơn 10 ngày nay trên sông Cái Lớn, đoạn qua khu vực huyện và thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Thế nhưng, chính quyền địa phương vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến sự cố này.
Nước sông khu vực xung quanh thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đen kịt do ô nhiễm. Ảnh: Hải Dương
Nhiều ngày qua, người dân sống dọc sông Cái Lớn thuộc huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang "kêu trời" trước tình trạng nước sông ô nhiễm nghiêm trọng và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Liên quan vấn đề này, bà Phạm Thị Thúy Linh, ngụ khu vực 5, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ cho biết, tình trạng nước đen, bố mùi hôi thối đã diễn ra kéo dài hơn 10 ngày nay khiến cá, ếch nuôi của bà và người dân khu vực này chết gần hết.
Trong văn bản trả lời TBKTSG Online vào hôm nay, 4-5, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết, trên cơ sở thông tin phản ánh của người dân, đơn vị này đã phối hợp với các ngành, địa phương liên quan khảo sát, quan trắc hiện trạng ô nhiễm trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ. "Đến ngày 2-5-2019, nguồn nước mặt trên sông Cái Lớn đoạn qua thị xã Long Mỹ tiếp tục bị ô nhiễm", văn bản cho biết và xác nhận việc ô nhiễm nguồn nước đã làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt người dân, nhất là việc cung cấp nước sạch cho người dân thị xã Long Mỹ.
Qua quan trắc, nguồn nước mặt trên sông Cái Lớn đoạn qua thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ cho thấy có nhiều chỉ số đã vượt quy định cho phép so với Quy chuân ky thuât quôc gia vê chât lương nươc măt QCVN 08-MT:2015/BTNMT côt A2.
Cụ thể, trả lời TBKTSG Online, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết, qua phân tích nhanh một số thông số tại một số vị trí cho kết quả như sau: thông sô TSS có kêt qua vươt quy chuân quy đinh tư 1,9- 2,6 lân; thông sô COD vươt quy chuân tư 2,3- 4,4 lân; thông sô P-PO43- vươt quy chuân tư 1,6- 3,5 lân; hàm lượng oxi hòa tan trong nước rất thấp, dao động từ 0- 0,7 mg/lít, trong khi quy chuẩn quy định 5 mg/lít. "Nhìn chung, nguồn nước mặt khu vực bị ô nhiễm hữu cơ làm phát sinh mùi hôi và màu đen", Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang cho biết.
Tuy nhiên, dù đã hơn 10 ngày xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng địa phương vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác về nguyên nhân dẫn đến sự việc này.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang chỉ cho biết, qua khảo sát, trên các tuyến sông, kênh ở khu vực bị ô nhiễm có các nguồn thải từ cơ sở xay xát lúa gạo, giết mổ, hoạt động chăn nuôi, nước thải đô thị,.... "Tuy nhiên hầu hết các loại hình này có lưu lượng thấp, xả thải không liên tục, phân tán trên các tuyến sông, kênh", văn bản trả lời nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, trên địa bàn khu vực xảy ra ô nhiễm còn có nguồn thải công nghiệp có lưu lượng lớn từ Công ty TNHH mía đường cồn Long Mỹ Phát với loại hình sản xuất đường.
"Vào ngày 2-5-2019, Công an tỉnh Hậu Giang đã tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty mía đường cồn Long Mỹ Phát, hiện nay đoàn đang tiến hành làm việc theo qui định", văn bản cho biết, nhưng không xác định đơn vị này có phải là nguyên nhân dẫn đến sự cố hay không.
Tuy nhiên, theo phản ảnh của người dân ở khu vực này, thì Công ty TNHH mía đường cồn Long Mỹ Phát chính là "thủ phạm" gây ra sự cố ô nhiễm nghiêm trọng như nêu trên. Bà Linh cho biết, từ khi công ty mía đường hoạt động, nước sông thường xuyên bị đen. "Lúc trước, thi thoảng nước mới đen, nhưng thời gian gần đây nước càng đen, thối", bà cho biết.
Liên quan đến trách nhiệm của địa phương khi để xảy ra sự cố ô nhiễm này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện các ngành chức năng của tỉnh đang giải quyết vụ việc. "Khi có kết quả chính thức sẽ có thông tin giải quyết liên quan đến vụ việc", văn bản cho biết.
Theo TBKTSG Online
Hậu Giang : Khẩn trương điều tra, xác minh dòng nước đen bất thường Theo ghi nhận của phóng viên, đã có nhiều cá nuôi của người dân dọc theo các tuyến kênh bị chết. Người dân ở xã Thuận Hưng và Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang rất bức xúc vì nhiều tuyến kinh mương bỗng nhiên trở nên đen xì, bốc lên mùi hôi khó chịu. Trao đổi với với chúng tôi,...