Nhà máy lọc nước hơn 100 tỷ đồng bỏ hoang
Nhà máy lọc nước lợ, cung cấp cho người dân huyện Cần Giờ gỉ sét, hoang hóa gần chục năm nay sau ba năm hoạt động.
Nhà máy nước sạch cần Giờ (xã Tam Thôn Hiệp) luôn đóng cửa cài then, bên trong có bảo vệ trực cả ngày đêm để bảo vệ thiết bị, máy móc.
Công trình được xây dựng năm 2007 với đầu tư hơn 100 tỷ đồng, do Công ty Đặng Đoàn Nguyễn làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, giai đoạn 2007-2011, mỗi ngày, nhà máy sẽ cung cấp 5.000 m3 nước sạch; giai đoạn 2012 – 2016, nâng công suất lên gấp đôi và từ năm 2017 trở đi là 20.000 m3 mỗi ngày. Tuy nhiên, hoạt động được ba năm, nhà máy ngưng cho đến nay.
Khu văn phòng, nhà cán bộ nhân viên, nhà kho… mục nát, kính vỡ vụn, cỏ mục um tùm; bên trong ngập rác thải, bụi bặm.
Bên trong xưởng lọc nước với dàn lọc, bồn lắng, hệ thống ống, máy bơm… ngưng hoạt động từ lâu, một số đã hư hỏng nặng.
Các màng lọc nước của nhà máy theo công nghệ thẩm thấu ngược (RO), lọc được nước biển có giá trị hàng tỷ đồng trơ trọi trong xưởng.
Bà Nguyễn Thụy Đông Đào, Tổng giám đốc Công ty Đặng Đoàn Nguyễn cho biết, năm 2009-2010, nguồn nước ô nhiễm, độ mặn tăng, khiến chi phí sản xuất tăng cao, công ty đã đề xuất thành phố cho nâng công suất sớm hơn lộ trình, kết hợp thay đổi thiết bị phù hợp nhưng không được chấp thuận.
Năm 2011, công ty tiếp tục xin nâng công suất nhưng không được đồng ý. Cùng lúc, thành phố triển khai lắp đặt đường ống, đưa 40.000 m3 từ nội thành cung cấp cho huyện Cần Giờ, khiến công ty không bán được lượng nước theo hợp đồng bao tiêu thỏa thuận ban đầu.
Năm 2012, nhà máy chấp thuận bán lại dự án cho UBND TP theo đúng quy chế xã hội hóa. Tuy vậy, đến nay việc bàn giao vẫn chưa được thực hiện.
Cùng với lọc nước sinh hoạt, nhà máy còn khu sản xuất nước uống đóng chai và đóng bình, với công suất 6.000 chai và 200 bình một giờ. Một thời gian dài không hoạt động, xưởng đóng nước tinh khiết nhếch nhác, nhiều hạng mục hư hỏng.
Video đang HOT
Dây chuyền sản xuất nước đóng chai đã ngưng hoạt động từ lâu, trơ trọi trong nhà xưởng.
Những máy bơm nước từ sông Lòng Tàu vào các bể nước của nhà máy được tháo dỡ, bỏ chỏng chơ trong xưởng. Theo thời gian, máy bị oxy hóa.
Những đồng hồ đo áp lực bị nước mặn tràn mặt hoặc gỉ sét sau gần chục năm bỏ hoang.
Các ống nước bị hư hỏng, ngổn ngang trên nền xưởng.
Hệ thống van một chiều cùng các ống dẫn sau lọc cũng bị hoen gỉ.
Thiết bị lắng bỏ hoang trong bụi cây gần chục năm nay.
Toàn cảnh khuôn viên 20.000 m2 của Nhà máy nước sạch Cần Giờ nhìn từ trên cao.
Cuối năm ngoái, UBND TP HCM chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án giải quyết, Sở Tài chính rà soát lại toàn bộ chi phí đầu tư thực tế, xem xét chính sách hỗ trợ. Các Sở ngành đang nghiên cứu để tham mưu giải pháp cho thành phố đối với nhà máy này.
Hà Tĩnh: Mỗi ngày tự may cả nghìn khẩu trang để phát miễn phí cho dân
Hàng nghìn khẩu trang tự may đã được đoàn viên, thanh niên tại các huyện thành Hà Tĩnh phát tặng miễn phí cho người dân trong những ngày qua.
Trước nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng cao trong đợt dịch Covid-19, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã phát động phong trào làm khẩu trang "hand made" tặng cho người dân.
Theo đó, từ ngày 10/3, nhiều huyện thành trong toàn tỉnh đã vận động các nguồn xã hội hóa bằng cách kêu gọi các tiệm may trên địa bàn, ủng hộ nguyên liệu, dụng cụ, mượn địa điểm...
Tại thành phố Hà Tĩnh, trong 2 ngày từ 10-11/3, đoàn phường Đại Nại và đoàn xã Thạch Hạ đã may được hơn 1.000 chiếc khẩu trang để phát miễn phí cho người dân.
Tận dụng nguồn vải sẵn có tại các tiệm may để làm khẩu trang "hand made" phát miễn phí cho người dân
Vốn là một tiệm may nhỏ, đang trong thời kỳ nghỉ sinh nên chị Trần Thị Mỹ Duyên (phường Đại Nài) đã "nhường" địa điểm của mình cho các bạn đoàn viên tại xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đến may khẩu trang. Không chỉ cho mượn thiết bị, chị Duyên còn ủng hộ vải và phụ giúp, hướng dẫn các bạn cắt may khẩu trang tỉ mỉ.
Chia sẻ về việc làm này, chị Duyên cho biết: "Ngay từ đầu mùa dịch mình cũng đã có ý tưởng này nhưng do bận con nhỏ nên đành chịu. Khi nghe đoàn phường gợi ý mình ủng hộ ngay".
Đợt 1 này, đoàn xã Thạch Hạ đã tự cắt may được hơn 500 chiếc khẩu trang vải. Số khẩu trang này dự định sẽ được phát tại những điểm đông người như đám cưới...
Đoàn xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) dự định sẽ may hơn 500 khẩu trang vải trong đợt 1
Không chỉ sử dụng vải, đoàn phường Đại Nài còn sử dụng miếng lót trẻ sơ sinh để may gần 700 chiếc khẩu trang dùng 1 lần.
Những chiếc khẩu trang được các bạn cẩn thận đo sao cho vừa khuôn mặt, được gấp nếp có thể xếp gọn và kéo giãn ra khi sử dụng. Quai đeo không làm đau tai, lớp lót bên trong luôn được làm từ loại vải mỏng mịn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Trong qua trình làm, các "thợ may" luôn chú ý để đảm bảo vệ sinh.
Sau khi hoàn thành, mỗi chiếc khẩu trang được đóng gói cẩn thận trong túi nilon.
Chị Lê Thị Việt Nga, Bí thư đoàn phường Đại Nài cho biết: "Đoàn phường đang tích cực kêu gọi, vận động, quyên góp nguyên liệu để có thể duy trì việc may tặng khẩu trang miễn phí trong những ngày tới. Dự kiến, trong thời gian tới chúng tôi sẽ may thêm hơn 1.000 chiếc để phát tại các điểm mà người dân thường xuyên qua lại".
Tại huyện Nghi Xuân, hưởng ứng phong trào của Tỉnh đoàn, hơn 500 chiếc khẩu trang cũng đã được các đoàn viên thanh niên xã Xuân Liên tự cắt may.
Nhiều đoàn viên nam không ngại với công việc may vá cũng tích cực hưởng ứng
Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ lây lan đại dịch Covid-19 trong cộng đồng, nhiều hoạt động thiết thực đã được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức có hiệu quả.
Ngay từ đầu tháng 3, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền các hộ gia đình và thanh niên chuẩn bị kết hôn tổ chức đám cưới, đám vui, tiệc trà... với quy mô gọn nhẹ.
Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động các cô dâu, chú rể là người đi từ vùng dịch, hoặc đi qua vùng dịch tạm hoãn việc tổ chức đám cưới.
Chị Trần Thị Mỹ Duyên (phường Hà Huy Tập) tận dụng nguồn vải từ tiệm may của mình đã quyên góp và cho các bạn đoàn viên mượn địa điểm, dụng cụ, phụ giúp công việc may khẩu trang
Các đoàn viên đeo găng tay đảm bảo vệ sinh trong quá trình may khẩu trang
Các cơ sở Đoàn phối hợp với gia đình, nhà hàng, khách sạn bố trí các điểm phát khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, phát tờ rơi tuyên truyền... tại khu vực đón tiếp của đám cưới, lồng ghép thông tin tuyên truyền cần thiết trong lời dẫn của Ban Tổ chức đám cưới.
Theo đó, trong ngày 11/3/2020 đã trực tiếp tuyên truyền, vận động 23 trường hợp cô dâu, chú rể về việc tổ chức đám cưới văn minh tiết kiệm, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hoạt động của tuổi trẻ toàn tỉnh vẫn luôn đảm bảo nghiêm quy định phòng chống dịch Covid-19, hạn chế tập trung đông người; chủ yếu tập trung cho công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh các điểm trường chuẩn bị đón học sinh quay trở lại kỳ học; phát tờ rơi, pano, áp phích, hướng dẫn cách đeo khẩu trang và các biện pháp chủ động phòng dịch cho bà con nhân dân.
Ngoài ra, các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh, đặc biệt là các cơ sở Đoàn khối cơ quan, doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ, Đoàn thanh niên các huyện, thị, thành phố tổ chức phát gần 1.000 khẩu trang y tế miễn phí, 800 chai nước rửa tay diệt khuẩn cho người dân tại các khu vực thường xuyên giao dịch, tập trung đông người.
Những chiếc khẩu trang này sẽ được phát tại các điểm đông người như: phòng giao dịch một cửa, đám cưới, bến xe...
Đặc biệt, các cơ sở đoàn thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời đấu tranh với các tổ chức, cá nhân đưa thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, hoang mang dư luận, ảnh hưởng cuộc sống của người dân, nhắc nhở các trường hợp đưa thông tin thiếu chính xác về dịch bệnh trên các trang mạng xã hội.
Phượng Vũ (dantri.com.vn)
Cà Mau: Trang bị khẩu trang miễn phí cho học sinh thuộc diện khó khăn, hộ nghèo Sở GD&ĐT Cà Mau yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, trường học bằng nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị hoặc xã hội hóa để trang bị khẩu trang y tế miễn phí cho học sinh thuộc diện gia đình khó khăn, hộ nghèo,... Ngày 27/2, Giám đốc sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân vừa ký văn bản về việc...