Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Có nguy cơ đóng cửa vì thuế không hợp lý?
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ về những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm diesel, xăng Jet A-1 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. PVN cho rằng, mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất cao hơn sẽ khiến giảm sức cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn.
PVN cho rằng, việc sớm điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với dầu diesel và xăng Jet A-1 sẽ giúp Nhà máy lọc dầu Dung Quất ổn định sản xuất
Thuế cao gấp đôi, sản phẩm khó bán
Video đang HOT
Tại văn bản do Phó Tổng Giám đốc PVN, ông Nguyễn Sinh Khang ký mới đây, PVN tiếp tục kiến nghị về việc chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và chính sách thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện các hiệp định thương mại tự do, giai đoạn 2015-2018. Cụ thể, kể từ ngày 1-1-2016, thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu diesel và xăng Jet A-1 từ các nước ASEAN sẽ về mức 10% (giảm 10% so với trước đó).
Tuy nhiên, thuế suất áp dụng với dầu diesel và xăng Jet A-1 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn là 20%, tức là cao gấp đôi so với hàng cùng chủng loại nhập khẩu từ ASEAN. Ngoài ra, theo Thông tư 20 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 16-12-2015 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA Việt Nam – Hàn Quốc, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm xăng từ Hàn Quốc cũng sẽ được áp dụng 10%, trong khi thuế đối với các sản phẩm mua từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn là 20%.
Thực tế này dẫn đến việc ký hợp đồng dài hạn tiêu thụ sản phẩm xăng dầu năm 2016 của Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. Văn bản kiến nghị của PVN cho biết: “Mặc dù Tập đoàn và BSR đã cố gắng đàm phán, thuyết phục khách hàng cam kết ký hợp đồng dài hạn cho cả năm 2016 và cũng đã giảm giá bán để bù đắp một phần chênh lệch thuế nhập khẩu, nhưng giá bán dầu diesel, xăng Jet A-1 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn không thể cạnh tranh được với nguồn hàng nhập khẩu từ ASEAN. Việc giảm giá đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Nhà máy lọc dầu Dung Quất”.
Hiện, tất cả các doanh nghiệp đầu mối lớn chỉ ký hợp đồng 2-3 tháng đầu năm 2016 và giảm khối lượng đăng ký mua. Chẳng hạn, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – khách hàng lớn nhất của BSR chỉ ký hợp đồng 2 tháng đầu năm nay và giảm khối lượng mua dầu DO từ 120.000m3/tấn, giảm xuống còn 80.000 m3/tấn. Petrolimex chờ đợi xem các sản phẩm trên của BSR có được giảm thuế không rồi mới đàm phán mua hàng tiếp. Vì vậy, PVN đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ sớm điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với dầu diesel và xăng Jet A-1 để Nhà máy lọc dầu Dung Quất ổn định sản xuất.
PVN lo xaPVN cho biết, sản phẩm dầu diesel và xăng Jet A-1 là sản phẩm chính của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, chiếm gần 50% tổng sản lượng của nhà máy. Do đó, “nếu dầu diesel không tiêu thụ được thì Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm ngừng hoạt động trong thời gian tới” – văn bản của PVN nêu rõ.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo của BSR cho hay, hiện tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn vận hành tốt, sản phẩm không bị tồn kho. Vị đại diện này cho rằng giả thuyết BSR đóng cửa là do PVN “lo xa”, sản phẩm sẽ khó tiêu thụ nếu chênh lệch thuế như hiện tại.
Đây không phải lần đầu tiên Nhà máy lọc dầu Dung Quất kiến nghị các bộ, ngành hỗ trợ giảm thuế nhập khẩu. Trước đó, vào tháng 6 và tháng 10-2015, PVN đã kiến nghị các bộ, ngành về vấn đề này. Đầu tháng 12-2015, Bộ Tài chính đã có văn bản phản hồi chính thức về những kiến nghị của PVN liên quan đến thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng xăng dầu. Theo đó, đề xuất áp dụng mức giá trị ưu đãi là 3% đối với sản phẩm hoá dầu, 5% đối với LPG và 7% đối với xăng, dầu của PVN đã bị Bộ Tài chính bác bỏ.
Theo_An ninh thủ đô
Trao chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao cho 500 doanh nghiệp
Tối 23-2, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Hàng Việt Nam chất lượng cao - Nâng sức cạnh tranh doanh nghiệp Việt và trao chứng nhận cho 500 doanh nghiệp đạt Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2016. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và trao chứng nhận cho các doanh nghiệp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao tặng các doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN
Cuộc điều tra bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016, được tổ chức rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, trong khoảng thời gian từ tháng 9-2015 đến nay. Sau khi công bố danh sách sơ bộ gồm 678 doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã nhận được phản hồi từ 75 cơ sở ngành thuộc 37 tỉnh, thành phố. Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao xem xét kỹ lưỡng và quyết định trao chứng nhận cho 500 doanh nghiệp đạt Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2016.
Trong 20 năm thực hiện chương trình bình chọn, hiện đã có 45 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp được trao chứng nhận Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao. Đông Nam Bộ có nhiều doanh nghiệp đạt chứng nhận nhất (chiếm 58%), tiếp đó là miền Bắc (chiếm 22%), hai khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (cùng đạt 10%). Một số doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm như: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk, Kinh Đô, Việt Tiến, Thái Tuấn, Thiên Long... 500 doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2016 Ngày 18-2, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DNHVNCLC) giới thiệu lễ công bố chương trình HVNCLC năm 2016. Theo đó, có 500 doanh nghiệp đã đạt chứng nhận DNHVNCLC 2016.
Theo TTVN & Đặng Loan
Lọc dầu Dung Quất nguy cơ dừng sản xuất Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại tiếp tục phải đối mặt nguy cơ dừng sản xuất, do không cạnh tranh nổi với xăng dầu nhập khẩu từ ASEAN dù đã giảm giá bán. Đây là nội dung đáng chú ý trong một văn bản Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa gửi đến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Văn phòng...