Nhà máy in tiền quốc gia đấu giá 300 tấn polymer phế phẩm
Nhà máy in tiền quốc gia vừa bán đấu giá 300 tấn polymer phế phẩm. Giá khởi điểm tính thuế giá trị gia tăng là 5.530 đồng/kg phế phẩm, tương ứng tổng tài sản hơn 1,6 tỷ đồng.
Công ty Đấu giá Hợp Danh Thắng Lợi có trụ sở tại Hà Nội vừa thông báo bán đấu giá 300 tấn polymer phế phẩm thu hồi của Nhà máy In tiền quốc gia. Giá khởi điểm tính thuế giá trị gia tăng là 5.530 đồng mỗi kg phế phẩm, tương ứng tổng tài sản hơn 1,6 tỷ đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT).
Doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia đấu giá phải đặt cọc 100 triệu đồng. Trong trường hợp trúng giá sẽ chịu thêm chi phí bốc xếp, vận chuyển và các khoản thuế khác liên quan đến chuyển quyền sở hữu và sử dụng polymer.
Điều kiện để tham gia đấu giá là phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao được chứng thực) bao gồm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh là tái chế phế liệu; Doanh nghiệp đang không trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Trước đó vào đầu tháng 5/2019, Ngân hàng Nhà nước (cơ quan chủ quản của Nhà máy In tiền quốc gia) cũng thông báo bán đấu giá hơn 600 tấn phế phẩm tiền kim loại với giá khởi điểm hơn 48 tỷ đồng. Số phế phẩm trên đã được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 phân tích, thử nghiệm thành phần hoá học.
Nhà máy In tiền quốc gia là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, kinh doanh duy nhất một ngành nghề là in, đúc tiền và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Sản lượng, doanh thu và chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào cung cầu tiền mặt, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước.
Nửa đầu năm 2019, nhà máy đạt doanh thu gần 907 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 11 tỷ đồng. Ngoài doanh thu từ hoạt động chính, báo cáo tài chính còn ghi nhận hơn 1,5 tỷ đồng thu nhập khác.
Theo lý giải của ban lãnh đạo nhà máy, kết quả chênh lệch thu chi giữ năm là số liệu tạm tính, không thể hiện đầy đủ hoạt động của nhà máy do toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan do Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước duyệt quyết toán khi kết thúc năm tài chính.
Hiếu Nguyễn
Theo Nguoiduatin.vn
Đã biết lý do Món Huế không thể bán, đành phá sản
Với việc mỗi năm lỗ trên 50 tỉ đồng và với khoản lỗ lũy kế hơn 100 tỉ đồng, cùng với đó là khoản nợ phải trả gần 900 tỉ đồng thì khó lòng một nhà đầu tư nào bơm vốn hay mua lại để tái cấu trúc hiệu quả. Việc chấp nhận phá sản là sự hợp lý của Món Huế.
Theo báo cáo tài chính chuỗi nhà hàng Món Huế, trong ba năm từ 2016 đến 2018, chuỗi nhà hàng Món Huế có doanh thu xoay quanh mốc 200 tỉ đồng. Nhưng nguồn thu này không gánh nổi chi phí dẫn đến thua lỗ hai năm dần đây lên đến 50 tỉ đồng/năm, mà tính đến thời điểm cuối năm 2018, lỗ lũy kế đã là 107 tỉ đồng.
Chuỗi nhà hàng này cũng bị âm vốn chủ sở hữu lên đến 85 tỉ đồng, dù có tổng tài sản hơn 750 tỉ đồng. Số tài sản này có thể xoay quanh việc mua các trang thiết bị nhưng nếu bán tháo thì chắc không còn giá trị bao nhiêu.
Một câu hỏi đặt ra, với việc từng thành công trong việc gọi vốn, với tổng giá trị lên đến 65 triệu USD và có mối quan hệ khá tốt với các quỹ đầu tư, vậy tại sao chủ doanh nghiệp Món Huế không bán toàn bộ hệ thống cho nhà đầu tư nước ngoài khi đã xây dựng thành công chuỗi và nhận diện thương hiệu.
Một chuyên gia cho biết phương án này có lẽ chủ nhà hàng Món Huế đã tính đến vì không đơn giản họ đốt hết 65 triệu USD trong thời gian ngắn như vậy.
Một là khi "đốt" tiền mà không đáp ứng các kỳ vọng đặt ra nên các nhà đầu tư hiện hữu không xuống tiền nữa và Món Huế không còn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, rao bán nhưng nhà đầu tư vào xem báo cáo tài chính phát hiện thấy những điều bất thường nào đó, hoặc gánh nặng nợ quá lớn có thể bơm tiền vào hoạt động hiệu quả. Ngoài ra sức hấp dẫn ẩm thực của Món Huế đã nhạt dần so với xu hướng mới nổi khác nên không thể cạnh tranh được với với các đối thủ khác.
Phương Minh
Theo PLO.vn
'Đại gia' Yeah1 lỗ tiếp 128 tỷ đồng, giá cổ phiếu giảm 'siêu mạnh' Tập đoàn Yeah1 tiếp tục có khoản lỗ ròng 128 tỷ đồng trong quý 2/2019, nâng mức lỗ từ đầu năm đến nay lên 230 tỷ đồng. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 của Tập đoàn Yeah1 (YEG) cho thấy bức tranh kinh doanh của vị đại gia ngành giải trí này vẫn khá ảm đạm. Cụ thể, trong quý 3/2019,...