Nhà leo núi Nepal lập kỷ lục 29 lần leo lên đỉnh Everest
Nhà leo núi người Nepal, Kami Rita Sherpa, đã leo lên đỉnh Everest lần thứ 29 vào hôm 12/5, phá vỡ kỷ lục bản thân về số lần chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới.
“Kami Rita đã lên đến đỉnh sáng nay. Hiện anh ấy đã lập kỷ lục mới với 29 lần leo đỉnh Everest”, đại diện đơn vị tổ chức chuyến leo núi Seven Summit Treks cho biết.
Kami Rita Sherpa, còn được gọi là “người đàn ông Everest”, chụp ảnh kỷ niệm lần thứ 28 leo lên ngọn núi cao nhất thế giới vào tháng 5 năm ngoái. Ảnh: AFP
Là hướng dẫn viên leo núi trong hơn 20 năm, Sherpa (54 tuổi) lần đầu tiên chinh phục đỉnh Everest cao 8.849 mét vào năm 1994 khi làm việc cho một đoàn thám hiểm thương mại. Trước đó, ông cho biết mình “chỉ đang làm việc” chứ không có ý định lập kỷ lục.
Bên cạnh Everest, Sherpa cũng đã chinh phục những đỉnh núi cao 8.000 mét đầy thử thách khác, bao gồm ngọn núi cao thứ hai thế giới – K2 ở Pakistan.
Video đang HOT
Mùa leo núi mùa xuân năm nay (kéo dài từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 6), Nepal đã cấp 414 giấy phép leo núi Everest. Hầu hết những người hy vọng chinh phục Everest đều được hướng dẫn viên Nepal hộ tống, nghĩa là hơn 800 nhà leo núi sẽ thực hiện hành trình leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới trong những tuần tới.
Năm nay, Trung Quốc cũng lần đầu tiên mở lại tuyến đường Tây Tạng lên đỉnh Everest cho người nước ngoài kể từ khi đóng cửa vào năm 2020 vì đại dịch COVID-19.
Nepal là nơi có 8 trong số 10 đỉnh núi cao nhất thế giới và chào đón hàng trăm nhà thám hiểm vào mỗi mùa xuân khi nhiệt độ ấm áp và gió thường êm dịu.
Năm 1953, nhà thám hiểm Edmund Hillary và người dẫn đường Tenzing Norgay đã trở thành hai người đầu tiên trèo lên đỉnh Everest và quay về an toàn, mở ra sự bùng nổ trong hoạt động leo núi.
Năm ngoái, hơn 600 nhà leo núi đã lên tới đỉnh Everest nhưng đây cũng là mùa nhiều thương vong nhất với 18 người thiệt mạng.
Trung Quốc mở lại đường lên đỉnh Everest cho khách nước ngoài
Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc quyết định mở lại đường lên đỉnh Everest cho người leo núi nước ngoài qua Tây Tạng.
Adrian Ballinger - người đã chinh phục Everest tám lần - cho biết ưa thích đường lên đỉnh núi cao nhất thế giới từ phía Tây Tạng được hơn đường từ Nepal (phía Nam). Ballinger hiện là một trong những hướng dẫn viên của công ty Alpenglow Expeditions và sẽ dẫn đầu một nhóm người trong mùa leo núi sắp tới.
Trung Quốc mở lại đường lên đỉnh Everest cho khách nước ngoài. https://dulich.petrotimes.vn/
"Leo núi từ phía Tây Tạng, Trung Quốc từng phổ biến hơn nhiều so với từ phía Nepal. Vì vậy, từ khoảng năm 2000 đến năm 2007, phía Tây Tạng được ưa chuộng hơn hẳn và người ta thường hiểu rằng lý do nó được ưa chuộng hơn là bởi vì nó an toàn hơn", Ballinger giải thích.
Vào năm 2008, Trung Quốc đã cho đóng cửa con đường chinh phục Everest từ Tây Tạng, khiến nhiều du khách chuyển hướng sang Nepal, thế nên hầu hết các nhà thám hiểm chỉ biết đến con đường chinh phục đỉnh Everest từ Nepal, đồng nghĩa với khu vực này luôn đông đúc và nhiều rác thải. Việc Trung Quốc cho mở lại tuyến đường từ Tây Tạng đang nhận được rất nhiều sự đồng tình từ các nhà leo núi nước ngoài.
Tất cả các vé được sử dụng trên các tuyến đường leo núi của Trung Quốc, được biết đến ở Trung Quốc dưới tên gọi Qomolangma và được thực hiện thông qua Hiệp Hội leo núi Tây Tạng Trung Quốc (CTMA), không phải từ cơ quan du lịch hay hội đồng tại Bắc Kinh như thường lệ.
Leo núi từ phía Tây Tạng, Trung Quốc từng phổ biến hơn nhiều so với từ phía Nepal. https://dulich.petrotimes.vn/
Mặc dù chưa có thông báo chính thức từ chính phủ Trung Quốc về việc phát hành thẻ leo núi, nhưng theo Ballinger, thông tin về việc mở cửa lối vào phía Tây Tạng của Everest được công bố khi CTMA gửi bảng giá cho mùa leo núi. Bảng giá này bao gồm chi phí cho các dịch vụ như yak (vận chuyển thiết bị lên và xuống núi), hướng dẫn viên địa phương, thông dịch viên và phương tiện từ thủ đô Lhasa của Tây Tạng đến trại căn cứ Everest.
Các du khách nước ngoài cần phải có thêm một visa riêng biệt cho Tây Tạng, ngoài visa du lịch Trung Quốc. CTMA sẽ hỗ trợ với thủ tục này cho các vận động viên leo núi.
Về số lượng, có tối đa 300 thẻ được cấp hàng năm cho các vận động viên nước ngoài. Thời gian cho mùa leo núi Everest rất hạn chế, thường diễn ra từ cuối tháng tư đến giữa tháng năm. Đội của Ballinger sẽ đến Trung Quốc vào ngày 25/4 sau khi làm quen với khí hậu sẵn tại nhà để tiết kiệm thời gian.
Những ngọn núi hùng vĩ nổi tiếng thế giới thu hút mọi "tín đồ" leo núi Hãng CNN liệt kê hình ảnh những ngọn núi cao và hùng vĩ trên thế giới. Đỉnh Everest hùng vĩ, đỉnh núi cao nhất thế giới và là đỉnh cao nhất châu Á. Ảnh:AFP Imja Tse (thường được gọi là Island Peak) là một trong số các đỉnh núi gồ ghề và những người yêu thích môn thể thao này phải có các...