Nhà khoa học nữ “nóng bỏng nhất thế giới” bắt trăn bằng tay không gây sốt
Nhà khoa học kiêm người mẫu Rosie Moore đã phải vất vả mới bắt được một con trăn bằng tay không, nỗ lực khiến cô bị thương.
Rosie Moore bị thương khi bắt một con trăn bằng tay không
Theo Daily Star, Rosie Moore được mệnh danh là nhà khoa học nữ “ nóng bỏng nhất thế giới”. Moore đến từ bang Florida, Mỹ, học chuyên ngành khoa học môi trường tại Đại học Atlantic.
Cô cũng là người mẫu, ký hợp đồng với một công ty chuyên cung cấp người mẫu cho các sự kiện lớn ở phía nam bang Florida. “Bất kỳ khi nào họ cần người mẫu, tôi sẽ tham gia”, Moore nói hồi năm ngoái.
Cô gái mỉm cười dù đau do bị chảy máu ở môi.
Gần đây, Moore nói về việc mình đã có trải nghiệm “đậm chất hoang dã ở Florida”. Trong các bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội, cô một tay cầm đầu, một tay cầm vào thân con trăn.
Quá trình bắt con trăn phục vụ nghiên cứu không hề dễ dàng khi Moore bị thương ở vùng môi, nhưng không phải do trăn gây ra.
“Tôi vừa tóm được một con trăn. Con trăn đó không cắn tôi mà là do tôi đâm đầu vào cành cây khi cố gắng bắt trăn”, Moore chia sẻ, cho biết nhiệm vụ của cô là đánh dấu con trăn để phục vụ nghiên cứu.
Video đang HOT
Ngoài công việc khoa học, Moore còn là một người mẫu.
Khi được người quay video hỏi về vết thương, Moore tỏ ra bất ngờ và hỏi ngược lại: “Máu có chảy nhiều không?”
Người quay video trả lời: “Có, máu chảy cả xuống răng kia kìa”. Các bức ảnh đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cư dân mạng và thu hút hơn 5.000 lượt “thích” chỉ trong thời gian ngắn, theo Daily Star.
Moore ký hợp đồng với một công ty chuyên cung cấp người mẫu cho các sự kiện lớn ở phía nam bang Florida.
Tháng 12/2022, Moore chia sẻ rằng cô làm công việc quản lý thủy lợi cho chính quyền thành phố Delray. “Tôi cũng làm những việc khác như săn bắt trăn, lặn với cá mập, gắn thẻ và quản lý động vật như cá sấu”, Moore cho biết.
Không rõ con trăn mà Moore bắt được để gắn thẻ là loài nào, nhưng trăn Miến điện khổng lồ là một trong những loài sinh vật xâm lấn khiến chính quyền bang Florida đau đầu.
Số lượng trăn Miến Điện ngày càng có xu hướng gia tăng tại vườn quốc gia Everglades, bang Florida (Mỹ), khiến các chuyên gia phải thừa nhận rằng việc tiêu diệt loài xâm lấn này có thể là nhiệm vụ bất khả thi.
Phát hiện bất ngờ về sinh vật sống cổ xưa nhất trên Trái đất
Các nhà khoa học xác nhận loài sinh vật được gọi là ctenophore đã sống trên hành tinh của chúng ta 700 triệu năm trước.
Ctenophore có 8 bộ lông mao chạy dọc theo cơ thể. Ảnh: Daily Mail
Sinh vật giống sứa có tên khoa học là ctenophore xuất hiện lần đầu tiên cách đây 700 triệu năm, lâu gấp nhiều lần so với loài khủng long ra đời cách đây 230 triệu năm.
Nhóm nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) xác định ctenophore là họ hàng gần nhất của các loài động vật đầu tiên trên hành tinh. Chúng ta vẫn có thể tìm thấy chúng đang bơi lội trong các đại dương và thủy cung ngày nay.
Ngoài ra, phát hiện này cũng đã dập tắt cuộc tranh luận lâu nay rằng bọt biển là động vật đầu tiên vì hóa thạch của chúng có niên đại khoảng 600 triệu năm.
Ctenophores có tám bộ lông mao, tương tự như xúc tu, chạy dọc hai bên. Chúng được dùng để tạo lực đẩy khi di chuyển ở độ sâu hơn 6km dưới bề mặt các đại dương.
Ông Daniel Rokhsar, giáo sư Đại học California kiêm đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Tổ tiên chung gần đây nhất của tất cả các loài động vật có thể sống cách đây 600 - 700 triệu năm. Thật khó để xác định chúng trông như thế nào vì chúng là động vật thân mềm và không để lại hóa thạch".
Để so sánh, loài giun bắt đầu tiến hóa gần 500 triệu năm trước và động vật có xương sống xuất hiện khoảng 450 triệu năm trước.
Cùng với nhau, chúng được gọi là sinh vật đối xứng hai bên - có đầu với bộ não tập trung, ruột chạy từ miệng đến hậu môn, cơ bắp và các đặc điểm chung khác - đã phát triển vào thời điểm "Vụ nổ kỷ Cambri" nổi tiếng khoảng 500 triệu năm trước.
Mặc dù bề ngoài của chúng giống như sứa, nhưng cả hai chỉ có quan hệ họ hàng xa.
Khác với những loài sứa thông thường bơi vọt đi trong nước, ctenophore tự đẩy mình bằng 9 hàng lông mao được sắp xếp dọc theo hai bên cơ thể giống như những chiếc lược. Dọc theo bờ biển California, một loài ctenophore phổ biến chính là sứa lược gooseberry.
Mỗi loài có số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng - ví dụ con người có 23 cặp - và sự phân bố gien dọc theo nhiễm sắc thể đặc trưng.
Các nhà nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhiễm sắc thể của bọt biển, sứa cùng với nhiều động vật không xương sống khác mang một số gien tương tự, mặc dù đã trải qua hơn nửa tỷ năm tiến hóa độc lập.
Phát hiện này gợi ý rằng nhiễm sắc thể của nhiều loài động vật tiến hóa chậm và cho phép nhóm nghiên cứu tái tạo lại nhiễm sắc thể của tổ tiên chung của những loài động vật đa dạng này trên máy tính.
Ông Rokhsar chia sẻ: "Lúc đầu, chúng tôi không thể biết liệu nhiễm sắc thể ctenophore có khác với nhiễm sắc thể của các loài động vật khác hay không. Đơn giản vì chúng đã thay đổi rất nhiều trong hàng trăm triệu năm. Chúng có thể khác biệt vì chúng là phân nhánh đầu tiên trước khi tất cả các dòng động vật khác xuất hiện. Chúng tôi cần phải tìm ra điều đó".
Các nhà nghiên cứu đã phối hợp để sắp xếp trình tự bộ gien của một loài sứa lược và bọt biển, cũng như ba sinh vật đơn bào nằm ngoài dòng động vật: trùng roi choanoflagellate, amip filasterean và ký sinh trùng cá gọi là ichthyosporean.
Trình tự bộ gien thô của những loài không phải động vật này đã tồn tại, nhưng chúng không chứa thông tin quan trọng cần thiết cho liên kết gien ở quy mô nhiễm sắc thể: vị trí trên nhiễm sắc thể.
Đáng chú ý, khi nhóm nghiên cứu so sánh nhiễm sắc thể của những loài động vật đa dạng này và những loài không phải động vật, họ phát hiện ra rằng tế bào ctenophore và những loài không phải động vật chia sẻ các tổ hợp gien - nhiễm sắc thể cụ thể, trong khi nhiễm sắc thể của bọt biển và các loài động vật khác được sắp xếp lại theo một cách khác biệt rõ rệt.
Giáo sư Rokhsar cho biết: "Chúng tôi đã tìm ra một số cách sắp xếp lại ở bọt biển và động vật không phải ctenophore.
Ngược lại, ctenophore không giống động vật. Lời giải thích đơn giản nhất là ctenophores đã phân nhánh trước khi việc sắp xếp lại xảy ra".
Giới khoa học tìm ra thuốc giải độc nấm tử thần? Chất nhuộm màu dùng trong y khoa được cho là có khả năng ngăn chặn chất độc trong nấm tử thần. Nấm tử thần thường bị nhầm lẫn với những loại nấm khác. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra thuốc giải độc tiềm năng đối với chất cực độc có trong nấm tử...