Nhà khoa học nữ “biến” khẩu trang vải thành ‘vũ khí’ chống dịch COVID-19
Giữa những ngày dịch Covid-19 hoành hành khiến cơn sốt khẩu trang trở nên nóng hơn bao giờ hết, mới thấy ý nghĩa của kết quả nghiên cứu thành công những chiếc khẩu trang nano bạc kháng khuẩn mà TS. Trần Thị Ngọc Dung – Trưởng phòng Công nghệ Thân môi trường, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam – đã thực hiện.
TS. Trần Thị Ngọc Dung – Trưởng phòng Công nghệ Thân môi trường, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh: Minh Thúy
Giờ đây, những chiếc khẩu trang này đã trở thành “cứu cánh” cho hàng nghìn người dân trong phòng, chống các dịch bệnh qua đường hô hấp, đặc biệt, khi những chiếc khẩu trang y tế đã và đang trở nên hiếm hoi và đắt đỏ.
Từ những trăn trở …
Hơn chục năm trước, nhiễm môi trường không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy giảm chức năng hô hấp, gây ra các bệnh như: hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí gây ung thư phổi, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ. Trong số các bệnh do ô nhiễm môi trường, nghiêm trọng nhất phải kể đến nhiễm trùng hô hấp trẻ em, hô hấp người lớn, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Ngoài ra, ô nhiễm không khí sinh học có thể lây lan những căn bệnh nguy hiểm qua đường tiếp xúc không khí như: cúm mùa, SARS, cúm gia cầm A/H5N1, cúm A/H1N1, Mers-CoV, lao, ho gà, đau mắt, viêm não, quai bị, Rubella, viêm phổi do bạch cầu, nhiễm Adenovirus, Haemophilus Influenza type B,…
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Ảnh: EPA
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 12,6 triệu người trên thế giới tử vong vì ô nhiễm môi trường, tức là cứ 4 người chết thì có 1 người tử vong do hậu quả của việc sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Còn theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí lên tới 600.000 trường hợp, cao hơn cả tử vong vì sốt rét và HIV/AIDS cộng lại.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có 16.000 người chết do ô nhiễm không khí. Theo thống kê của Bộ Y tế, số người bị các bệnh đường hô hấp (thường do ô nhiễm không khí gây ra) chiếm từ 3% – 4% tổng dân số. Tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở các địa phương có trình độ phát triển, ô nhiễm không khí như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng,… cao hơn 4 – 5 lần so với các địa phương kém phát triển như: Bắc Kạn, Điện Biên.
TS. Trần Thị Ngọc Dung giới thiệu về Nano bạc – giải pháp hữu hiệu phòng chống bệnh dịch. Ảnh: Minh Thúy
Hiện, nước ta có 45 triệu môtô, xe gắn máy đang lưu hành (tương đương 2 người dân sở hữu 1 xe máy) và có đến 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại hàng ngày. Số lượng xe máy lớn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí bởi các khí CO, VOC, TSP phát thải.
Video đang HOT
Chính những người sử dụng môtô xe máy là đối tượng bị phơi nhiễm và chịu ảnh hưởng lớn nhất từ ô nhiễm không khí khi tham gia giao thông. Những đối tượng tham gia giao thông khác như người đi xe buýt, người đi bộ, đi xe đạp cũng là đối tượng phải hứng chịu ô nhiễm không khí.
Trong khi chưa có một giải pháp tổng thể từ những nhà quản lý thì người tham gia giao thông chỉ còn cách tự bảo vệ bản thân bằng việc sử dụng khẩu trang cá nhân. Điều này đã thôi thúc TS. Dung tiến hành nghiên cứu giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho người dân trước tình hình ô nhiễm không khí cũng như sự tấn công của các loại dịch bệnh nguy hiểm.
Đến sản phẩm đặc biệt có thể “tái sử dụng” nhiều lần
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì ai cũng cần có khẩu trang để phòng bệnh, khẩu trang (khẩu trang y tế, khẩu trang chuyên dụng, khẩu trang vải) là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người dân.
Thực tế, khẩu trang vải được đa số người dân lựa chọn bởi chi phí thấp, có thể tái sử dụng, kiểu dáng đa dạng, độ che phủ tốt giúp chống nắng hiệu quả phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Tuy nhiên rất ít người biết rằng khẩu trang vải thông thường không đủ khả năng bảo vệ người dùng khỏi ô nhiễm không khí.
Khẩu trang kháng khuẩn chứa Nano bạc. Ảnh: Minh Thúy
Các nhà khoa học Sức khỏe Môi trường, ĐH Massachusetts Amherst đã nghiên cứu tính hiệu quả của 6 loại khẩu trang thông dụng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Kết quả được công bố trên Journal of Exposure Science & Environmental Epidemiology của Springer Nature cho thấy, không có loại khẩu trang nào đạt hiệu quả 100%. Đặc biệt các loại khẩu trang bằng vải được dùng nhiều ở Việt Nam có hiệu quả bảo vệ rất thấp, chỉ lọc bỏ được 15-57% lượng bụi trong luồng khí đi qua. Điều này có nghĩa nếu đeo khẩu trang vải thông thường trong 1 ngày ô nhiễm với mật độ bụi lơ lửng 350 microgams/m3 thì lượng bụi lọt vào người vẫn gấp 10 lần nồng độ tiêu chuẩn của WHO.
TS Trần Thị Ngọc Dung bên một số sản phẩm ứng dụng nano bạc đã được giới thiệu ra thị trường. Ảnh: NVCC
Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng khẩu trang giấy và thay khẩu trang liên tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bởi khẩu trang giấy chủ yếu được sản xuất từ vải không dệt.
Chính vì thế, để bảo vệ môi trường và phòng bệnh cho người dân, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu khẩu trang vải có sử dụng lõi lọc chứa Nano bạc ở bên trong, dùng được nhiều lần mà không cần mua khẩu trang mới. Bạc là nguyên tố có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất trong tự nhiên. Hạt bạc lại có kích thước nano (rất nhỏ) nên không chỉ ngăn bụi mà còn ngăn chặn được các vi sinh vật gây bệnh.
TS. Dung cho hay: Bạc là một nguyên tố có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên mạnh nhất được tìm thấy trên trái đất. Dưới dạng Nano hoạt tính này còn tăng lên gấp bội, vì vậy cùng với sự phát triển vũ bão của công nghệ Nano các nhà khoa học đã sớm tìm đến hướng nghiên cứu chế tạo Nano bạc phục vụ cho mục đích khử trùng.
So với các hệ khử trùng chứa bạc thông thường, các hạt Nano bạc với năng lượng bề mặt rất lớn có khả năng giải phóng từ từ các ion bạc vào đối tượng khảo sát bởi vậy nano bạc có tính năng kháng khuẩn mạnh hơn nhiều lần và có tác dụng kéo dài hơn so với bạc ở dạng keo, dạng ion hay dạng rắn.
TS.Trần Thị Ngọc Dung tại phòng làm việc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh: NVCC
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho người dân, TS. Dung đã nghiên cứu tạo ra lõi lọc chứa Nano bạc cho khẩu trang vải thông thường trở thành vũ khí chống lại vi khuẩn, virus.
“Lõi lọc của khẩu trang kháng khuẩn có chứa Nano bạc được cố định trên lớp than hoạt tính. Lõi lọc này giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua mũi miệng và ngược lại. Lõi lọc Nano này có thể tự làm sạch khỏi các vi khuẩn, virus bị giữ lại trên đó nhờ lượng Nano bạc có trong lõi lọc. Người sử dụng chỉ cần giặt vỏ vải của khẩu trang hàng ngày và lắp lại lõi lọc là lại có một chiếc khẩu trang sạch để sử dụng. Thời gian sử dụng của khẩu trang có thể lên tới trên 1 tháng và có thể bổ sung Nano bạc vào lõi lọc để kéo dài thời gian sử dụng.”- TS. Dung nói.
TS. Trần Thị Ngọc Dung giới thiệu khẩu trang khuẩn chứa Nano bạc. Ảnh: Minh Thúy
Thời gian qua, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm giúp người dân bảo vệ sức khỏe như khẩu trang, dung dịch rửa tay nhanh, nước súc miệng,…
Nhóm nghiên cứu tại Viện cũng đã thực hiện nhiều lần các nghiên cứu để khẳng định nano bạc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.coli, Coliform, S.aureus, P. aeruginosa, Aci.baumannii, Vibrio cholerae, Enterococcus, Neisseria Gonorrhoeae, nấm gây bệnh Candida albicans,... Đặc biệt, gần đây nhóm nghiên cứu đã thực hiện được một số nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế virus của nano bạc với một số chủng virus như Dengue -gây bệnh sốt xuất huyết và virus ASF gây dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Theo viettimes
Dịch Covid-19: Diễn giải chính xác khái niệm để người dân không hoảng loạn
Trong cuộc chống dịch Covid-19, điều trị chỉ là một việc rất nhỏ. Quan trọng nhất của chống dịch là đừng để dịch vào Việt Nam.
"Nếu vào thì đừng để lan quá rộng. Chúng tôi chỉ gánh vác việc thứ 3 là chẳng may có ai mắc thì cố gắng giúp họ hồi phục"- bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ tại tọa đàm "Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19".
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho rằng, chúng ta đã làm rất tốt 2 việc đầu nên Việt Nam có số lượng bệnh nhân rất nhỏ. Còn nếu con số bệnh nhân này mà lên hàng nghìn, hàng vạn thì chắc chắn sẽ không thể điều trị tốt được.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ tại tọa đàm "Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19".
Có một vấn đề quan trọng trong truyền thông chuyên môn. Thứ nhất, Covid-19 mới được phát hiện. Ngay cả chẩn đoán, cũng chỉ hoàn thiện qua từng ngày. Cũng vì là bệnh mới nên việc điều trị phải căn cứ vào hiểu biết sẵn có để xây dựng lên phương án điều trị ban đầu. Sau đó liên tục theo dõi, nghiên cứu, đổi mới để phác đồ điều trị ngày càng hoàn thiện hơn.
Đây là đặc thù của dịch bệnh mới khi nghiên cứu chưa đầy đủ.
Điều này trong truyền thông, có khoảng cách giữa những điều của nhà chuyên môn nói và điều người dân nghe được. Để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và đại chúng là cực kỳ khó khăn. Chúng tôi được học về chuyên môn nhưng không được học về truyền thông.
Mỗi người dân đều đóng góp sức mạnh nào đó, nếu tập hợp được theo hướng tốt thì sức mạnh đó đóng góp rất lớn, nhưng nếu theo chiều hướng xấu thì tác hại vô cùng lớn.
Ví dụ, một khái niệm đơn giản là nhà khoa học Trung Quốc đề xuất là bệnh Covid-19 lây qua đường khí dung giao, tiếng anh gọi là Aerrosol (khí dung). Nhưng bản thân chữ "khí dung giao" của người Trung Quốc và chữ Aerrosol không trùng lắp hoàn toàn. Người dân quy ra là lây truyền qua đường không khí thì hiểu rằng bất cứ ai hít qua đường không khí thì nguy cơ nhiễm bệnh. Thực tế không phải thế.
Con đường lây truyền qua giọt bắn, giọt nhỏ, ví dụ khi hắt hơi bắn ra là đường lây truyền chủ yếu của Covid-19.
Có một con đường nữa là lây truyền qua đường nhỏ hơn nữa, như sương mù, gọi là Aerrosol. Đôi khi chúng ta truyền thông là lây truyền qua khí dung nên gây nhầm lẫn.
Thực ra, muốn lây truyền qua Aerrosol thì mật độ phải đủ đậm đặc để tải được lượng virus lớn. Việc đó chỉ xảy ra với thầy thuốc khi thao tác rất gần với bệnh nhân. Trước đây, chúng tôi có chiến lược mở cửa sổ trong dịch SARS. Dịch nCoV cũng vậy. Điều này cũng tương tự như việc trong phòng kín thì hút thuốc lá khói sẽ mờ mịt, mở cửa ra sẽ đỡ hơn.
"Với chúng tôi, thời gian vừa rồi rất khó khăn trong chuyển tải khái niệm chuyên môn thành khái niệm dân dã đủ để người dân hiểu và an tâm. Khái niệm cần phải diễn giải xuất hiện liên tục. Cá nhân tôi chỉ là người đóng góp nhỏ trong việc tham gia diễn giải những khái niệm đó"- bác sĩ Cấp chia sẻ.
Vấn đề thứ 2, bác sĩ Cấp muốn chia sẻ, toán thống kê là một chương trình bác sĩ phải học nhưng để hiểu sâu cũng không nhiều. Chắc chắn với nhà báo thì toán thống kê vô cùng khó khăn. Chúng ta thấy tình trạng, Trung Quốc công bố mỗi ngày tăng thêm 300 - 400 bệnh nhân, tử vong 30 - 40 bệnh nhân, các nhà khoa học bảo dịch leo thang khủng khiếp. Đến ngày khác, Trung Quốc công bố tăng thêm 2.000 bệnh nhân, chết khoảng 400 bệnh nhân, nhà khoa học bảo rằng đến đỉnh và chuẩn bị quay xuống.
Nhưng nếu căn cứ con số thông thường thì sẽ có ý kiến thắc mắc rằng: "Lúc đang đi lên các ông lại bảo là cực kỳ kinh khủng. Lúc đang cực kỳ kinh khủng ông lại bảo là đã đỡ rồi". Đó là khái niệm về thống kê. Nếu hiểu đúng thì cực kỳ khó khăn. Một trong những trách nhiệm của truyền thông là diễn giải con số đó phù hợp để người dân hiểu và không hoảng loạn ở con số hàng trăm hay hàng nghìn mà ở xu thế đi lên hay đi ngang.
Thứ 3, có những điều khi trao đổi với phóng viên, hình như tư duy của thầy thuốc và nhà báo khá xa nhau. Tư duy thầy thuốc là trong hoàn cảnh xấu, chọn cái ít xấu nhất. Còn với nhà báo, tư duy là mong mỏi mọi điều tốt với mọi người. Mỗi con người là một số phận nên không chấp nhận được việc bảo chết thêm vài trăm người. Đặt vào vị trí của nhau trong mỗi quyết định, trong mỗi lý giải thì mọi thứ sẽ tốt hơn. Khi không hiểu nhau sẽ dẫn đến ngáng chân hoặc va chạm nhau.
Theo kinhtedothi
Lưu ý cần thiết để xử lý đúng cách khẩu trang đã qua sử dụng Trong 'thời' dịch Covid-19, bên cạnh việc đeo khẩu trang đúng cách thì việc xử lý khẩu trang đã qua sử dụng cũng là yếu tố quyết định đến việc phòng dịch có hiệu quả hay không, bởi theo các chuyên gia y tế, khẩu trang sau khi sử dụng nếu không được xử lý đúng cách thì có nguy cơ gây ô...