Nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới tử nạn do băng tan ở Bắc Cực
Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về biến đổi khí hậu, đã qua đời ở tuổi 68 trong một vụ tai nạn do băng tan ở hòn đảo Greenland, Bắc Cực.
Ông Konrad Steffen là Giám đốc Viện Nghiên cứu Rừng, Tuyết và Cảnh quan Liên bang Thụy Sĩ, đã nghiên cứu biến đổi khí hậu trong hơn 40 năm, tập trung vào các tác động của nó đối với Bắc Cực và Nam Cực. Đặc biệt, theo The New York Times, nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ của ông ở Greenland đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu đang khiến tảng băng ở Greenland tan chảy với tốc độ ngày càng cao.
Vào ngày 8-8, nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới Steffen qua đời gần một trạm nghiên cứu mang tên “Trại Thụy Sĩ” mà ông đã thành lập ở Greenland 30 năm trước.
Cảnh sát điều tra cho biết, ông đã ngã vào một vết nứt băng và chết đuối ở vùng nước sâu bên dưới.
Tiến sĩ Steffen “chết ở một nơi mà ông ấy yêu thích, làm những gì ông ấy yêu thích. Ông ấy chết ở nhà mình” một đồng nghiệp cho biết. Ảnh: National Geographic Channel.
Một nhà khoa học đồng nghiệp tại trạm nghiên cứu, Jason Box, cho biết vết nứt băng là một mối nguy hiểm từng được biết đến. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, gió lớn và tuyết rơi gần đây đã khiến tầm nhìn kém và khó phát hiện các vết nứt này.
Nhóm nghiên cứu tại Trại Thụy Sĩ do Tiến sĩ Steffen chỉ huy, đang lắp đặt thiết bị mới để bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ khác. Đồng nghiệp không nhìn thấy Tiến sĩ Steffen trong vài giờ và nghĩ rằng ông đã trở về lều để chợp mắt. Nhưng khi mọi người hoàn thành công việc trở về thì đã không thấy ông đâu nữa.
Video đang HOT
Tiến sĩ Ryan R. Neely III, một nhà khoa học khí hậu của Đại học Leeds, người đã theo học Giáo sư, Tiến sĩ Steffen, nói rằng cách đây không lâu, những vết nứt băng trong khu vực mà ông Steffen đang nghiên cứu “chưa từng được biết đến”, nhưng chúng đã bắt đầu xuất hiện dày đặc hơn trên băng do sự nóng lên toàn cầu.
“Cuối cùng, biến đổi khí hậu đã khiến ông Steffen trở thành nạn nhân”, Tiến sĩ Neely nói.
Ảnh: CIRES.
Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen vào năm 2010. Trạm nghiên cứu Greenland của ông đã trở thành điểm đến cho các nhà báo, các nhà lãnh đạo chính trị và các chức sắc khác để quan sát biến đổi khí hậu.
Nhà khí quyển học Neely gọi người cố vấn cũ của mình là một “nhà khoa học kiêm nhà thám hiểm sự sống vĩ đại hơn cả những gì mà bạn thường được đọc trong sách vở”.
Tiến sĩ Steffen có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học khí hậu, và thường công bố nghiên cứu của mình về biến đổi khí hậu trước các nhà lãnh đạo chính trị và công chúng.
Vào mỗi mùa xuân, ông thường trở lại trại nghiên cứu gồm một túp lều để làm phòng thí nghiệm và một túp lều khác để sinh hoạt ăn uống, trong khi phía dưới băng đang dần tan. Đôi khi trại bị đổ và phải dựng lại. Ông Steffen thường tự tay mình làm việc đó. Khi ở đó, ông chỉ ngủ 3-4 giờ mỗi đêm và thường làm việc bằng tay không trong cái lạnh buốt giá.
Một nhà khoa học đồng nghiệp đã gọi Tiến sĩ Steffen là “nhà khoa học khám phá sự sống vĩ đại hơn cả những gì bạn thường được đọc qua sách vở”. Ảnh: CIRES.
Ông Steffen sinh năm 1952 và lấy bằng tiến sĩ tại ETH Zurich ở Thụy Sĩ vào năm 1984. Năm 1990, ông trở thành Giáo sư khí hậu học tại Đại học Colorado ở Boulder. Từ năm 2005 đến năm 2012, ông là Giám đốc Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi trường (CIRES) của trường đại học này trước khi rời đi để làm Giám đốc Viện Nghiên cứu Rừng, Tuyết và Cảnh quan Liên bang Thụy Sĩ. Vào năm 2012, ông cũng là giáo sư tại ETH Zurich và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne.
Giám đốc CIRES hiện tại, ông Waleed Abdalati, người đã lấy bằng tiến sĩ dưới sự cố vấn của ông Steffen, cho biết trong một tuyên bố từ CIRES: “Tôi cảm thấy có một chút an ủi khi biết ông ấy đang ở nơi ông ấy muốn đến, làm những gì ông ấy muốn làm”.
Ông Steffen “luôn nở nụ cười và nói những tử tế”. “Và dường như ông ấy có thể làm bất cứ điều gì: chủ trì các hội nghị khoa học, vượt qua những sông băng đang tan, mê hoặc các nhà báo bằng những câu chuyện kỷ niệm của ông ấy khi nghiên cứu trên băng”, tuyên bố của CIRES cho biết.
Thủ phạm xóa sổ tê giác lông cổ đại
Phân tích ADN cho thấy biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của tê giác lông chứ không phải do săn bắn quá mức.
Các nhà sinh vật học từng cho rằng sự hiện diện của con người ở vùng đông bắc Siberia cách đây 14.000 - 15.000 năm đã xóa sổ nhiều loài thú lớn sống trong thời kỳ băng hà cuối cùng, trong đó có tê giác lông mượt. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Current Biology vào hôm 13/8 đã phủ định giả thuyết này và cho biết thủ phạm thực sự có thể là biến đổi khí hậu.
"Những khám phá gần đây đã tiết lộ nhiều địa điểm cư trú lâu đời hơn của con người ở Siberia, một trong số đó có niên đại cách đây gần 30.000 năm. Vì vậy, sự kiện tuyệt chủng của tê giác lông mượt không trùng khớp với thời điểm con người xuất hiện lần đầu trong khu vực. Ngược lại, quy mô quần thể loài thậm chí còn gia tăng trong thời kỳ này", tác giả chính của nghiên cứu Love Dalén, Giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh vật thuộc Đại học Stockholm và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, cho hay.
Đồ họa mô phỏng loài tê giác lông mượt cổ đại. Ảnh: A nt spray.
Để tìm hiểu về quy mô và tính ổn định của quần thể tê giác lông mượt ở Siberia, nhóm nghiên cứu đã giải mã trình tự ADN từ mẫu mô, xương và lông của 14 hóa thạch. Bằng cách xem xét tính dị hợp tử hay sự đa dạng di truyền, Dalén cùng các cộng sự nhận thấy sau sự gia tăng về số lượng vào đầu thời kỳ lạnh giá cách đây 29.000 năm, quy mô quần thể tê giác lông vẫn được duy trì và có tỷ lệ giao phối cận huyết thấp.
"Trong thời gian con người sinh sống ở Siberia, chúng tôi không thấy sự suy giảm số lượng tê giác lông mượt. Dữ liệu mà chúng tôi xem xét chỉ tính đến thời điểm cách đây 18.500 năm, tức là khoảng 4.500 năm trước sự kiện tuyệt chủng của tê giác lông cổ đại, điều này ngụ ý rằng quần thể loài bắt đầu thu hẹp từ sau mốc thời gian đó", nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Nicolas Dusse tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh vật, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.
Phân tích ADN còn tiết lộ các đột biết gene giúp tê giác lông mượt thích nghi với thời tiết lạnh giá, nhưng mặt khác cũng khiến chúng dễ bị tổn tương bởi nóng lên toàn cầu. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự kiện tuyệt chủng của tê giác lông mượt trùng khớp với thời kỳ nhiệt độ tăng cao nhanh chóng ở kỷ băng hà cuối cùng.
"Chúng tôi không loại trừ hoàn toàn tác động của con người, nhưng tin rằng sự tuyệt chủng của tê giác lông mượt liên quan nhiều hơn đến biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi muốn giải mã thêm trình tự gene của các mẫu vật có niên đại từ khoảng 18.500 đến 14.000 năm trước để có thể kết luận chắc chắn về nguyên nhân tuyệt chủng của chúng", nghiên cứu sinh Edana Lord tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh vật cho biết thêm.
Công trình nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ, Quỹ Carl Tryggers, Giải thưởng Hợp nhất Hội đồng Nghiên cứu châu Âu và Quỹ Knut & Alice Wallenberg.
Trận động đất 'boomerang kỳ quái', tạo 'tiếng nổ siêu thanh' dưới lòng đất Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học xác nhận sự tồn tại của các trận động đất boomerang bí ẩn và cực mạnh. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu tới Stephen Hicks, nghiên cứu dữ liệu từ 39 máy đo địa chấn được đặt gần sống núi giữa Đại Tây Dương (Mid-Atlantic Ridge) để theo dõi hoạt động địa chấn....