Nhà khoa học Anh tin tưởng vaccine có thể chặn đứng được biến thể Omicron
Nhà khoa học Anh đang chủ nhiệm công trình nghiên cứu về tăng cường hiệu quả vaccine của hãng AstraZeneca cho rằng một loại vaccine mới có khả năng đối phó với biến thể Omicron vừa xuất hiện có thể được bào chế trong thời gian rất ngắn.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu trên sóng phát thanh của BBC ngày 27/11, Giáo sư Andrew Pollard, Giám đốc Nhóm vaccine Oxford, cho rằng các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay có thể vẫn hiệu quả với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 nói trên. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được khẳng định rõ ràng trong vài tuần tới sau khi giới khoa học có thêm nhiều dữ liệu để nghiên cứu sâu về chủng mới này.
Theo Giáo sư Pollard, “cực kỳ ít” nguy cơ bùng phát một đại dịch mới như năm ngoái khi biến thể Delta xuất hiện do hiện nhiều người dân trên thế giới đã được tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19. Trong trường hợp cần thiết, với những gì đã có với các loại vaccine hiện nay, giới khoa học có thể nhanh chóng phát triển một loại vaccine mới để ngăn chặn biến thể Omicron.
Video đang HOT
Dù chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm biến thể Omicron, tối 25/11, Chính phủ Anh đã thông báo các quy định mới về hạn chế đi lại đối với hành khách từ 6 nước châu Phi, trong đó có Nam Phi. Mỹ và các nước châu Âu khác cũng có động thái tương tự. Bỉ đã trở thành nước đầu tiên ở châu Âu ghi nhận bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron. Ngày 27/11, giới chức Hà Lan thông báo đã phát hiện 61 ca mắc COVID-19 trong số những người đến từ Nam Phi và đang tiến hành xét nghiệm khẩn cấp xem liệu những trường hợp này có nhiễm biến thể Omicron hay không.
Các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới như AstraZeneca, Pfizer, BioNTech, Moderna… cũng thông báo nghiên cứu về Omicron và tự tin có thể đối phó hiệu quả với biến thể này.
Italy viện trợ Việt Nam hơn 800.000 liều vaccine
Italy công bố viện trợ 801.600 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam và dự kiến bàn giao vào đầu tháng 9.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, 801.600 liều vaccine được tài trợ cho Việt Nam thông qua cơ chế Covax nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư cho Thủ tướng Italy Mario Draghi để đề nghị hỗ trợ vaccine, trong khi tổ công tác của chính phủ về ngoại giao vaccine cũng đã nỗ lực vận động thời gian qua.
Người dân TP HCM tiêm vaccine Covid-19 hồi tháng 6. Ảnh: Hữu Khoa.
Đối mặt với tình hình dịch diễn biến phức tạp và sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới nguy hiểm như Delta, Việt Nam đã nỗ lực tiếp cận nhiều nguồn vaccine nhất có thể để triển khai nhanh chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, xem đây là giải pháp và ưu tiên cấp bách để đẩy lùi dịch bệnh. Tính đến 24/8, Việt Nam tiếp nhận hơn 23 triệu liều vaccine phòng Covid-19 các loại.
Việt Nam đã phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, với mục tiêu tiêm 150 triệu liều vaccine, phủ 70% dân số đến cuối quý I năm 2022. Cả nước đã tiêm được 17,6 triệu liều vaccine; trong đó 15,7 triệu người tiêm mũi một; hơn 1,9 triệu người tiêm đủ hai mũi.
Tổ công tác của chính phủ về ngoại giao vaccine được lập vào hôm 13/8, tập trung vào ba nhiệm vụ gồm vận động đối tác và tổ chức quốc tế tiếp tục viện trợ, hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ, tìm kiếm, tiếp cận, đôn đốc đối tác nước ngoài và tích cực thẩm tra, xác minh đối tác nước ngoài.
Italy là nhà tài trợ lớn thứ tư trong Liên minh châu Âu (EU) cho cơ chế Covax với cam kết ủng hộ 15 triệu liều vaccine và 359 triệu USD. Italy cũng cam kết tài trợ bổ sung 2 triệu USD vào quỹ đặc biệt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để hỗ trợ ứng phó đại dịch Covid-19.
WHO: Thông tin sai lệch khiến đại dịch COVID-19 kéo dài Trưởng ban chỉ đạo kỹ thuật của WHO Maria Van Kerkhove khẳng định trong khoảng 4 tuần qua, lượng thông tin sai lệch dường như gia tăng đáng kể và gây hoang mang cho công chúng. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 25/8, quan chức cấp cao của Tổ...