Nhà hoạt động chống chiến tranh Việt Nam Tom Hayden qua đời ở tuổi 76
Tom Hayden, nhà hoạt động hòa bình người Mỹ, người đi đầu trong phong trào chống chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960 tại Mỹ, đã qua đời vào ngày 23.10 ở tuổi 76.
Ông Tom Hayden, thủ lĩnh phong trào Sinh viên đấu tranh cho Xã hội Dân chủ ở Mỹ, đi đầu trong phong trào chống chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960 tại Mỹ
Nữ diễn viên Canada Barbara Williams, vợ của ông Hayden, cho biết ông qua đời vào tối ngày 23.10 (giờ địa phương) tại bệnh viện đại học California ở thành phố Santa Monica, bang California (Mỹ) do những biến chứng sau khi bị đột quỵ hồi năm 2015, theo AFP.
Tài khoản chính thức của ông Hayden trên Twitter ca ngợi ông là “người cấp tiến trong thập niên 1960 trở thành nhà vô địch đấu tranh vì tự do”.
Ông Hayden là một trong số 7 người được mệnh danh là “Chicago 7″ bị buộc tội âm mưu và châm ngòi nổi loạn trong cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Hội nghị toàn quốc của đảng Dân chủ năm 1968, nhưng tòa án hủy bỏ bản án sau một lần kháng cáo.
Là thủ lĩnh có sức ảnh hưởng lớn của phong trào Sinh viên đấu tranh cho Xã hội Dân chủ ở Mỹ, ông Hayden đã viết bản Tuyên ngôn Port Huron, một văn kiện vẫn còn là nguồn cảm hứng, động lực cho các phong trào dân chủ cho đến ngày nay.
Ông Hayden trong gần hai thập niên sau đó giữ chức nghị sĩ bang California và kết hôn với nữ diễn viên Jane Fonda vào năm 1973, rồi ly dị vào năm 1990. Ông Hayden có một con trai, tên Troy Garity với bà Fonda và một con trai tên Liam với người vợ sau là bà Williams.
Ông Hayden cũng tham gia giảng dạy tại nhiều đại học danh tiếng khác nhau ở Mỹ. Ông viết và biên tập khoảng 20 quyển sách.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Những chiến lợi phẩm trong chiến tranh Việt Nam vẫn dùng
Là những vũ khí Việt Nam thu được trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều loại đã được Quân đội Việt Nam cải tiến và sử dụng cho đến tận ngày nay.
Vũ khí mặt đất
Vũ khí thời chiến tranh chống Mỹ hiện Việt Nam vẫn dùng khiến nhiều người bất ngờ là tăng M41. Trong bản tin về "Lực lượng lái xe quân sự dự bị động viên" trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN), xe tăng M41 Bulldog - chiến lợi phẩm sau 1975 bất ngờ tái xuất hiện. Điều đó cho thấy có khả năng Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đang duy trì hạn chế loại tăng hạng nhẹ nổi tiếng do Mỹ sản xuất từ những năm 1950-1960 này.
Tuy nhiên, chiến lợi phẩm được coi là quý giá hàng đầu là xe bọc thép M113. Tính đến đầu năm 1975, trong biên chế quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) vẫn có khoảng trên 1.500 chiếc M113. Sau chiến thắng năm 1975, hàng trăm xe được đưa vào biên chế lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam. Trong đó còn khoảng 500 xe thiết giáp M113 còn sử dụng được.
Xe tăng M41.
Sau khi tham gia lực lượng tăng thiết giáp quân đội Việt Nam, M113 đã được Quân đội nhân dân Việt Nam gắn thêm súng ĐKZ-106 mm M40 hoặc ĐKZ-75 mm K56. Tiếp sau đó Việt Nam đã thay thế đại liên Browning 50 của Mỹ bằng đại liên 12,7 mm của Nga.
Số xe thiết giáp này đã xuất trận với quy mô lớn rất hiệu quả trong chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-1979, có lúc lấn át cả vai trò của các loại xe bọc thép khác do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo. Nhờ M113, Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng giành ưu thế áp đảo trước Khmer đỏ.
Theo các thông tin không chính thức năm 2001, Việt Nam đã tiến hành sửa chữa tổng thể và nâng cấp số lượng nhỏ với khoảng 80 xe bọc thép M113. Việc nâng cấp và sửa chữa được thực hiện bằng một số linh kiện mua từ các nguồn thương mại và tận dụng linh kiện thu được từ thời chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, M113 vẫn còn là lực lượng cốt yếu trong binh chủng tăng - thiết giáp Việt Nam.
Ngoài những xe thiết giáp kể trên, chiến lợi phẩm của quân đội Việt Nam còn có lựu pháo M114-155mm, lựu pháo M2A1 105mm. Những vũ khí này tiếp tục được hiện đại hóa đến nay vẫn là loại pháo mặt đất cấp chiến dịch chủ lực của quân đội Việt Nam.
Bên cạnh đó còn số lượng rất lớn súng trường tiến công M16, AR-15, súng phóng lựu M79, các loại súng máy hạng nặng khác...
Súng trường tiến công M16 cũng được hiện đại hóa để tiếp tục sử dụng. Một chi tiết khá thú vị là một biến thể khá lạ của M16 được "Việt Nam hóa" với tên gọi M18 đã xuất hiện trong biên chế lực lượng đặc công và cảnh sát biển Việt Nam tại lễ diễu binh mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội ngày 10/10/2010. Việt Nam cũng sản xuất thành công nòng súng phóng lựu M79 tạo thế chủ động nguồn cung cho quân đội.
Xe thiết giáp chiến đấu M113.
Lực lượng máy bay - tàu chiến
Ngoài xe bọc thép M113, tăng M41, quân đội Việt Nam còn tiến hành thu giữ hàng loạt vũ khí và phương tiện chiến đấu hiện đại khác từ Mỹ bao gồm: Trực thăng vận tải bán vũ trang UH-1, trực thăng vận tải CH-47, máy bay vận tải C-130, tàu đổ bộ lưỡng dụng LST-1, LCU-1466, máy bay chiến đấu F-5, A-37, máy bay vận tải các loại.
Đến những năm 1990, phần lớn số vũ khí Việt Nam thu được từ Mỹ đều gặp khó khăn trong hoạt động do thiếu linh kiện và phụ tùng thay thế, nhất là đối với những vũ khí đòi hỏi quá trình bảo trì liên tục như trực thăng UH-1, các loại máy bay F-5, A-37, CH-47 phải ngưng hoạt động vì thiếu phụ tùng thay thế.
Sau khi Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, cơ hội khôi phục các vũ khí Mỹ đã trở nên rõ ràng hơn. Hiện tại, trực thăng UH-1 đang được tái trang bị và hiện đại hóa với sự giúp đỡ từ phía Mỹ, loại trực thăng này đang được phục hồi nhằm phục vụ cho các mục đích dân sự và quốc phòng.
Vũ khí của Mỹ tiếp theo được quân đội Việt Nam hoán cải thành công và sử dụng là máy bay vận tải C-130 do hãng Lockheed phát triển đảm nhiệm vai trò chở quân, chở hàng hóa.
Mỹ viện trợ cho VNCH vài chục chiếc loại này, nhưng sau năm 1975, quân đội Việt Nam chỉ thu giữ được 7 chiếc. Phần còn lại, một số bính lính VNCH lái bỏ chạy ra nước ngoài, một số bị phá hủy. Để phục vụ cho công tác bảo vệ Trường Sa sau 1975, cán bộ kỹ thuật hàng không Việt Nam đã cải tiến C-130 làm nhiệm vụ ném bom.
Máy bay trinh sát U-17 do hãng Cessna phát triển từ những năm 1960 từ biến thể dân sự Cessna 185E. Máy bay trang bị động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 287km/h, tầm bay 1.300km. Trên cánh máy bay lắp các ống phóng rocket khói để chỉ điểm mục tiêu. Sau 1975, Việt Nam dùng U-17 để trinh sát chiến trường, phát hiện quân địch sẽ phóng rocket khói đánh dấu cho F-5, A-37 oanh tạc.
Máy bay U-6A là biến thể từ DHC-2 Beaver của hãng de Havilland Canado dành cho Quân đội Mỹ. Trong Không quân VNCH, U-6A thường được dùng cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường. Nhưng, sau 1975, nhà máy A41 khôi phục hoạt động 4 U-6A và cải tiến mang hệ thống phun thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp.
Máy bay cánh quạt T-41 cũng do hãng Cessna sản xuất dùng cho huấn luyện đào tạo phi công. Sau 1975, hoạt động của nó vẫn giữ nguyên dùng để huấn luyện.
Bên cạnh những phương tiện và vũ khí được quân đội Việt Nam cải tạo thành công và tiếp tục sử dụng, thì cuối những năm 1980, toàn bộ CH-47 đều không thể duy trì hoạt động do thiếu phụ tùng, linh kiện thay thế.
Theo Đất Việt
Lần đầu tiên thăm Lào, Obama cam kết chi 2.000 tỉ đồng Trong chuyến thăm lịch sử tới Lào, ông Obama khẳng định sẽ giúp đỡ nước này xóa bỏ tàn tích chiến tranh. Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachit và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Lào ngày 6.9 Được xem như một "nhiệm vụ về đạo đức" nhằm chữa lành vết thương chiến tranh, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 6.9 đã cam...