Nhà hát tàng hình giữa sa mạc lớn nhất thế giới
Khi ánh bình minh ló dạng hay hoàng hôn buông xuống, Maraya hòa mình vào cảnh quan xung quanh, ẩn hiện như một ảo ảnh giữa sa mạc.
Phòng hòa nhạc Maraya độc đáo ở sa mạc phía tây bắc Ả Rập Saudi giữ Kỷ lục Guinness Thế giới cho tòa nhà có gương lớn nhất trên trái đất. Ảnh: Emag
Năm 2019, một kỳ tích ấn tượng khác là nó đã được hoàn thành hoàn hảo chỉ trong hai tháng rưỡi
Video đang HOT
Maraya sở hữu 9.740 m2 kính gương phản chiếu, với tổng cộng có 3.000 tấm cường lực có độ bền cao, để chịu được các điều kiện khắc nghiệt như gió, bão cát và biến động nhiệt độ khắc nghiệt. Ảnh: Tripadvisor
Bên trong, khán phòng chính có 500 chỗ ngồi, cùng với 5 phòng có sức chứa thêm 60 khách. Ảnh: Elojodelarte
Nó bao gồm cả trung tâm hội nghị, không gian triển lãm, phòng vô cực và một nhà hàng. Ảnh: Dornob
Trang thiết bị được sử dụng ở đây rất đặc biệt để có thể chịu đựng được nhiệt độ thay đổi đột ngột, từ 2C đến 45C hàng ngày. Ảnh: Abitare
Nhà hát Maraya là một biểu tượng của Saudi Arabia, là nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ. Ở đây, du khách được trải nghiệm văn hóa Ả Rập và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của sa mạc. Ảnh: Artdesignasia
Ngày xưa có một đảo hoang
Nhiều năm trước, có lần bạn rủ đi chơi đảo, cả nhà cùng cắm trại qua đêm. Dân ở phố biển, vài lần đi theo tour ra đảo này đảo kia nhìn quanh đông đúc vốn chẳng thấy hứng thú bằng chuyện nhảy ùm xuống nước tha hồ bơi lội ngắm mặt trời mọc, nhưng nghe khám phá hoang đảo thì lại là chuyện khác.
Toàn cảnh "sống lưng khủng long" Mỹ Giang, xa xa là các bể chứa xăng dầu.
Đó là một chuyến đi tự túc, tự do, tự lo từ ăn uống cho tới nước nôi sinh hoạt, các loại thực phẩm, đồ dùng cá nhân. Ghe máy đón từ trong làng chài chở ra gần tới đảo thì dừng lại bên ngoài vì bãi đá lởm chởm lô xô trải dài chồm ra sát mép nước, phải thả thuyền thúng xuống đưa người vào dần. Ghe không ở lại cùng mà rút đi luôn, hẹn hôm sau tới đón. Trên đảo không homestay, resort lẫn những dịch vụ tối thiểu, không điện đóm nước nôi, thậm chí không cả bóng người. Dường như có vài cái rẫy trồng mì, trồng chuối ở những vạt đất hiếm hoi có địa thế bằng phẳng mặt bên kia của đảo, nhưng nói chung không có ai sống ở đây, một cái đảo đá có hình thù một con khủng long sần sùi nằm ngủ không có suối lẫn mạch nước ngầm, không có rừng, trơ trọi dưới mặt trời. Cả nhóm kéo nhau đi dọc cả cây số lượm củi khô mà trừ mấy hốc đá hoặc vách núi cao dựng đứng mới có chút bóng mát, ngoài ra chỉ nắng và nóng. Xen kẽ giữa hang hốc đồi núi bụi rậm và các khe nước ăn luồn vào sâu chỉ có đá, bãi đá nhọn sắc dưới chân, trước mặt, sau lưng. Bỏng rát còn hơn cát trên sa mạc khi nắng gắt. Và tất nhiên khi đêm xuống thì hơi lạnh từ sa mạc đá này tỏa ra như đền bù, nếu không có một đống lửa nhỏ sưởi ấm có khi phải ngồi co ro suốt đêm. Ai thích thì ra mấy đầu ghềnh buông câu, trẻ nhỏ xuống bơi lội ở mấy khe nước trong vắt, người nhóm lửa, người lặt rau vo gạo nấu cơm. Thứ dè sẻn nhất là nước ngọt dù đã chất theo trên ghe máy tới mấy can nhựa, cứ hình dung ra cảnh vẫy vùng dưới biển đã đời rồi quay lên mà chỉ được phát cho ca nước không đủ tráng. Người bạn dẫn đi ở trong nhóm thường theo ghe ra đây câu cá qua đêm mỗi cuối tuần, cũng chưa từng gặp cư dân ở đây bao giờ.
Tôi đã có một đêm màn trời chiếu đá không ngủ trên hòn đảo hoang đó giữa các tình thân, đủ để nhớ hoài. Lòng cứ nghĩ bao giờ mình trở lại nơi này, khi đó chắc chỉ có mình đổi thay chớ núi non biển đảo trầm mặc khô khan như vầy ắt cô đơn muôn đời. Và đó là đảo Mỹ Giang của năm 2002 ở phía nam Vân Phong, thuộc xã Ninh Phước, cách Ninh Hòa hơn 20km, cách đất liền chưa tới 1km.
Từ đó tới giờ, tháng 4 năm nay tôi mới quay lại Mỹ Giang mà không hề hẹn trước. Cảm giác bồi hồi là có thật. Tất nhiên tôi biết Mỹ Giang nay đã nằm trong quy mô cụm công nghiệp Nam Vân Phong cùng với Nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong, Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong. Từ năm 2012, Kho ngoại quan xăng dầu Vân Phong đã đi vào hoạt động vận hành ngay trên hòn đảo khô cằn này với tổng diện tích trên đất 56,7ha và 42ha mặt biển. Hai cây cầu bê tông nối đất liền và đảo, một được làm từ năm 2008 đi qua khu vực dân cư, cầu mới bề thế hơn xây năm 2019 kết nối ra thẳng tỉnh lộ. Bước chân lên nơi ngày xưa chỉ là đồi núi hoang vu chơ vơ giữa biển, giờ trở thành một vị trí chiến lược an ninh cao với kho xăng dầu có tổng sức chứa lên tới 505.000m3 trong 29 bể chứa, hệ thống 4 cầu cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 150.000 tấn mà không khỏi bàng hoàng. Đây chính là trung tâm trung chuyển xăng dầu lớn nhất nước và cả khu vực. Từ trên một cầu cảng lớn, tôi phóng tầm nhìn ra rất xa, tít tắp là Dốc Lết, kia là bãi đá ngày xưa ghe máy cập vào thả khách, dưới nước cá lội nhởn nhơ từng đàn. Trong cảng hiện có 2 chiếc tàu lai dắt đang làm nhiệm vụ đưa tàu lớn vào. Không phải ai cũng có cơ hội được quan sát tận mắt khu vực này ở thời điểm hiện tại. Loáng thoáng nghe ai đó kêu rằng thời tiết trên đảo rất khắc nghiệt, biên độ chênh lệch trong ngày rất cao. Đúng là một Mỹ Giang mà tôi đã từng.
Kho xăng dầu trên Mỹ Giang hiện nay.
Liệu Mỹ Giang có thể phát triển du lịch song song không? Theo tôi biết thì trong ít năm gần đây, giới trẻ có xu hướng thiên về du lịch khám phá, trekking các điểm hiếm và hiểm. "Sống lưng khủng long" là cụm từ dùng để chỉ một đường mòn, lối đi nhỏ trống trải và cheo leo ngang đỉnh núi không có vách, hiện cả nước chỉ có 5 điểm được du khách tìm đến chinh phục là đỉnh Tà Xùa (Yên Bái), Bình Liêu (Quảng Ninh), Háng Đồng (Sơn La), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và hòn Mỹ Giang (Khánh Hòa). Tất cả đều có chung đặc điểm là rất khó để đặt chân lên, nhưng với "sống lưng khủng long" Mỹ Giang thì có vẻ dễ dàng hơn khi chỉ cần đi thẳng qua cầu trong khu dân cư ra đảo, chạy về khu vực còn núi đá cách biệt với kho xăng dầu vốn đã được rào kín. Từ chân núi lên tới đỉnh không cao lắm, nếu may mắn còn có thể chiêm ngưỡng được hồ nước vô cực xanh biếc giữa lưng trời được vây kín bởi vách đá. Trên "sống lưng khủng long" Mỹ Giang này sẽ ngắm được cả đất trời vịnh Vân Phong.
Và chắc không ai biết, Mỹ Giang đã từng là một đảo hoang bình yên trong tôi...
10 địa điểm du lịch nguy hiểm nhất thế giới Nếu bạn là người yêu thích phiêu lưu, thử thách và mạo hiểm thì 10 địa danh dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. 1. Thung lũng chết, Mỹ https://dulich.petrotimes.vn/ Thung lũng Chết có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè thường trên 49C (có lúc nhiệt độ đã đạt đến mức kỷ lục 134...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiêm bái Phật cảnh nơi 'Nóc nhà Đông Nam Bộ'

Hạ Long đón 580.000 lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ

Khám phá đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, 'hòn ngọc thô' hoang sơ quyến rũ trên biển

Khám phá Oktoberfest ở Blumenau

Cảnh thiên nhiên đẹp xiêu lòng tại Bình Định

Thăm Tà Cơn, dấu tích một thời lửa đạn

Hải Phòng: Khu du lịch Đồ Sơn đón khoảng 460.000 lượt khách trong 3 ngày đầu nghỉ lễ

Quảng Nam ghi nhận lượng du khách tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Miền Tây: Các khu du lịch sinh thái 'hút' khách trong lễ 30-4 và 1-5

Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5

Du khách 'đội mưa' đi du lịch Ninh Bình

Bãi Sau Vũng Tàu ngày đêm đông khách
Có thể bạn quan tâm

Sex and the City phần mới: Diễn viên yêu cầu có nhiều cảnh nóng hơn
Hậu trường phim
13:01:12 05/05/2025
Tạ Đình Phong thú nhận tình yêu vĩ đại với Vương Phi trong đêm concert, Trương Bá Chi phản ứng
Sao châu á
12:51:51 05/05/2025
WAG thanh lịch Doãn Hải My và WAG thị phi Chu Thanh Huyền: Cuộc so kè không hồi kết phía sau sân cỏ
Sao thể thao
12:36:20 05/05/2025
Mẹ biển - Tập 33: Huệ hoảng hốt sợ bị công an bắt
Phim việt
12:18:58 05/05/2025
Đoạn video 1 phút 48 giây nổi da gà về Hoà Minzy
Nhạc việt
12:13:18 05/05/2025
Cách khắc phục hiệu quả khi ChatGPT bị lỗi dễ dàng nhất
Thế giới số
12:06:31 05/05/2025
Apple cảnh báo khẩn tới người dùng iPhone tại 100 quốc gia
Đồ 2-tek
12:04:55 05/05/2025
Bảng giá xe BYD tháng 5/2025: Ưu đãi lên tới 221 triệu đồng
Ôtô
12:04:19 05/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Nhiều nhân chứng hiện trường lên tiếng
Pháp luật
11:52:38 05/05/2025
Lộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mới
Thế giới
11:48:24 05/05/2025