Nhà hàng tại Hà Lan bán cả kem chống nắng
Các nhà hàng trên khắp Hà Lan đang chung tay tham gia vào một chương trình mới để chống bệnh ung thư hắc tố có nguy cơ gây tử vong cao.
Kem chống nắng miễn phí trên bờ biển Hà Lan. Ảnh: The Observer
Zand Katwijk không chỉ phục vụ đồ ăn và đồ uống, nhà hàng tại đô thị ven biển Katwijk này còn bán cả cả kem chống nắng. Đây là một trong 160 nhà hàng trên khắp Hà Lan tham gia vào một chương trình phòng ngừa ung thư hắc tố.
Quốc gia nhỏ bé, ẩm ướt và nhiều gió này là một trong những nơi có tỷ lệ chẩn đoán mắc bệnh ung thư hắc tố cao nhất châu Âu. Đây là dạng ung thư da gây tử vong nhiều nhất.
Theo Tổ chức Ung thư Toàn diện Hà Lan (IKNL), cứ năm người Hà Lan có một người sẽ mắc một dạng ung thư da nào đó trong đời. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất, chiếm 52% các ca ung thư và tăng nhanh hơn tốc độ già hóa dân số, gây lo ngại cho các tổ chức từ thiện, cơ quan chức năng Hà Lan và các công ty bảo hiểm.
Số công dân Hà Lan tử vong vì ung thư da ngày càng giảm, có thể là do chẩn đoán và điều trị tốt, nhưng chi phí đang tăng lên. Chăm sóc sức khỏe tại Hà Lan được cung cấp thông qua bảo hiểm y tế bắt buộc và chính phủ quy định những gì phải có trong bảo hiểm y tế cơ bản. Công ty bảo hiểm y tế Zilveren Kruis đứng sau chương trình đưa kem chống nắng vào thực đơn nhà hàng, tin rằng 95% các trường hợp mắc ung thư da có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng kem chống nắng đúng cách.
Video đang HOT
Chính quyền địa phương, câu lạc bộ thể thao và trường học cũng đã lắp đặt máy phân phối kem chống nắng tại địa điểm công cộng như bãi biển và công viên để khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng sân nhà hàng là địa điểm chính mà mọi người có khả năng bị cháy nắng.
Ông Dirk Schipper, thế hệ thứ tư trong gia đình điều hành nhà hàng Zand Katwijk, cho biết: “Họ đã nghiên cứu nhiều loại ung thư khác nhau và nơi chúng xuất hiện, một trong những kết luận là những nơi như Katwijk có nhiều ca mắc ung thư da hơn mức trung bình. Mọi người đến đây để tắm nắng, tắm biển… nhưng mọi thứ đã thay đổi trong 94 năm qua”. Gần đây, Schipper đã bán những tuýp kem chống nắng 30ml với giá 2,99 euro (hơn 83.000 đồng).
Ông chia sẻ: “Mọi người gọi đó là cứu tinh. Chúng tôi có khí hậu biển ôn hòa, vì vậy gió thường làm mát mọi thứ nhưng tia nắng mặt trời lại rất mạnh. Nếu không để ý, bạn có thể bị cháy nắng. Nên phổ biến việc cung cấp kem chống nắng như cung cấp giấy ăn vậy”.
Bác sĩ da liễu Daniel Kadouch đã tham gia tạo ra kem chống nắng cho chiến dịch, cho biết: “Tôi nghĩ đó là sự kết hợp giữa chỉ số tia UV đã tăng lên trong 10, 20 năm qua, nhưng cũng liên quan nhiều đến lối sống. Chúng tôi cố gắng chia sẻ với mọi người rằng cần kết hợp nhiều biện pháp để bảo vệ da khỏi ánh nắng, như tránh xa ánh nắng mặt trời trong những giờ cao điểm, cố gắng che phủ da bằng quần áo, bao gồm cả mũ và kính râm, sau đó đối với phần da còn lại phải tiếp xúc với ánh nắng, hãy bôi kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên và cần bôi lại”.
Theo Giáo sư Peter Jan Margry tại Đại học Amsterdam, lịch sử thời tiết xấu là một lý do khiến xã hội Hà Lan yêu thích ánh nắng. Ông cho biết: “Người Hà Lan luôn có cảm giác rằng họ đang bỏ lỡ ánh nắng vì bầu trời thường nhiều mây, lúc nào cũng mưa và chúng tôi không bao giờ kéo rèm cửa. Tôi đã sống ở Rome (Italy) và mọi người đều đóng cửa chớp và rèm cửa để tránh nắng – nhưng người Hà Lan muốn có ánh sáng bên trong nhà”. Tuy nhiên, khi biến đổi khí hậu mang đến thời tiết nóng hơn và hạn hán, một số người tin rằng cần phải có sự thay đổi về mặt văn hóa.
Tàu chở 3.000 ô tô cháy ngoài khơi Hà Lan làm dấy lên lo ngại về xe điện
Vụ việc tàu chở hơn 3.000 xe ô tô, trong đó có nhiều xe điện, cháy ở ngoài khơi bờ biển Hà Lan ngày 25/7 đang khiến các chuyến gia lo lắng về rủi ro liên quan đến phương tiện không phát thải này.
Tàu chở hàng bốc cháy ở ngoài khơi đảo Ameland, phía Bắc Hà Lan ngày 26/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu chở hàng Fremantle Highway có trọng tải 18.500 tấn. Đã có một người thiệt mạng và một số người khác bị thương trong vụ việc. Công ty Shoei Kisen của Nhật Bản, chủ sở hữu tàu Fremantle Highway cho biết họ đang làm việc với các nhà chức trách để kiểm soát vụ hỏa hoạn.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời người đại diện của công ty cho thuê tàu Fremantle Highway là "K" Line (Nhật Bản) ngày 28/7 cho biết có tổng cộng 3.783 ô tô mới trên con tàu, trong đó có 498 xe điện.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hà Lan thừa nhận vẫn chưa được xác định được nguyên nhân của vụ cháy. Tuy nhiên, đài truyền hình RTL của Hà Lan đã phát một đoạn ghi âm trong đó người ứng cứu khẩn cấp nói rằng "ngọn lửa bắt nguồn từ pin một chiếc ô tô điện".
Có 209 vụ cháy tàu được ghi nhận trong năm 2022, con số cao nhất trong một thập niên và nhiều hơn 17% so với năm 2021. Trong số đó, 13 vụ xảy ra trên các tàu chở ô tô, nhưng không rõ có bao nhiêu xe điện liên quan.
Tuy vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra vụ cháy tàu Fremantle Highway nhưng điều này đã làm dấy lên nhiều lo lắng. Người phát ngôn của Hiệp hội Hoàng gia các chủ tàu Hà Lan - Nathan Habers nhận định: "Điểm mù của vận chuyển ô tô điện trang bị pin là khi chúng bắt lửa thì không thể dập tắt bằng nước hoặc thậm chí là phương pháp giảm oxy".
Mối nguy hiểm trong pin lithium-ion là "sự thoát nhiệt" - việc gia tăng nhiệt độ nhanh chóng và không thể ngăn cản dẫn đến các đám cháy trong xe điện khó dập tắt và có thể tự bùng phát trở lại.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội An toàn Hàng hải ba bang bao gồm Delaware, Pennsylvania và New Jersey (Mỹ) - ông Douglas Dillon cho biết: "Hệ thống chữa cháy trên những con tàu khổng lồ chuyên chở ô tô không được thiết kế để đối phó với những đám cháy nóng hơn đó và các công ty vận chuyển cũng như cơ quan quản lý đang nỗ lực để bắt kịp".
Rủi ro càng gia tăng bởi mô hình kinh doanh được các công ty như chủ sở hữu của tàu Fremantle Highway áp dụng. Tàu chở ô tô được ví như nhà để xe nổi và có thể chở hàng nghìn phương tiện. Tuy nhiên, không giống như các bãi đỗ xe, những chiếc ô tô được xếp sát nhau với khoảng trống từ 30-60 cm trên đầu.
Ông Dillon nói rằng lính cứu hỏa thường dập tắt các đám cháy do pin xe điện trên đường bằng cách dọn sạch khu vực xung quanh phương tiện đang cháy và đổ nước vào bên dưới. Tuy nhiên biện pháp này khó áp dụng được trên các tàu chở ô tô. Ông Dillon phân tích: "Lính cứu hỏa mặc đồ bảo hộ không có cách nào để tiếp cận vị trí xảy ra hỏa hoạn trên một con tàu". Ông đồng thời cho biết thêm điều kiện chật chội trên tàu làm tăng nguy cơ mắc kẹt.
Ông John Frazee - giám đốc điều hành công ty môi giới bảo hiểm Marsh (Mỹ) - nhận định tàu hỏa và xe tải cũng có thể vận chuyển xe điện và việc dập tắt đám cháy sẽ dễ dàng hơn bởi có thể tháo móc toa tàu và điều khiển xe tải tấp vào lề.
Các giải pháp để tăng cường hệ thống an toàn trên tàu bao gồm hóa chất mới để dập tắt ngọn lửa, chăn cứu hỏa xe điện chuyên dụng, vòi phun vòi chữa cháy xuyên qua pin và tách biệt xe điện.
Người phát ngôn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế chia sẻ với Reuters rằng đã có kế hoạch đánh giá các biện pháp mới vào năm tới đối với tàu vận chuyển xe điện trước tình hình ngày càng có nhiều vụ cháy trên tàu chở hàng. Điều đó có thể bao gồm chi tiết về loại bình chữa cháy nước trên tàu và giới hạn về lượng sạc của pin xe điện.
Doanh số bán ô tô toàn cầu năm 2022 đạt tổng cộng 81 triệu xe với 9,5% trong số đó là xe điện. Trung Quốc và châu Âu đã tích cực nhất trong việc thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô chuyển sang xe điện và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden còn đề xuất các quy tắc có thể dẫn đến việc 2/3 xe mới bán ra vào năm 2032 là xe điện.
Vụ cháy tàu chở hàng ở Hà Lan: Nỗ lực ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa sinh thái Ngày 27/7, giới chức Hà Lan chạy đua với thời gian để ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa sinh thái ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước này, nơi một tàu chở hàng gặp hỏa hoạn và đám cháy đã kéo dài sang ngày thứ hai. Tàu chở hàng bốc cháy ở ngoài khơi đảo Ameland, phía Bắc Hà Lan...