Nhà hàng, khách sạn đóng cửa, doanh nghiệp kinh doanh LPG sụt giảm từ 40 – 50% sản lượng
Các doanh nghiệp kinh doanh khí và khí đốt hóa lỏng (LPG) đang phải đối mặt với việc sụt giảm từ 40% đến 50% sản lượng do nhu cầu sử dụng giảm đột ngột từ khu vực sản xuất công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn đóng cửa hàng loạt.
Sản lượng của các doanh nghiệp kinh doanh LPG sụt giảm từ 40 – 50%
Báo cáo mới nhất của Bộ Công thương đánh giá về tác động, thiệt hại với các ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, kinh doanh bán lẻ… gửi tới Chính phủ cho biết, dịch Covid-19 đã và đang tác động nặng nề đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp kinh doanh khí LPG, sản lượng đã sụt giảm từ 40% đến 50% do nhu cầu sử dụng giảm đột ngột từ khu vực sản xuất công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn đóng cửa hàng loạt.
Sản lượng kinh doanh LPG sụt giảm 50% kéo theo số lượng lao động trong ngành phân phối LPG bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
“Ước tính khoảng 30.000 lao động tham gia trực tiếp bán lẻ LPG, 2.500 lao động làm việc trực tiếp tại trạm nạp, trạm cấp và các lao động trực tiếp vào hoạt động dịch vụ như vận tải, bảo dưỡng, bảo trì bị tác động từ Covid-19″, Báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.
Không chỉ gặp khó do kinh doanh sụt giảm sâu, do diễn biến giá LPG thế giới giảm mạnh, chỉ trong một thời gian ngắn, giá giảm 20%, từ mức 577,5 USD tháng 1/2020 xuống còn 455USD. Trong khi, đặc thù kinh doanh LPG chủ yếu ký kết mua bán, nhập khẩu LPG có hợp đồng dài hạn, chốt giá trước.
Vì vậy, các doanh nghiệp LPG hiện đang tồn dư lượng hàng lớn với giá thành cao. Các cơ sở kinh doanh khí như trạm chiết nạp, trạm cấp, cửa hàng bán lẻ LPG ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Quý I/2020, Bộ Công Thương ước tính, tiêu thụ mặt hàng LPG giảm 7-8%.
Tổng công ty khí Việt Nam (PVGAS: GAS) cho biết, quý I/2020, hoạt động kinh doanh gặp nhiều bất lợi vì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, hoạt động sản xuất bị đình trệ, nhu cầu nhiên liệu sụt giảm trong đó có khí và khí đốt hóa lỏng (LPG).
Doanh nghiệp này thừa nhận, dù tổng doanh thu ước đạt trên 17.500 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch quý. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 2.100 tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch quý, nhưng so với cùng kỳ năm 2019, lợi nhuận sau thuế tổng công ty giảm 30%, chủ yếu do sản lượng khí giảm 10%, giá dầu Brent trung bình giảm 13%, giá dầu FO trung bình giảm 28%
Thế Hoàng
Doanh nhân Đặng Hồng Anh: Cần nhất lúc này là "gói cứu trợ về cơ chế" của Chính phủ cho doanh nghiệp
Theo ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, dù Chính phủ và các bộ, ngành rất quyết liệt về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng khâu thực thi còn chậm so với kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như diễn biến ngày càng nhanh của dịch bệnh và những ảnh hưởng khó lường của nó đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Theo vị doanh nhân này, cái cần nhất bây giờ, trước tiên, phải là "gói cứu trợ về cơ chế". Trong hoàn cảnh này không thể áp dụng cơ chế "thời bình" cho "thời chiến", mà rất cần một cơ chế rút gọn để có thể rút ngắn thời gian triển khai công việc.
Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, những doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 35% doanh nghiệp được hỏi phản hồi chỉ cầm cự được 3 tháng, 38% doanh nghiệp cầm cự được 6 tháng, 13% doanh nghiệp cần cự được 1 năm và 14% doanh nghiệp cầm cự được trên 1 năm. Ông Đặng Hồng Anh cho biết: "Những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là nhà hàng, khách sạn, du lịch. Các đơn hàng đã đặt trước đều bị hoãn, hủy trong khi tiền thuê mặt bằng và các chi phí khác vẫn phải thanh toán theo hợp đồng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải không có khách hoặc có thì cũng rất ít và bị hạn chế giao thương. Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng không nhập nhẩu được nguyên vật liệu từ nước ngoài dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ; hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra không xuất khẩu được, hoặc xuất đi rồi lại bị trả lại do đối tác hủy đơn hàng vì nằm trong vùng dịch bị cách ly.
Khó khăn nữa là thiếu hụt nghiêm trọng lao động do lao động bị cách ly tại địa phương hoặc không dám trở lại doanh nghiệp trong vùng dịch".
Theo ông Hồng Anh, hiện tượng "trên nóng dưới lạnh" vẫn đang xảy ra khi mà Chính phủ và các bộ, ngành rất quyết liệt về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng khâu thực thi còn chậm so với kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như diễn biến ngày càng nhanh của dịch bệnh và những ảnh hưởng khó lường của nó đến doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Chẳng hạn, ở một số địa phương, doanh nghiệp muốn giãn nợ thì phải có xác nhận, chứng minh thiệt hại, báo cáo, xác nhận tồn kho... mới được xem xét; doanh nghiệp muốn xin giảm lãi suất nhưng ngân hàng nói chưa có hướng dẫn; một số doanh nghiệp vẫn nhận được lệnh kiểm tra của cơ quan quản lý thuế, mặc dù đã có chỉ đạo của Chính phủ về việc tạm dừng thanh kiểm tra khi không có dấu hiệu vi phạm...
"Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp rất cần được cứu trợ, song vẫn còn một khoảng cách để họ có thể tiếp cận gói cứu trợ của Chính phủ", vị doanh nhân nhấn mạnh.
Phương Nga
Chính sách đúng cần đi kèm kiểm soát rủi ro Tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã thống nhất với dự thảo Nghị quyết hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Số tiền hỗ trợ dự kiến lên đến 61.580 tỷ đồng, trong đó có việc ngân sách chi trực tiếp cho người nghèo, cận nghèo, người nghỉ việc không lương, hộ kinh doanh cá thể... Thông...