Nhà giàu Trung Quốc vừa làm từ thiện vừa lo
Giới nhà giàu Trung Quốc phải cân nhắc rất kỹ trước khi mở hầu bao do sự thiếu minh bạch của các tổ chức từ thiện.
Tỷ phú và nhà từ thiện Chen Guangbiao (giữa) đang phát những hộp đựng không khí sạch cho người dân vào một ngày ô nhiễm nặng ở quận trung tâm tài chính của Bắc Kinh. Ảnh: AP
Vào năm 2010, hai tỷ phú Mỹ Bill Gates và Warren Buffett mời 50 tài phiệt Trung Quốc đến dự một bữa tiệc tối hoành tráng ở thủ đô Bắc Kinh với mục đích gây quỹ từ thiện. Những tưởng với danh tiếng của hai nhà tỷ phú, bữa tiệc sẽ lôi kéo được đông đủ khách mời. Nhưng hóa ra, khá nhiều người không xuất hiện.
Vụ việc làm dấy lên tranh cãi trên mạng xã hội: Liệu giới nhà giàu Trung Quốc có phải là những kẻ keo kiệt?
Tổng số tiền người Trung Quốc đóng góp cho các hoạt động từ thiện chỉ bằng 4% so với mức trung bình ở Mỹ và châu Âu, BBC dẫn một thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, theo một báo cáo của đại học Harvard, các con số chỉ là hiện tượng bên ngoài, căn nguyên sâu xa nằm ở việc xã hội Trung Quốc lâu nay vốn không có niềm tin vào sự trung thực của các tổ chức từ thiện.
Năm ngoái, tạp chí Caixin đã đăng loạt bài điều tra, phanh phủi chân tướng của tỷ phú 48 tuổi Chen Guangbiao, người tự xưng là “nhà từ thiện có khí chất nhất Trung Quốc”. Ông Chen nổi tiếng sau khi phát hàng trăm hộp đựng không khí sạch cho người dân Bắc Kinh vào năm 2013 và mời 200 người vô gia cư ở New York ăn trưa trong một nhà hàng sang trọng. Ông Chen nói trong hồi ký của mình rằng từ năm 1998 đến 2012, ông này đã quyên góp hơn 300 triệu USD.
Loạt bài của Caixin dẫn lời một nguồn tin xác nhận số tiền ông Chen thực sự làm từ thiện chưa tới 10% con số đó, đồng thời xác minh ông Chen hoàn toàn bịa đặt khi tuyên bố góp tiền xây dựng 52 trường học ở Trung Quốc. Caixin cũng đưa ra bằng chứng cho thấy tỷ phú này đã làm giả con dấu và giấy tờ xác nhận từ thiện.
Thận trọng
Video đang HOT
Bill Gates gặp ông chủ của Alibaba Jack Ma trong một buổi quyên góp từ thiện ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Từ năm 2010 đến 2016, tổng số tiền đóng góp của 100 nhà từ thiện hàng đầu Trung Quốc tăng gấp ba lần, ước đạt 4,6 tỷ USD. Và trong số 200 người giàu nhất ở đất nước này có tới 46 người đứng ra thành lập và bảo trợ ít nhất một quỹ từ thiện riêng, BBC dẫn nghiên cứu của đại học Harvard.
“ Hoạt động từ thiện ở Trung Quốc ngày nay đang trong giai đoạn thay đổi, thử nghiệm và phát triển mạnh mẽ”, các nhà nghiên cứu của Havard nhận xét.
“Tất cả mọi người tôi quen biết đều muốn cho đi,” ông Vương Bân, được coi là nhà từ thiện có ảnh hưởng nhất Trung Quốc, nói các tài phiệt nước này không keo kiệt, họ chỉ thận trọng.
“Những người này đều thông minh. Thế nên họ mới trở thành những người giàu có. Họ sẽ không dễ dàng đưa tiền của mình cho bất cứ ai. Họ chỉ đóng góp cho những quỹ từ thiện hoạt động hiệu quả”, ông Vương Bân cho rằng số tiền mà người Trung Quốc sẵn sàng quyên góp cho các hoạt động từ thiện hiện rất lớn tuy nhiên các tổ chức thiện nguyện hoạt động minh bạch lại không nhiều.
Chính bản thân ông Vương, sau nhiều lần thất vọng với cách thức hoạt động của các tổ chức từ thiện do chính phủ đỡ đầu, đã quyết định tự lập quỹ, đặt tên là Quỹ Ái Hữu, quỹ từ thiện tư nhân đầu tiên ở Trung Quốc chuyên nâng đỡ trẻ em mồ côi và bệnh tật. Các thành viên trong ban điều hành của quỹ Ái Hữu bao gồm ông chủ của Alibaba Jack Ma và giám đốc trang tìm kiếm Baidu Robin Li.
Ông Rupert Hoogewerf, người nghiên cứu hành vi của giới siêu giàu Trung Quốc, cho rằng văn hóa làm từ thiện ở đất nước này đang thay đổi nhanh chóng.
Bất chấp xã hội vẫn còn nghi ngờ về tính minh bạch của nhiều tổ chức từ thiện, người Trung Quốc ngày nay quyên góp nhiều hơn qua các tổ chức từ thiện tư nhân.
Đồng thời, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, việc quyên góp trở nên dễ dàng hơn. Vào năm 2015, uớc tính hơn 23 triệu người Trung Quốc làm từ thiện qua mạng.
Tencent, một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất Trung Quốc, thành lập một diễn đàn kêu gọi công chúng làm từ thiện. Tháng 9 năm ngoái, tổng cộng hơn 44 triệu USD đã được quyên góp chỉ trong vòng ba ngày kêu gọi. Và Tencent đã chuyển toàn bộ số tiền đó cộng với tiền túi của tập đoàn, tổng cộng 77 triệu USD, tới nhiều tổ chức từ thiện khắp cả nước Trung Quốc.
An Hồng
Theo VNE
Nhà giàu Trung Quốc sôi sục sau vụ "rao bán" visa của gia đình con rể ông Trump
Vụ lùm xùm "rao bán" visa vào Mỹ của gia đình Kushner, con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump, không những không dập tắt "giấc mơ Mỹ" của giới nhà giàu Trung Quốc mà còn khiến những nhà đầu tư tiềm năng thêm sôi sục mong muốn sở hữu tấm thẻ xanh vào Mỹ.
Màn hình máy chiếu hình ảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một sự kiện đầu tư ở Trung Quốc (Ảnh: AP)
Gia đình Jared Kushner, con rể của Tổng thống Trump, đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích sau khi kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc rót tiền vào một dự án bất động sản đang được xây dựng tại bang New Jersey để đổi lấy cơ hội sở hữu visa đầu tư EB-5 vào Mỹ.
Thị thực EB-5 cho phép những người di cư nhận được thẻ xanh nếu họ đầu tư hơn 500.000USSD vào một dự án tạo ra việc làm tại Mỹ.
Thời báo Hoa nam Buổi sáng đưa tin, vụ lùm xùm này không những không khiến các nhà đầu tư Trung Quốc nản lòng mà ngược lại, chỉ số niềm tin vào dự án bất động sản trên càng tăng cao. Trong buổi hội thảo hồi cuối tuần qua tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, những người tham dự đều cho rằng dự án này chắc chắn sẽ thành công.
"Hiện tại ở cả Trung Quốc và Mỹ, dự án bất động sản của gia đình Kushner đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Tôi tin rằng công ty Kushner sẽ làm hết sức mình để hoàn thành dự án và hoàn lại số tiền đầu tư 500.000 USD cho mỗi nhà đầu tư", Jiang Jiaxing, một người tham dự buổi hội thảo hôm 13/5 tại Thâm Quyến cho biết.
"Nếu dự án này không thành công và bị thua lỗ thì đây sẽ là một vụ bê bối khổng lồ của gia đình Kushner cũng như đối với cá nhân Tổng thống Donald Trump. Tôi không nghĩ là ông ấy sẽ để điều này xảy ra", Jiang Jiaxing nói thêm.
Công ty Kushner đang hợp tác với một công ty có trụ sở ở Bắc Kinh kêu gọi các nhà đầu tư rót vốn 150 triệu USD vào dự án One Journal Square, hai tòa tháp chọc trời đang được xây dựng tại bang New Jersey.
Trong một buổi hội thảo tại Bắc Kinh hôm 6/5, Nicole Kushner Meyer, em gái của Jared Kushner, đã hứa hẹn với giới đầu tư Trung Quốc rằng nếu họ đầu tư số tiền lớn hoặc bằng 500.000 USD vào một dự án có chất lượng tại Mỹ thì họ sẽ cơ hội sở hữu visa EB-5.
Ngay lập tức giới truyền thông Mỹ đã cáo buộc gia đình Kushner đã lợi dụng mối quan hệ với Nhà Trắng để móc nối với giới nhà giàu Trung Quốc. Công ty Kushner sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi và khẳng định không có thành viên nào của gia đình Kushner tham dự buổi hội thảo hồi cuối tuần qua tại Thâm Quyến.
Tuy nhiên, sự vắng mặt của gia đình Kushner trong buổi hội thảo ở Thâm Quyến không khiến giới đầu tư Trung Quốc giảm sự quan tâm. Những người tham dự cho rằng sự tham gia của nhà Kushner chính là sự bảo đảm lớn nhất cho thành công của dự án.
"Tôi tin con rể của ông Trump. Kushner hiện là sự lựa chọn đáng tin cậy nhất của các nhà đầu tư Trung Quốc", một nhà đầu tư Trung Quốc 35 tuổi cho biết.
Trong khi đó, Liu Zhenbiao, chủ một công ty ở Quảng Châu chuyên hỗ trợ các nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện các giao dịch tại nước ngoài, cho rằng chương trình thị thực EB-5 đang rất bấp bênh và chỉ trích chương trình này chỉ là một hình thức "bán" visa Mỹ cho giới nhà tư.
Nhật Minh
Theo SCMP
Công ty gia đình con rể ông Trump xin lỗi vì "rao bán" visa cho nhà giàu Trung Quốc Một công ty của người nhà ông Jared Kushner - con rể kiêm cố vấn cấp cao của Tổng thống Donald Trump - vừa lên tiếng xin lỗi vì đã kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc đổ tiền cho các dự án bất động sản của công ty này để đổi lấy visa vào Mỹ. Poster sự kiện của công ty...