Nhà giàu châu Á đau đớn vì đổ hàng tỷ USD vào trái phiếu
Vay tiền để đầu tư vào trái phiếu mạo hiểm, các đại gia châu Á giờ lao đao khi thị trường tài chính lao dốc vì dịch Covid-19.
Theo Bloomberg, trước khi dịch virus corona chủng mới tấn công thị trường tài chính, hàng loạt nhà đầu tư giàu có tại châu Á ồ ạt vay tiền và đổ vào các quỹ đầu tư trái phiếu. Barclays ước tính khoảng 10 tỷ USD đã được rót vào thị trường này ở châu Á.
Tuy nhiên, các quỹ đầu tư trái phiếu rơi vào khủng hoảng khi dịch Covid-19 bùng nổ. Giá trị các quỹ bay hơi khoảng 15-20% trong tháng 3, theo khảo sát của BondEvalue.
“Các quỹ đầu tư trái phiếu gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho nhà đầu tư”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Rahul Banerjee, người sáng lập BondEvalue, nhận định.
Thị trường tài chính châu Á lao dốc vì dịch Covid-19. Ảnh: Getty Images.
Với chỉ vài tháng trước, thị trường tín dụng châu Á phát triển cực nóng khi các nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào nhiều loại tài sản có độ rủi ro cao để kiếm lợi lớn. Và giờ họ đối mặt với khủng hoảng.
Làn sóng vỡ nợ có thể lan rộng khi các kinh tế lao dốc vì dịch Covid-19. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo thế giới đang đối mặt cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ.
Video đang HOT
Chuyên gia Banerjee nhận định áp lực vẫn đang đè nặng lên thị trường trái phiếu và các nhà đầu tư sẽ đối mặt với nhiều cú sốc mới.
Nguyễn Duy
ADB đánh giá kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vừa có nhận định trong ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á, trong đó có đề cập tới đại dịch Covid-19 và sự bất ổn định kinh tế toàn cầu ngày càng sâu sắc đang tác động mạnh mẽ tới các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của các nền kinh tế Đông Á mới nổi.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Các thị trường tài chính trong khu vực đang cảm nhận gánh nặng từ tác động của đại dịch COVID-19, với dòng vốn đầu tư nước ngoài và các hoạt động trong lĩnh vực này giảm sút, cộng thêm với các vấn đề thương mại đang tiếp diễn. Những nỗ lực nhằm giảm tác động tiêu cực của đại dịch thông qua các gói kích thích kinh tế và biện pháp tiền tệ để hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường tài chính bị ảnh hưởng cần được tiếp tục".
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông (Trung Quốc); In-đô-nê-xi-a; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Phi-líp-pin; Xinh-ga-po; Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài khu vực Đông Á mới nổi, lợi suất trái phiếu chính phủ cũng sụt giảm tại các nền kinh tế phát triển chủ chốt và một số thị trường Châu Âu trong giai đoạn từ 31 tháng 12 năm 2019 tới 29 tháng 2 năm 2020, khi các nhà đầu tư e ngại rủi ro và các ngành công nghiệp địa phương giảm bớt hoạt động do tình trạng sức khỏe toàn cầu. Điều này dẫn tới những tổn thất của thị trường cổ phiếu trong khu vực, làm các đồng nội tệ suy yếu so với đồng đô-la Mỹ, và nới rộng mức phí tham gia hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Tình trạng bán tháo trên thị trường, được nhận thấy tại một số thị trường trái phiếu khu vực trong tháng 1 và tháng 2, nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
Một số ngân hàng trung ương tại khu vực Đông Á mới nổi đã cắt giảm lãi suất để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch COVID-19, bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Thái Lan, Ngân hàng Trung ương In-đô-nê-xia, Ngân hàng Trung ương Phi-líp-pin, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, Ngân hàng Trung ương Ma-lai-xia, Cục Quản lý tiền tệ Hồng Kông và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong tháng 3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất hai lần, đưa lãi suất xuống gần bằng không, cùng với những biện pháp khác để hỗ trợ các thị trường tài chính.
Tổng dư nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 16 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019, tăng 2,4% so với tháng 9 năm 2019 và cao hơn 12,5% so với tháng 12 năm 2018. Trong khi đó, tổng giá trị phát hành trái phiếu của khu vực đạt 1,44 nghìn tỉ USD trong Quý 4 năm 2019, giảm 9,5% so với tháng 9 cùng năm. Các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Hàn Quốc và Ma-lai-xia có tỉ lệ dư nợ trái phiếu trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất trong khu vực, lần lượt là 130,5% và 104,6%.
Ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á bao gồm bốn phần thảo luận, trong đó xem xét tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 tới các nền kinh tế của Châu Á đang phát triển và những kênh cụ thể nơi tác động kinh tế có thể được nhận thấy; phản ứng của các thị trường cổ phiếu khu vực khi đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan; tầm quan trọng và tiềm năng của trái phiếu xanh như là nguồn vốn trong các giai đoạn căng thẳng thị trường; và tác động của các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị tới hoạt động danh mục đầu tư.
ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Trong năm 2018, ADB đã hỗ trợ các khoản vay và viện trợ mới trị giá 21,6 tỉ USD. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.
Việt Nam
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 3,9% so với quý trước tính theo giá trị đồng nội tệ, xuống còn 53,6 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019. Sự sụt giảm này phần lớn là do tín phiếu ngân hàng trung ương ngắn hạn đã đến kỳ hạn thanh toán vào Quý 4 năm 2019.
Thị trường trái phiếu chính phủ giảm 3,9% so với quý trước tính theo giá trị đồng nội tệ, xuống còn 49,2 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng giảm 4,9% so với quý trước tính theo giá trị đồng nội tệ, xuống còn 4,3 tỉ USD vào cuối năm 2019.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tiếp tục là thị trường lớn nhất của khu vực Đông Á mới nổi, chiếm 75,4% tổng thị trường khu vực với giá trị đạt 12,1 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019. Trung Quốc đã có mức tăng trưởng theo quý cao nhất trong khu vực Đông Á mới nổi vào cuối tháng 12 năm ngoái, ở mức 2,8% xét theo giá trị đồng nội tệ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc tăng 4,1% so với quý trước xét theo giá trị đồng nội tệ, lên tới 4,3 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 12, nhờ việc phát hành thêm trái phiếu của các doanh nghiệp tư nhân và chào bán chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản, như một phần trong hoạt động làm sạch danh mục tài sản. Thị trường trái phiếu chính phủ cũng tăng 5,0% so với quý trước xét theo giá trị đồng nội tệ, lên mức 7,8 nghìn tỉ USD.
In-đô-nê-xi-a
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của In-đô-nê-xia đạt mức tăng trưởng 2,5% so với quý trước xét theo giá trị đồng nội tệ vào cuối tháng 12 năm 2019, lên mức 238,8 tỉ USD. Tuy nhiên, đây là sự sụt giảm so với tỉ lệ tăng trưởng theo quý 5,2% trong Quý 3 năm 2019, do việc giảm phát hành trái phiếu tại tất cả các phân khúc trong Quý 4 năm 2019.
Tăng trưởng thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của In-đô-nê-xia chủ yếu là nhờ mức tăng 2,6% theo quý của thị trường trái phiếu chính phủ tính trên giá trị đồng nội tệ, lên tới 206,7 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019. Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ tăng 1,7% so với quý trước xét theo giá trị đồng nội tệ, đạt 32,1 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019.
Phi-líp-pin
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Phi-líp-pin giảm 0,8% so với quý trước xét theo giá trị đồng nội tệ vào Quý 4 năm 2019, xuống còn 131,2 tỉ USD. Sự thu hẹp này chủ yếu là do mức giảm 2,1% của thị trường trái phiếu chính phủ so với quý trước, tính theo giá trị đồng nội tệ, xuống còn 101,5 tỉ USD vào cuối năm. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ là 4% so với quý trước, lên tới 29,7 tỉ USD vào Quý 4 năm 2019 nhờ đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Thái Lan
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Thái Lan đã hồi phục trong Quý 4 năm ngoái với tỉ lệ tăng trưởng theo quý là 2,2% tính theo giá trị đồng nội tệ, so với mức giảm 0,7% trong Quý 3, đạt giá trị 445,6 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019, trong đó cả thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Thị trường trái phiếu chính phủ đã tăng 2,5% so với quý trước tính theo giá trị đồng nội tệ, lên tới 318,1 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2019. Tất cả các thành phần của trái phiếu chính phủ đều tăng trưởng ổn định, gồm cả trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước, trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước và các loại trái phiếu khác.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Thái Lan cũng đạt mức tăng trưởng quý là 1,6% trong Quý 4 năm 2019 tính theo giá trị đồng nội tệ, cao hơn so với mức tăng 0,2% được công bố trong quý trước đó, với giá trị lên tới 127,4 tỉ USD.
Tiến Vinh
Giá vàng châu Á tăng sau khi Fed công bố kế hoạch mua trái phiếu Sau khi Fed công bố kế hoạch mua trái phiếu với quy mô chưa từng có để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, giá vàng châu Á đã tăng gần 2% lên 1.572,45 USD/ounce vào lúc 13 giờ 37 phút chiều (giờ Việt Nam). (Nguồn: fxempire.com) Trong phiên giao dịch chiều 24/3 giá vàng châu Á tiếp tục tăng gần 2%, tiếp nối...