Nhà giáo mà dùng bằng giả thì còn ra thể thống gì nữa!
Theo tôi, phải công bố danh tính những người sử dụng bằng giả để tăng tính răn đe vì họ là công chức, viên chức.
Vừa qua, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 20 trường hợp sử dụng bằng giả và bằng không hợp lệ tại một số trường học, cơ quan ở huyện Cư Kuin. Qua đấu tranh bước đầu, những người liên quan thừa nhận sử dụng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông giả để nhập học, lấy bằng cao đẳng, đại học, những người vi phạm chủ yếu là giáo viên đang dạy học tại các trường trên địa bàn huyện.
Theo bà Thu: “Hiện tượng sử dụng bằng cấp giả đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, đây cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được nêu trong Nghị quyết TW4 (khóa XII). Ảnh: Tùng Dương.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với nhà giáo Nguyễn Thu Thu – cựu giáo chức tại Hà Nội về vấn đề này. Theo bà Thu: “Hiện tượng sử dụng bằng cấp giả đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, đây cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được nêu trong Nghị quyết TW4 (khóa XII).
Đây không phải chuyện mới, nhưng tình trạng này diễn ra càng ngày càng nhiều, cần phải xử lý nghiêm minh nhằm bảo đảm sự công bằng và góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngành nào cũng vậy, nhưng đặc biệt là ngành Giáo dục thì càng tối kị với sự gian dối, sự vi phạm đạo đức, bởi thầy cô hơn ai hết là người giáo dục các thế hệ trẻ trở thành những công dân mẫu mực, có tư cách đạo đức tốt.
Người thầy trước hết phải có lương tâm, làm gương cho mọi người nhưng tại sao lại mắc lỗi như vậy, điều đó không thể chấp nhận được. Là người thầy, xã hội có thể cho phép anh nhầm lẫn do chủ quan, nhưng lỗi dối trá thì không thể được. Với những người dùng bằng cấp giả để hợp thức hóa vào học đại học, học trung cấp… vậy vấn đề ở đây là các trường đại học và trung cấp đó quản lý chất lượng sinh viên ra sao?
Theo tôi, đây là “bệnh” mang tính hệ thống, là gian dối, tham nhũng. Dùng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông giả để vào đại học, trung cấp, như thế là kiến thức phổ thông anh chưa hoàn thành, vậy thì làm sao có thể tiếp nhận trình độ cao hơn. Thực sự về trình độ, nhận thức, tư cách anh không ở cái tầm đó, mà bây giờ anh lại đứng trên bục giảng để dạy học trò, rõ ràng là không được.
Kiến thức của những thầy cô đó là “rởm”, dẫn tới đưa ra những kiến thức không hoàn chỉnh, ví dụ: Một giáo viên dạy toán nhưng chưa học hết Trung học phổ thông, mà nay lại dạy những kiến thức đó thì làm sao mà dạy được. Bản thân những thầy cô đó đã giả dối và chấp nhận giả dối, có lỗ hổng về nhân cách thì làm sao đủ tư cách để dạy học trò, làm sao dám mạnh dạn dạy học trò về lòng trung thực. Sản phẩm của những thầy cô này đào tạo ra sẽ là những sản phẩm “rởm”, lâu dài sẽ có hại cho đất nước.
Tình trạng sử dụng bằng giả này không phải là những trường hợp đầu tiên mà ngày càng “lan rộng” gây nguy hiểm cho xã hội. Đặc biệt, nguy hại hơn khi vấn nạn này tồn tại trong ngành giáo dục, để cho các giáo viên “dởm” đứng lớp sẽ để lại những hậu quả nặng nề”.
Bà Thu nói: “Nguyên nhân có tình trạng dùng bằng giả là do từ hai phía. Một là từ người dùng bằng giả để nộp vào hồ sơ đi làm, đi học. Thứ hai là nơi tiếp nhận những người kia cũng không làm hết trách nhiệm. Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với động cơ vụ lợi, số này càng nhiều thì họ càng gây nguy hiểm cho xã hội.
Một thực trạng đáng buồn khác là tâm lý xã hội hiện “nặng” về chạy theo bằng cấp hơn là để thu nạp kiến thức. Đạo đức xã hội bị ảnh hưởng bởi thương mại hóa. Tình trạng mua bán bằng cấp, sử dụng bằng giả đã khiến đạo đức của nhiều cán bộ xuống cấp.
Video đang HOT
Hơn nữa, việc xử lý những trường hợp như vậy không nghiêm, chưa mạnh tay với tình trạng giáo viên dùng bằng giả đã và đang tạo điều kiện “căn bệnh” này phát triển. Nhiều trường hợp vi phạm, nhưng bị xử lý nhưng không đủ sức răn đe, có không ít trường hợp chỉ dừng lại ở việc xử lý kỷ luật cảnh cáo, hoặc chuyển công tác cao hơn…Nhưng nói cho cùng, tâm lý trọng bằng cấp không có lỗi nếu được song hành với một cơ chế đánh giá chuẩn mực, phản ánh được năng lực mỗi cá nhân, phản ánh việc học thật, thi thật”.
Bà Lê Thị Túy: “Là thầy cô giáo phải mẫu mực, nhưng lại không mẫu mực, vi phạm pháp luật như vậy thì đó là điều không thể chấp nhận”. Ảnh: Tùng Dương.
Kiến thức thì không thể mua được
Cũng về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Lê Thị Túy – Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên đã chia sẻ quan điểm. Theo bà Túy: “Bằng giả thì có thể mua được, nhưng làm sao mua được kiến thức. Thầy cô giáo hay bất cứ ai đi nữa mà mua hay sử dụng bằng giả đều là vi phạm pháp luật.
Là thầy cô giáo phải mẫu mực, nhưng lại không mẫu mực, vi phạm pháp luật như vậy thì đó là điều không thể chấp nhận, cần phải cho ra khỏi ngành và bị xử lý thật nghiêm khắc để làm gương cho những ai còn ý định mua và sử dụng bằng giả. Việc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng bởi những kiến thức mà các thầy cô này dạy học sinh sẽ là những kiến thức không đầy đủ.
Hơn nữa, những trường đại học, trường trung cấp…nơi nhận những người dùng bằng giả vào học cũng gây nên sự mất công bằng trong tuyển sinh, gây thiệt thòi với những người có học, có phấn đấu thực sự.
Giáo dục là một ngành hết sức quan trọng, một quốc gia có trở nên hùng mạnh hay không là đều nhờ đến giáo dục, vậy mà giờ đây chúng ta lại có những thầy cô như vậy, những người dùng bằng giả, gian dối trong học tập thì thử hỏi còn học trò biết tin vào ai, những thầy cô như vậy còn dạy ai được nữa, đất nước này sẽ đi về đâu?
Hệ lụy xấu của việc này đã “gieo” vào suy nghĩ của lớp trẻ rằng không cần phấn đấu, không cần học tập, chỉ cần có tiền là có tất cả. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Một thầy cô giáo mà bản thân không có trình độ phổ thông, nhưng sự giả dối lại “bao trùm” lên tất cả, vậy thì chất lượng con người, chất lượng giáo dục ở đâu?
Việc này không có thước đo nào có thể đo được tác hại đối với xã hội. Qua sự việc này cũng cho thấy, việc đào tạo con người chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, trong đó có đạo đức. Theo tôi, phải công bố danh tính những người sử dụng bằng giả để tăng tính răn đe vì họ là công chức, viên chức.
Từ những vụ việc này, khi tuyển dụng, đánh giá năng lực công tác đội ngũ công chức, viên chức, tiêu chí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở bằng cấp mà không đi liền với nâng cao chất lượng đào tạo, không đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ, thì khi đó, vẫn sẽ còn tồn tại tình trạng bằng cấp giả”.
Công an phát hiện giáo viên dùng bằng giả, Giám đốc Sở Giáo dục nói gì?
Nếu phát hiện trường hợp giáo viên trực thuộc Sở quản lý sử dụng bằng giả, bằng cấp không đúng quy định thì ngay lập tức phải đình chỉ công tác, buộc thôi việc.
Nhiều giáo viên, cán bộ sử dụng bằng giả
Ngày 26/9, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết, qua xác minh, đơn vị vừa phát hiện 20 trường hợp sử dụng bằng giả và bằng không hợp lệ tại huyện Cư Kuin.
Cơ quan công an phát hiện nhiều cán bộ, giáo viên sử dụng bằng giả. Ảnh: MT
Trong đó cá biệt có nhiều trường hợp là giáo viên các bậc học đang công tác giảng dạy tại nhiều trường học trên địa bàn. Theo thông tin ban đầu thì tại cơ quan điều tra, những người này đã thừa nhận hành vi sử dụng bằng giả của bản thân.
Theo đó, tất cả những trường hợp này đều chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, vì muốn có một việc làm với thu nhập ổn định, nhiều năm trước những trường hợp này đã liên hệ nhờ người làm giả bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Sau đó, nộp hồ sơ học lên hệ cao hơn rồi lấy bằng để đi xin việc làm.
Theo bản khai của một giáo viên viên tên N. dạy học thì trước đây người này chỉ mới học đến lớp 11 rồi nghỉ học, vào miền Nam làm việc mưu sinh.
Khi vào Đắk Lắk người này đi học nghề nhưng không có bằng cấp 3 nên bố mẹ N. ở quê đã liên hệ làm cho N. một bằng giả gửi vào. Sau đó N. nộp bằng giả đó đi học lên rồi đi dạy học.
Đại tá Nguyễn Hữu Lương - Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk cho hay, cơ quan công an sẽ tiếp tục rà soát và đặc biệt sẽ làm rõ các đường dây làm, bán bằng giả.
Việc sử dụng bằng giả, bằng không hợp lệ đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan, tổ chức Nhà nước; gây bất công bằng trong cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công việc.
Trước đó thì tại tỉnh Đắk Lắk đã có hàng chục trường hợp bị xử lý, buộc thôi việc do sử dụng bằng giả, bằng không hợp lệ.
Do đó, các đơn vị cần thẩm tra, thẩm định, rà soát kỹ các loại văn bằng khi tuyển dụng công chức, viên chức vào cơ quan làm việc.
Sở Giáo dục nói gì?
Việc những giáo viên sử dụng bằng giả để đi giảng dạy nhiều năm qua đã gây bức xúc trong dư luận, xã hội. Bởi ngoài trình độ chuyên môn không đảm bảo, không đúng quy định thì vấn đề đạo đức của những giáo viên khi có hành vi gian dối lại được đứng trên bục giảng, gây ảnh hưởng rất xấu.
Trao đổi với phóng viênTạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 26/9, ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk cho hay, thời gian qua, Sở đã triển khai nhiều đợt kiểm tra, rà soát bằng cấp (thuộc phạm vi do Sở quản lý) của đội ngũ cán bộ, giáo viên trên địa bàn.
"Thực hiện theo phân cấp quản lý thì Sở chỉ cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên. Khi rà soát những loại bằng cấp này thì chúng tôi phát hiện nhiều người làm giả, từ đó chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng xử lý".
Đối với vấn đề giáo viên sử dụng bằng giả để đi dạy thì theo ông Khoa dù có vì lý do gì thì cũng không thể chấp nhận được.
"Đối với giáo viên các bậc từ mầm non đến Trung học cơ sở thì sẽ do các cơ quan huyện, thành phố quản lý nên Sở sẽ không tham gia xử lý đối với các trường hợp sử dụng bằng giả.
Còn đối với các Trường trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên nếu phát hiện có trường hợp dùng bằng giả thì ngay lập tức sẽ bị đình chỉ công tác. Qua xác minh cụ thể thì sẽ buộc thôi việc, nếu nặng hơn thì chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định".
Có một thực tế do lịch sử để lại tại khu vực Tây Nguyên là tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng trong những năm 90 của thế kỷ trước. Do đó, ngành giáo dục các tỉnh Tây Nguyên đã tận dụng những người có trình độ trung cấp hoặc học xong hệ 9 2 để tham gia dạy học.
Tuy nhiên, ông Khoa cho rằng, trong những năm qua, ngành giáo dục các tỉnh Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để những giáo viên này có cơ hội bồi dưỡng chuyên môn, được hỗ trợ để học lên nhằm chuẩn hóa các điều kiện về văn bằng.
Do đó, không thể lấy lý do lịch sử để lại để làm giả bằng cấp hoặc chấp nhận các văn bằng giả trong ngành giáo dục. Nếu những trường hợp giáo viên không đủ điều kiện về bằng cấp thì có thể thuyên chuyển công tác khác, nghỉ hưu sớm... Còn không thể chấp nhận nhà giáo lại sử dụng bằng cấp giả - ông Khoa nhấn mạnh.
Không chỉ hát hay, nhảy đẹp, những idol Kpop này còn sở hữu bằng Đại học trong tay Bất chấp lịch trình quảng bá dày đặc, nhiều thần tượng Kpop vẫn dành tâm huyết cũng như sự kiên trì để theo đuổi việc học tập. Không chỉ đạt thành công với lĩnh vực nghệ thuật, họ còn khiến người khác ngưỡng mộ khi chinh phục thành công tấm bằng Đại học sau khoảng thời gian dài "dùi mài kinh sử". Một...