Nhà gái đòi làm lễ cưới long trọng dù bố của tôi mới mất chưa lâu
Vậy mà điều tôi không ngờ là phản ứng của gia đình người yêu tôi. Bố mẹ em khó chịu đã đành, người yêu tôi cũng tỏ ra hậm hực vì không được làm đám cưới lớn như em mong muốn.
Chào các bạn, hôm nay tôi có 1 chuyện muốn tâm sự với các bạn. Hy vọng qua đây, tôi có thể tìm được hướng giải quyết cho vấn đề mà mình gặp phải.
Tôi yêu em cách đây 6 năm, từ ngày chúng tôi còn học đại học. Tôi luôn trân trọng em bởi vì em là người con gái đã ở bên tôi từ khi tôi còn là 1 kẻ lông bông không nghề nghiệp cho đến khi tôi đạt được chút thành quả trong công việc.
Em đã cùng tôi trải qua bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. Vì thế tôi luôn nhắc bản thân mình phải thật nỗ lực và thành công để đền đáp với những gì mà em đã dành cho tôi. Giờ đây mỗi khi tôi cầm những đồng tiền mình làm ra, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là muốn chăm lo cho người yêu.
Em luôn mơ ước có 1 đám cưới thật đẹp và ngôn tình. Mặc dù tôi không phải tuýp người lãng mạn nhưng muốn chiều lòng người yêu nên cũng dốc sức chuẩn bị từ cầu hôn đến đám cưới. Chỉ cần em nói gì, tôi sẽ gắng sức làm. Ngay cả những điều như cầu hôn ở nước ngoài hay đi cả mấy thành phố để chọn địa điểm chụp ảnh cưới.
Nhưng không may bố tôi qua đời vì tai biến cách đây gần 2 tháng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đúng ra hôn lễ của chúng tôi sẽ như ý người yêu tôi, linh đình và rộn ràng. Nhưng không may bố tôi qua đời vì tai biến cách đây gần 2 tháng.
Dù lúc đó người yêu tôi đã mang thai 1 tháng nhưng chúng tôi đành phải gác lại chuyện cưới hỏi để lo hậu sự cho bố tôi. Tôi và mẹ cũng đã đến nhà em để xin hoãn cưới vì dù sao lúc ấy chúng tôi cũng chưa định được ngày cưới. Nghe phía gia đình tôi trình bày, gia đình người yêu tôi cũng rất thông cảm và cái thai của người yêu tôi cũng chưa lớn nên không gây trở ngại gì nhiều.
Bố tôi mất được 2 tháng rồi, bụng người yêu tôi lại ngày càng to ra. Vì sợ mọi người dị nghị sẽ ảnh hưởng xấu đến con dâu tương lai nên mẹ tôi đã bàn bạc sẽ làm vài mâm cơm và lễ cưới đơn giản để tổ chức cho chúng tôi. Tôi nghĩ như thế là trọn vẹn. Thứ nhất bố tôi mới mất, cũng đâu vui vẻ gì để tổ chức linh đình. Thứ hai là tránh được điều tiếng cho người yêu tôi, để em có danh phận với tôi.
Có quá đáng không khi mà người yêu tôi nói nếu không thể cho em 1 đám cưới như ý, em nhất quyết không lấy tôi? (Ảnh minh họa)
Vậy mà điều tôi không ngờ là phản ứng của gia đình người yêu tôi. Bố mẹ em khó chịu đã đành, người yêu tôi cũng tỏ ra hậm hực vì không được làm đám cưới lớn như em mong muốn.
Bố tôi mới mất, vậy mà em vẫn đòi hỏi gia đình chúng tôi phải làm 1 lễ cưới thật trịnh trọng mới được. Không những vậy, người yêu tôi còn nghĩ rằng em đã mang thai nên tôi xem thường và chỉ muốn làm đám cưới 1 cách qua loa. Có quá đáng không khi mà người yêu tôi nói nếu không thể cho em 1 đám cưới như ý, em nhất quyết không lấy tôi?
Vì chuyện này mà tôi đã trằn trọc rất nhiều. Nếu tôi theo ý người yêu, tôi sẽ là đứa con bất hiếu. Họ hàng làng xóm sẽ sỉ vả gia đình tôi rằng chồng, cha mới mất mà cưới hỏi rộn ràng. Còn nếu trái ý em, tôi lại bị người đời cười chê vì bỏ đứa con của mình, rồi cả nhà gái nghĩ vì em có thai trước mà gia đình tôi xem thường. Sự tình thì chỉ người trong cuộc biết, tôi phải làm sao để gia đình người yêu thông cảm cho hoàn cảnh của mình đây?
Theo Thời đại
Nhà trai 'bỏ tráp' 450 nghìn đồng, cô dâu hoang mang 'cuộc đời mình rẻ mạt đến bất ngờ'
Tiền nhà trai bỏ vào tráp hỏi được coi như món quà để tỏ lòng cám ơn gửi đến nhà gái vì công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu của họ. Thế nhưng phải làm sao khi số tiền chỉ có 450.000 đồng giống như nàng dâu dưới đây?
Từ xưa, lễ đen (nạp tài) tượng trưng cho tục "thách cưới". Dần dần, tục này được xóa bỏ. Thay vào đó, lễ cưới do hai bên gia đình cùng lo liệu nên khoản tiền "thách cưới" sẽ được căn cứ tùy vào hoàn cảnh của gia đình đôi bên. Ở miền Bắc, tiền bỏ tráp thường theo số lẻ, có thể là 9 triệu, 15 triệu hoặc hơn; còn ở miền Nam thường được tính chẵn, có thể là 10-20 triệu.
Tuy nhiên số tiền này được coi là chuyện tế nhị nên mỗi gia đình không giống nhau. Để rồi rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười nảy sinh xung quanh câu chuyện này. Giống như nàng dâu trong câu chuyện dưới đây vẫn đang hoang mang khi nhà trai bỏ tráp 450 nghìn đồng.
L.H cho biết, cô sinh năm 1992 và mới ăn hỏi xong ngày hôm qua. Nhà H không chủ động thách cưới, chỉ tùy thuộc vào tâm ý và điều kiện của nhà trai. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu số tiền trong cay trầu chỉ có 450 nghìn đồng. Cô gái trẻ cảm thấy số tiền này khá ít vì bản thân cho rằng chí ít cũng phải là 1-2 triệu đồng.
" Em chỉ muốn tham khảo ý kiến là ở đây có chị nào có kinh nghiệm chỉ cho em xem con số 450 là số mang may mắn hay gì không mà phong bao lại bỏ số lẻ khó hiểu vậy? Chứ từ lúc em biết em chỉ thấy hoang mang và cuộc đời mình rẻ mạt tới bất ngờ", H hoang mang.
Ảnh minh họa.
Ngay sau khi đăng tải bài viết đã nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Người cho rằng số tiền nhà trai dẫn cưới là quá ít. " Trước giờ đi ăn cưới, bạn bè hay họ hàng ít cũng toàn 5-10 triệu chứ chưa thấy tiền trăm lại còn lẻ như vậy bao giờ. 450 nghìn đồng thì sỉ nhục quá không bõ nuôi mấy bữa cơm chứ chưa nhắc đến hai mấy năm nuôi ăn học ròng rã", tài khoản T.H.P viết.
Một số lại cho rằng 450 nghìn là số tiền may mắn nên khuyên nàng dâu nên tôn trọng tâm ý của nhà trai.
" 450.000 nghĩa là quan niệm 4 5=9 là tốt đó chị, chứ không có ý gì đâu. Còn cái tiền đó không đánh giá điều gì đâu chị, lấy rồi thì phải tin tưởng cho vui vẻ chị ơi", tài khoản T.O bày tỏ quan điểm.
Thế nhưng dù thế nào mọi người cũng khuyên nàng dâu không nên quá đặt nặng vấn đề thách cưới mà sinh ra ác cảm với gia đình nhà trai, quan trọng là họ đối xử với mình như thế nào!
Theo Emdep
Chồng ngoại tình khiến vợ sảy thai, cô căm hận trả thù khiến anh mất nghiệp, mang nợ tiền tỷ: Ác giả thì ác báo Quang hất tay Diệp đang bám vào mình, bất ngờ cộng thêm lực mạnh, Diệp bị hất văng vào góc tường. Quang thì phóng xe đi mặc cho cô vợ nằm bệt đó, mồ hôi ướt đầm, máu từ chân tí tách tuôn ra. Diệp với Quang lấy nhau trong sự phản đối gay gắt của nhà gái. Bởi lẽ, dù gì nhà...