Nhà ga đẹp nhất Việt Nam tại Đà Lạt
Nhà ga Đà Lạt (Lâm Đồng) được đánh giá là có kiến trúc đẹp bậc nhất Việt Nam. Ngày nay, nơi này trở thành điểm check-in lý tưởng của giới trẻ khi đến thành phố mờ sương.
Anh Tú
Một thoáng Cô Thôn : Nơi những giá trị văn hóa di sản lâu đời của tộc Ê Đê được gìn giữ
Mặc cho sự khắc nghiệt của thời gian và sự tác động của đời sống thời hiện đại, buôn Cô Thôn vẫn bền bỉ giữ gìn được những giá trị di sản văn hóa và tập tục có từ lâu đời của tộc người Ê Đê bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chừng 2km về hướng Bắc là buôn Cô Thôn hay còn gọi là buôn Ako Dhong. Trong tiếng Ê Đê, Ako Dhong có nghĩa là đầu nguồn suối và trên thực tế buôn này cũng nằm ngay đầu nguồn suối Ea Nuôl.
Buôn Cô Thôn được xem là buôn làng giàu mạnh, đẹp nhất Tây Nguyên và có lẽ cũng là buôn duy nhất hiện còn giữ được dáng dấp, nét độc đáo của buôn làng truyền thống người Ê Đê.
Vẻ đẹp độc đáo ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Nhà dài truyền thống, nơi chứa đựng nhiều dấu ấn văn hóa của người Ê Đê ở buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Đôi bầu ngực trên cầu thang gỗ của ngôi nhà dài biểu tượng chế độ mẫu hệ truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Khu nhà nghỉ được thiết kế theo phong cách nhà dài trong khu nghỉ dưỡng sinh thái của buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Kèo tre, mái lá... mang nét đặc trưng của ngôi nhà dài truyền thống. Ảnh: Thanh Hòa
Cổng nhà được thiết kế với những mô típ nghệ thuật truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Hiên nhà sàn, không gian thư giãn chính của nhà dài. Ảnh: Thanh Hòa
Thuyền độc mộc, phương tiện di chuyển truyền thống trên sông nước của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Vẻ đẹp hoang sơ đậm chất thiên nhiên ở khu du lịch sinh thái trong buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Quán cà phê mang phong cách đồng quê trong khu nghỉ dưỡng sinh thái. Ảnh: Thanh Hòa
Dấu ấn thời gian in hằn trên nếp gỗ của ngôi nhà dài buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa
Trước năm 1975, Cô Thôn chỉ có ba cái nhà dài với chừng 10 hộ gia đình sinh sống. Toàn buôn chỉ có một cái giếng lớn, đủ để sinh hoạt và tưới cho khoảng chục héc ta cà phê. Sau năm 1975, nhờ chủ trương định canh, định cư của nhà nước, Cô Thôn được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm. Nhờ chăm chỉ sản xuất, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, dân làng Cô Thôn từng bước ổn định và phát triển thành buôn văn hóa.
Mặc dù đời sống vật chất khá giả, nhưng không vì thế mà các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Ê Đê bị mai một. Tuy gần thành phố, đất đai có giá trị kinh tế lớn nhưng trong buôn tuyệt nhiên không có chuyện bán đất, làm nhà ngoi ra mặt đường để tận dụng làm ăn buôn bán. Cả buôn hiện có gần 40 ngôi nhà dài được xây cất vững chãi, bề thế với những nét kiến trúc độc đáo đặc trưng của nhà sàn Ê Đê. Và càng ngạc nhiên hơn, ở Cô Thôn không hề thấy cảnh trâu bò, lợn, gà nuôi dưới sàn nhà như cách thường thấy của người Ê Đê mà được nuôi riêng xa nơi ở, nhờ đó mà cả buôn luôn sạch đẹp, không ô nhiễm.
Nhà dài ở Cô Thôn được xây dựng bằng các vật liệu từ thiên nhiên, mang kiến trúc độc đáo đặc trưng của người Ê Đê. Đây là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một gia đình theo chế độ mẫu hệ, nên mỗi lần gia đình có con gái đi lấy chồng, ngôi nhà sẽ được cơi nới dài thêm ra.
Đặc biệt, chiếc cầu thang lên xuống của nhà dài được xem là một nét văn hóa mang tính biểu tượng của người Ê Đê. Trên đầu cầu thang bao giờ cũng có đôi núm biểu tượng cho đôi bầu sữa mẹ với ý nghĩa ca ngợi sự trường tồn nòi giống tộc người Ê Đê, biểu hiện quyền lực của người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ.
Trong nhà dài hầu như hộ nào cũng cất giữ và bảo quản một bộ cồng chiêng. Người Ê Đê quan niệm cồng chiêng là vật thiêng, thường dùng vào những ngày lễ lớn như mừng lễ lúa mới, xuống đồng...
Không gian bên trong một ngôi nhà dài truyền thống. Ảnh: Thanh Hòa
Không gian thờ cúng, tín ngưỡng của người Ê Đê thường được bố trí trang trọng ở vị trí trung tâm của ngôi nhà dài. Ảnh: Thanh Hòa
Các loại nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Khu bếp trong ngôi nhà dài truyền thống. Ảnh: Thanh Hòa
Những món đồ thủ công mà người Ê Đê thường dùng để trang trí cho ngôi nhà dài của mình. Ảnh: Thanh Hòa
Mặt nạ gỗ mang đậm nét văn hóa và tín ngưỡng dân gian cùa người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Giỏ tre, dụng cụ thường được dùng để cất giữ hạt giống hoặc đựng cá tôm khi đi đánh bắt của người Ê Đê. Ảnh: Thanh Hòa
Cô Thôn giờ là điểm điến hấp dẫn của du khách khi đến với thành phố Buôn Ma Thuột. Dân trong buôn ngoài nghề làm nương rẫy còn tham gia làm du lịch sinh thái cộng đồng dựa trên việc khai thác bền vững những giá trị cảnh quan sinh thái, văn hóa có sẵn của buôn làng, qua đó vừa bảo tồn vừa phát huy được những giá trị văn hóa của một buôn làng truyền thống, độc đáo có một không hai đang tồn tại ngay trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột năng động và phát triển.
Bài & ảnh: Thanh Hòa
Thành phố đi ngược thời gian, nhuốm màu hoài niệm Havana (Cuba) là một thành phố mang dấu ấn thời gian với kiến trúc từ thế kỷ trước cùng những chiếc xe cổ chạy khắp nơi. Anh Tú Video: Travel Leisure Theo news.zing.vn