Nhà diễn thuyết, lập trình viên siêu máy tính 13 tuổi
Chỉ mới 13 tuổi, nhưng Tanmay Bakshi, sống ở Canada, đã là lập trình viên, kiêm tư vấn viên, nhà diễn thuyết cho hãng IBM về chương trình siêu máy tính Watson.
Tanmay Bakshi chia sẻ kiến thức về lập trình trên Youtube. Ảnh: Youtube/ Tanmay Bakshi
Viết phần mềm bán trên Apple store khi mới 9 tuổi
Tanmay Bakshi sống tại thành phố Brampton, Ontario, Canada. Cậu may mắn sinh ra trong gia đình có cha làm lập trình máy tính. Và mọi sự đến với cậu đều khiến cả gia đình bất ngờ.
Lúc mới 5 tuổi, Bakshi đã hỏi cha mình là ông Puneet làm thế nào để có thể cho tên của cậu hiển thị trên màn hình máy tính.
Theo trang tin Vancouver Sun, ông Puneet kể: “Trong một thoáng tôi phát hiện thằng bé rất hiếu kỳ. Và khi cho thằng bé sử dụng máy móc, giải thích các khái niệm, cùng nhau thảo luận,… thì thằng bé lại hỏi nhiều hơn nữa. Tôi hiểu rằng thằng bé có một năng khiếu đặc biệt. Tất cả đều khiến tôi ngạc nhiên, thằng bé đã tự học lấy. Hiện thằng bé đã có kiến thức về lập trình trình độ cao hơn cả tôi. Gia đình tôi rất vui về điều đó”.
Khi trả lời với tờ Huffington Post, Bakshi cho biết khi mới 5 tuổi cậu đã tò mò về chương trình máy tính. Khi nhìn thấy cha làm việc, cậu đặc biệt bị thu hút.
Thế rồi, chương trình cậu tạo ra đầu tiên là phần mềm có tên “Hello World”. Sau chương trình đầu tiên này, cậu học nhiều ngôn ngữ lập trình hơn để viết các chương trình phần mềm khác.
Cậu đã viết ứng dụng với tên gọi tTables giúp các bạn nhỏ học bảng cửu chương dễ dàng hơn. Và ứng dụng này được xuất hiện trên app store khi cậu mới 9 tuổi đúng ngày Valentine năm 2013.
Video đang HOT
Tanmay Bakshi đã có 2 ứng dụng được bán trên Apple store Ảnh: Twitter/ Tanmay Bakshi
Nhờ lợi thế… học tại nhà
Hiện Bakshi đã có 2 ứng dụng được bán trên Apple app store và là lập trình viên siêu máy tính Watson cho hãng IBM nhỏ tuổi nhất thế giới. Watson là chương trình phần mềm trí tuệ nhân tạo của hãng IBM. Bakshi từng diễn thuyết cho nhiều hội nghị khoa học về chương trình này.
Chương trình AskTanmay là chương trình của Bakshi giúp xử lý ngôn ngữ tự nhiên trên web đầu tiên với sự hỗ trợ của siêu máy tính Watson.
Ngoài ra, cậu còn có kênh riêng trên Youtube để chia sẻ các video về lập trình. Cậu có thể viết được nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Để có thời gian cho việc lập trình, Bakshi cho biết cậu có lợi thế lớn nhất là được học tại nhà thay vì phải tới trường. Cậu vận dụng những kiến thức có được khi học tại nhà và viết chương trình.
Bakshi chia sẻ với tờ Huffington Post: “Nếu có một khái niệm toán học tôi phải học, tôi sẽ dùng thuật toán để phát triển một ứng dụng dành cho nó”.
Được biết, Bakshi đã dành 40% thời gian trong ngày để viết chương trình phần mềm.
Việc lập ra kênh riêng trên Youtube để cậu có thể chia sẻ kiến thức của mình. Cậu đã tạo nhiều video để giúp những người khác hiểu về các khái niệm.
Bakshi cho biết cậu thích thú với công nghệ trí tuệ nhân tạo vì nó có thể hỗ trợ nhiều cho khoa học y tế, truyền thông, nghiên cứu, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Còn với công nghệ thực tế ảo, cậu cho rằng đó là công nghệ thú vị nhất. Trong tương lai, trẻ em có thể được hưởng lợi từ công nghệ này khi học ở lớp.
Tanmay Bakshi Ảnh: Youtube/ Tanmay Bakshi
Thích thú chia sẻ kiến thức công nghệ tới mọi người
Sắp tới đây, Bakshi sẽ là một trong số các diễn giả đến tham dự hội nghị kỹ thuật lớn nhất ở tỉnh British Columbia, Canada.
Bakshi được mời diễn thuyết nhân Ngày Sáng tạo Giới trẻ, 15.3, trong chương trình Hội nghị Công nghệ Vancouver, nhằm khích lệ giới trẻ khám phá lĩnh vực công nghệ.
Tại hội nghị diễn ra vào tháng 3 này, Bakshi sẽ trình bày về sản phẩm mới nhất của mình, đó là chương trình phân tích cảm xúc thông qua email hoặc tin nhắn trên điện thoại, sau đó phần mềm này sẽ tạo ra màu sắc/hình nền/gắn thẻ phù hợp để phản ánh theo cảm xúc của email/tin nhắn đó.
Ngoài kiến thức kỹ thuật hơn người, Bakshi còn có khả năng ăn nói lưu loát trước đám đông và kỹ năng giao tiếp tốt. Cậu sẵn sàng giúp đỡ người khác hiểu hơn về công nghệ. Trên Youtube, cậu đang giảng dạy cho khoảng 7.500 người đăng ký.
Hiện cậu còn là tác giả cuốn sách về Swift, một trong ngôn ngữ lập trình mới để phát triển các ứng dụng trên iPhone/iPad.
Theo trang tin Vancouver Sun, cậu nói rằng: “Tôi thích chia sẻ kiến thức với mọi người nên không hề thấy mệt hay căng thẳng gì cả. Tất cả mọi thứ đều rất thú vị”.
Bakshi chia sẻ về cách giới thiệu công nghệ đến với trẻ em: “Chúng ta cần bắt đầu từ từ, đơn giản, thú vị” và khuyên mọi người “Làm điều gì bạn muốn làm, đừng làm nó nếu chỉ vì bạn phải làm…”.
(Theo Thanh Niên)
Sinh viên VN lập trình đứng 3 thế giới, hơn Mỹ và Ấn Độ
Sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HCM đứng thứ ba thế giới về lập trình, xếp sau Nga và Trung Quốc - theo kết quả khảo sát từ HackerRank.
Hơn 5.500 sinh viên đến từ 126 trường đại học trên thế giới tham gia vào sự kiện trực truyến của trang HackerRank. Mỗi trường có ít nhất 10 sinh viên tham gia giải quyết các đoạn mã hóc búa. Điểm số được tính căn cứ vào khả năng của sinh viên và số người tham gia.
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HCM đứng thứ 3 trong tổng số 50 trường ĐH có sinh viên đạt điểm lập trình cao nhất trên HackerRank.
Kết quả gây bất ngờ khi hai trường đại học của Nga (ITMO University) và Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HCM vốn không nằm trong danh sách 50 trường đại học hàng đầu thế giới của U.S. News & World, nhưng vẫn chiếm vị trí thứ 1 và 3.
Trong khi đó, trường Berkeley, trực thuộc ĐH California (Mỹ) vốn được cho là danh giá, chỉ xếp hạng 4. Hạng nhì thuộc về trường Sun Yat-sen Memorial Midle School của Trung Quốc.
Tuy chỉ xếp cao nhất ở vị trí thứ 4, nhưng Mỹ có 8 trường đại học lọt top 50 trong xếp hạng của HackerRank. Ấn Độ gây sốc khi có đến 24 trường vào trong danh sách này.
HackerRank là website chuyên đưa ra các bài tập để các sinh viên công nghệ trau dồi kỹ năng lập trình. Hiện dịch vụ này có một triệu thành viên trên toàn cầu, đa phần là sinh viên và các nhà phát triển ứng dụng. Kết quả từ trang này mang tính tham khảo.
Duy Tín
Theo Zing
10 quốc gia có lập trình viên tốt nhất thế giới Đáng ngạc nhiên nhất là Mỹ, vốn nổi tiếng với Silicon Valley, lại không nằm trong danh sách top 10 "thiên đường" của dân học lập trình. Lập trình viên - nghề sống bằng bàn phím. Ngạc nhiên nữa là Ấn Độ, vốn được coi là thị trường out-sourcing phần mềm lớn nhất thế giới, cũng không nằm trong danh sách này. Khảo...