Nhà đầu tư tư nhân đang dẫn dắt phát triển đô thị
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM về vấn đề quá tải hạ tầng đô thị, vỡ quy hoạch vì phát triển chung cư ồ ạt.
Chủ đầu tư khu đô thị Ciputra nhiều lần xin điều chỉnh quy hoạch mà không lấy ý kiến người dân
Theo Bộ Xây dựng, pháp luật hiện hành đã có quy định điều chỉnh việc đầu tư xây dựng khu đô thị, chung cư mới để đảm bảo phát triển bền vững, quyền lợi của người dân, diện tích đất cho các công trình công cộng.
Tăng cường giám sát
Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị số 05 ngày 01/03/2019 về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện Nghị Quyết số 82 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
Xây dựng các cơ chế chính sách thu hút đầu tư và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho việc đầu tư các công trình công cộng như công viên cây xanh, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; tăng cường hướng dẫn, đốn đốc, kiểm tra các địa phương trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 04/2019, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch, khai thác quỹ đất đô thị dành cho công trình phúc lợi, phục vụ cộng đồng tại các địa phương.
Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo diện tích đất dành cho các công trình công cộng phục vụ cộng đồng.
Cụ thể, các bộ, ngành cần xây dựng chính sách hỗ trợ các nguồn vốn để lập quy hoạch điều chỉnh, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng đã được xác định theo quy hoạch được duyệt.
Video đang HOT
UBND các cấp, cần rà soát, ưu tiên quỹ đất phục vụ đầu tư xây dựng công trình công cộng phục vụ cộng đồng, đặc biệt từ các dự án bị thu hồi do chậm triển khai, các khu đất sử dụng sai mục đích, hết thời hạn thuê đất, vi phạm Luật Đất đai, các quỹ đất dự kiến đưa ra đấu giá đất…
Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã được quy hoạch để xây dựng công trình công cộng phục vụ cộng đồng. Khi phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở, yêu cầu chủ đầu tư dự án xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo quy hoạch và cam kết thực hiện triển khai xây dựng theo đúng tiến độ đã được phê duyệt.
Nhà đầu tư tư nhân dẫn dắt
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng khẳng định thực trạng quá nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng tại các đô thị lớn ở Việt Nam kéo theo nhiều hệ lụy đô thị.
Tại Hà Nội, không chỉ đường nhỏ, phố nhỏ mới tắc mà ngay cả đường rộng với mặt cắt lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Lê Văn Lương… cũng tắc.
Ví dụ như đường Tố Hữu, từ một con đường thoáng đãng với chiều dài khoảng 6km, mặt cắt 40m, 6 làn xe, hè 2 bên 10m… nhưng giờ đây có khoảng 40 tòa nhà cao tầng bao quanh như một hàng rào đan kín.
Tuyến phố Nguyễn Tuân dài hơn 1km với mặt nhỏ, hè mỗi bên hẹp mà cũng đã có hơn 20 tòa nhà khu chung cư cao tầng đã và đang tiếp tục được xây dựng với mật độ ngày càng cao. Nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng ngay tại các khu đất quá nhỏ trong các ngõ phố chật hẹp.
Trong khi đó, tại TP.HCM, các cao ốc từ 16-34 tầng cũng đã và đang chen cứng trên đường Bến Vân Đồn… Tại quận Bình Thạnh, đường Ung Văn Khiêm có chiều dài chưa đầy 2km và mặt cắt ngang khá hẹp nhưng hiện có tới gần chục chung cư cao tầng đã và đang mọc lên. Đường Nguyễn Hữu Cảnh gần đó, một trong những tuyến đường chính từ cửa ngõ phía Đông vào trung tâm quận 1 cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Tại cửa ngõ phía Đông, đường Mai Chí Thọ và xa lộ Hà Nội dù đã được mở rộng lộ giới lên 80-120m nhưng vẫn thường xuyên bị ùn tắc, do khu vực này hiện có hơn 50 tòa nhà cao trên 30 tầng…
Ông Tiến nhấn mạnh, việc xây dựng nhiều công trình cao tầng trong khu vực nội đô đang gây nên sự quá tải về hạ tầng kỹ thuật nhất là giao thông. Ngoài ra là những bất cập không lường trước được như thiếu đồng bộ về cảnh quan kiến trúc, sự chênh lệch về không gian cùng với các hình thức kiến trúc công trình, phá vỡ cấu trúc đô thị trung tâm và quy hoạch đô thị.
GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia đi trước khi phát triển đô thị đó là tính toán tốt về biến động dân số, giải quyết bài toán về hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, tạo nên các điểm gom dân, từ đó việc đầu tư hạ tầng tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Cũng theo GS Võ, một cơ chế quyết định phát triển đô thị hiện nay vẫn được hầu hết các địa phương cấp tỉnh áp dụng là: Thứ nhất, nhà nước quản lý phát triển bằng quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch; Thứ hai, các nhà đầu tư (tư nhân) dựa vào quy hoạch đã được phê duyệt đề xuất dự án đầu tư; Thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt cả điều chỉnh quy hoạch.
Theo cách thức này, có thể thấy Nhà nước đã nhường quyền dẫn dắt phát triển đô thị cho các nhà đầu tư tư nhân, tức là lợi nhuận từ đầu tư cho chủ đầu tư sẽ dẫn dắt phát triển đô thị.
“Khi lợi ích nhóm đang bao phủ các vấn đề xã hội thì việc minh bạch hóa các vấn đề về quy hoạch, đầu tư là một quá trình đấu tranh lâu dài” – Một chuyên gia bày tỏ quan điểm.
Thiên Bình
Nhà đầu tư vẫn âm thầm "săn" đất nền tỉnh lẻ
Phân khúc đất nền, nhà phố và BĐS công nghiệp được nhiều chuyên gia nhận định là không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Những nhà đầu tư nhạy bén vẫn đang tích cực tìm kiếm, "xuống tiền" ở những dự án tiềm năng.
Thị trường BĐS dù đang gặp nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên ở một số phân khúc BĐS vẫn cho thấy những điểm sáng. Nhiều chuyên gia nhận định, khi nền kinh tế Trung Quốc chịu tác động đáng kể từ dịch bệnh này thì dòng vốn đầu tư BĐS công nghiệp, BĐS văn phòng và nhà ở cho thuê tìm đến những thị trường mới, trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư cũng có thể sẽ chảy vào những phân khúc BĐS an toàn hơn như đất.
Việt Nam cũng đang cho thấy là điểm sáng trong công tác kiểm soát dịch bệnh thời gian qua. Đồng thời, Chính phủ đang rất nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút giới đầu tư. Đây chính là cơ hội cho các địa phương đang hướng đến thu hút FDI và phát triển công nghiệp. Và Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước đang được kỳ vọng là trung tâm công nghiệp mới của khu vực Đông Nam Bộ.
Ở thị trường Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai...hoạt động giao dịch mua bán đất nền vẫn khá sôi động ở một số dự án, đặc biệt ở các dự án quy mô lớn, hạ tầng đang hoàn thiện thu hút nhà đầu tư. Nhiều giao dịch thành công đã diễn ra giữa mùa dịch. Đáng nói, chính trong dịch bệnh, cơ hội lại thuộc về các NĐT nhạy bén bởi nhận được "chiết khấu" mạnh tay từ phía chủ đầu tư.
Một dự án khu đô thị có quy mô 92ha tại Bình Phước vừa mở bán đợt 6, thì toàn bộ sản phẩm của đợt bán này đều được giao dịch thành công, giá đất nền dao động từ 1,8 tỉ đến 3 tỉ đồng. Đây cũng là thời điểm chủ đầu tư này dành những suất ưu đãi lớn về lịch thanh toán cũng như các suất quà khuyến mãi giá trị hơn. Đặc biệt trong đợt này chủ đầu tư dành suất miễn phí 10 năm thuê ki-ốt tại dự án cho khách hàng được xem một ưu đãi "mạnh tay"trước bối cảnh dịch bệnh.
Được biết, sau một năm triển khai, hiện dự án này đã tăng giá từ 20-30% nhờ vào việc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hạ tầng đến hơn 85%. Đây được xem là mức lợi nhuận cao hơn hẳn so với các kênh đầu tư khác như vàng, hay gửi tiết kiệm.
Khung cảnh lễ mở bán một dự án ở Bình Phước vào cuối tuần qua. Rất nhiều khách hàng vẫn "xuống tiền" trước bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: Hạ Vy
Bên cạnh khu đô thị quy mô này, tại thị trường Bình Phước cũng đang có nhiều dự án khu đô thị tại Đồng Xoài được chào bán ra thị trường, khiến thị trường nơi đây khá sôi động.
Tương tự, tại thị trường Bình Dương, Đồng Nai dù dịch bệnh đang diễn ra nhưng một số chủ đầu tư bung đất nền giai đoạn tiếp sau Tết vẫn hút được người mua. Theo môi giới khu vực Đồng Nai, những nền đất có sổ dù tăng giá khoảng 15% so với thời điểm trước Tết vẫn nhận được sức mua rất tốt của giới đầu tư.
Bên cạnh việc khan hàng thì yếu tố hạ tầng khu vực đã thúc đẩy nhu cầu tăng cao. Dù dịch bệnh đã ảnh hưởng đến mức độ đi tìm hiểu nhà đất nhưng theo ghi nhận, những NĐT lâu năm vẫn âm thầm "săn tìm" các dự án đất nền có pháp lý sạch. Họ "bỏ tiền" vào đó và chờ cơ hội trong dài hạn.
Theo các chuyên gia trong ngành, trong khi một bộ phận khách hàng e ngại đầu tư trong giai đoạn này, thì những NĐT nhạy bén xem mùa dịch nCoV là cơ hội sở hữu BĐS bởi chính giai đoạn khó khăn, các chủ đầu tư lớn sẽ tung ra rất nhiều chính sách chiết khấu và ưu đãi lớn. Nhiều NĐT có tầm nhìn dài hạn sẽ nhận thấy điều này và "vào" thị trường ở thời điểm khó khăn.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, chính trong khó khăn lại là cơ hội cho những NĐT có tầm nhìn lâu dài. Họ sẽ vào thị trường lúc khó khăn để tìm được cơ hội giá mềm. Sau đó, khi thị trường tốt lên, những NĐT này sẽ có được mức chênh lợi nhuận tốt hơn các NĐT khác. Với bối cảnh thị trường Tp.HCM khan hiếm nguồn theo ông Khương, thị trường tỉnh sẽ là cơ hội tốt cho những NĐT có dòng tiền nhàn rỗi, mức độ tăng giá cũng đáng kể nếu vào đúng thời điểm.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Vừa đầu tư chứng khoán vừa hóng dịch Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như toàn cầu có phiên giảm mạnh trong ngày 9-3 nhưng đã hồi phục trong ngày 10-3 Trong phiên ngày 10-3, VN-Index đã hồi phục, đóng cửa ở mức 837,5 điểm, tăng 2,01 điểm so với phiên trước đó. Trong khi đó, VN30-Index tăng đến 6,66 điểm, lên 789, 51 điểm; HNX-Index giảm chỉ 0,14 điểm,...