Nhà đầu tư Trung Quốc săn lùng công ty Việt
Các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vốn vào công ty Việt Nam với nhiều mục tiêu.
Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam thuộc các ngành như chế biến nông sản xuất khẩu, thép xây dựng, điện tử, điều… cho biết gần đây họ liên tiếp nhận được lời đề nghị hợp tác, góp vốn đầu tư hoặc mua cổ phần từ các doanh nhân Trung Quốc (TQ).
Công ty Việt được săn đón
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thép Việt, kể cách đây không lâu, công ty của ông nhận được lời mời chào muốn mua cổ phần từ một số nhà đầu tư đến từ TQ. Tuy nhiên, ông Thái cho biết điều này không nằm trong kế hoạch phát triển kinh doanh của DN nên không đồng ý.
Theo nhận định của ông Thái, các nhà đầu tư TQ mà cụ thể là các công ty ngành thép TQ đang muốn mua cổ phần, đầu tư vào DN Việt để tránh những tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-TQ.
Lý do là mặt hàng thép TQ xuất sang Mỹ bị đánh thuế rất cao. Vì vậy các nhà đầu tư TQ tìm đến hợp tác, đầu tư vào các công ty sản xuất sản phẩm thép xây dựng của Việt Nam – mặt hàng không bị Mỹ đánh thuế cao. Hiểu nôm na là các công ty thép TQ muốn mượn các công ty Việt làm bình phong để né thuế cao từ Mỹ.
Các đơn vị ngành chế biến nông sản xuất khẩu cũng rơi vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư TQ. Ông Trần Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Hạt điều Gia Bảo, kể mới đây có tới ba doanh nhân TQ ngỏ ý muốn đàm phán với DN của ông về việc định giá và góp cổ phần. Tuy nhiên, do họ đưa ra điều kiện là phải nhường cho họ quyền trực tiếp điều hành công ty sau khi rót vốn nên ông Sơn từ chối.
“Theo tôi được biết, hiện nay các công ty TQ đang rải người đi lùng mua DN Việt, đặc biệt là các đơn vị thua lỗ hoặc thiếu vốn” – ông Thái nói thêm.
Theo ông Tạ Quang Huyên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1, các DN nông sản được nhà đầu tư nước ngoài, nhất là từ TQ nhắm mua cổ phần chủ yếu là những đơn vị thuộc lĩnh vực chế biến hạt điều, gạo, hồ tiêu, thủy hải sản… “Xin dẫn chứng: Mấy năm nay, các DN TQ đã xây dựng các nhà máy chế biến hạt điều tại các khu chế xuất dọc biên giới Việt Nam. Nay với việc mua lại các công ty Việt Nam, các DN TQ sẽ nắm được các đầu mối thu mua nguyên liệu, nắm được công nghệ chế biến hạt điều, chủ động xuất khẩu. Tuy nhiên, số DN chịu “bán mình” cho DN TQ không nhiều” – ông Huyên chia sẻ.
Gần đây, nhiều doanh nhân Trung Quốc tìm mua các công ty thép của Việt Nam. Ảnh: TL
Video đang HOT
Tính toán kỹ trước khi hợp tác
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng hiện tượng các công ty TQ thích hợp tác, mua lại DN Việt Nam gia tăng trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ. Cụ thể, Mỹ đánh thuế cao đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu khiến DN TQ bị thiệt hại. Chính vì vậy DN TQ tìm cách đầu tư tại các nước lân cận như Lào, Campuchia và Việt Nam.
“Ngoài ra, Việt Nam đang có nhiều lợi thế vì đã tham gia nhiều hiệp định thương mại mà mới đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Vì thế, các nhà đầu tư TQ tranh thủ cơ hội này góp vốn hoặc mua lại công ty Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động xuất khẩu, hưởng nhiều ưu đãi về thuế khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực” – ông Hiếu phân tích.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng TQ là thị trường lớn, đối tác lớn của DN Việt Nam, nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta phụ thuộc thị trường này. Vì vậy, nếu cơ quan chức năng không có sự kiểm soát và phía các DN Việt không có tính toán kỹ lưỡng thì chuyện DN TQ nhảy vào đầu tư chiếm lĩnh thị phần có thể xảy ra.
“Tôi cho rằng cần có kế hoạch để ứng phó với vấn đề này. Theo đó, chấp nhận hợp tác với các công ty TQ trong chừng mực nào. Đồng thời cần tính toán kỹ những cơ hội cũng như bất lợi trước khi hợp tác đầu tư, kinh doanh với DN TQ” – ông Hiếu góp ý.
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt, cũng lo ngại khi các nhà đầu tư TQ dồn dập nhảy vào “mua” các DN Việt Nam. Vì theo ông, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ khiến DN Việt Nam bị thị trường Mỹ soi rất kỹ, nhất là về vấn đề thuế. Do đó, việc các DN Việt Nam có cổ phần của nhà đầu tư TQ cũng phải suy xét lại.
“DN Việt Nam không nên kỳ vọng quá nhiều vào những lời chào mời hấp dẫn từ phía nhà đầu tư TQ. Việc của DN Việt Nam lúc này là chủ động trong sản xuất, kinh doanh về nguồn nguyên liệu, công nghệ; đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường… để đón đầu các cơ hội từ các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia và cạnh tranh trên sân nhà” – ông Thái nói.
Nhà đầu tư Trung Quốc đua nhau mua cổ phần doanh nghiệp Việt
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2018, tổng vốn đầu tư TQ vào Việt Nam gần 2,5 tỉ USD. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp cấp mới và tăng thêm là 1,6 tỉ USD, còn lại hơn 800 triệu USD là vốn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua bán cổ phần DN.
Đáng chú ý, có đến hơn 1.029 lượt dự án góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư đến từ quốc gia này. Tính trung bình, nhà đầu tư TQ bỏ ra hơn 770.000 USD để góp vốn vào DN Việt Nam, tăng gấp đôi về lượng vốn so với con số 487 triệu USD cho hơn 800 dự án trong năm 2017.
Công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search cũng vừa công bố báo cáo cho biết: Thị trường lao động việc làm trong quý IV-2018 có sự tác động của hiệp định thương mại tự do, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam. Đáng chú ý, các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đã có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất từ TQ sang Việt Nam.
“Trước làn sóng dịch chuyển từ TQ sang Việt Nam và kế hoạch mở rộng quy mô, mảng sản xuất điện tử dự đoán tiếp tục tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng trong năm 2019, bao gồm các lĩnh vực nhân sự cấp trung và cấp cao, thuộc các vị trí như quản lý nhà máy, giám sát, cấp quản lý và trợ lý cho khối văn phòng” – đại diện Navigos Search nhận định.
Ngoài ra, Navigos Search cũng đánh giá động lực thu hút đầu tư trực tiếp tới Việt Nam chủ yếu đến từ hai xu hướng, bao gồm dịch chuyển sản xuất từ TQ sang Việt Nam và đầu tư FDI vào Việt Nam để phục vụ chính thị trường tiêu dùng Việt Nam và ASEAN.
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 8/11
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
MCG - Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam - Trong quý III/2018 đạt doanh thu hợp nhất 22,4 tỷ đồng, giảm 56,7% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng 1,45 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, MCG đạt 66,9 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lỗ ròng 150 tỷ đồng.
ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu - Đã quyết định phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng mệnh giá phát hành 2.200 tỷ đồng. Lãi suất cố định ở mức 6%/năm và được chi trả định kỳ hàng năm. Trái chủ được quyền bán lại trái phiếu sau 18 tháng kể từ ngày phát hành.
PDR - CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt - HĐQT quyết định giải thể Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Phú Hưng do không có dự án để đầu tư, kinh doanh và việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả.
BVH - Tập đoàn Bảo Việt - HĐQT phê duyệt phương án mua cổ phần của CTCP Đầu tư Bảo Việt (BVI) do các cổ đông khác của BVI đang sở hữu để nâng sở hữu từ 55%/vốn lên 100% vốn.
HSG - CTCP Tập đoàn Hoa Sen - Ngày 6/11 đã có thông báo hoàn tất chuyển nhượng bất động sản tại đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM với giá trị chuyển nhượng theo diện tích đo đạc thực tế được thông báo là hơn 139,5 tỷ đồng.
LBM - CTCP Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng - Ngày 14/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 15/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/11/2018.
CLC - CTCP Cát Lợi - Ngày 19/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 20/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ 20/12/2018.
NRC - CTCP Bất động sản NetLand - Ngày 15/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 26/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/11/2018.
NET - CTCP Bột giặt NET - Ngày 23/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 26/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/12/2018.
HDC - CTCP Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu - Đã thông qua việc hủy bỏ phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2018 do giá cổ phiếu HDC hiện đang xuống thấp. Bên cạnh đó, Hodeco cũng thông qua việc đăng ký mua lại 5 triệu cổ phiếu quỹ từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, để bình ổn giá thị trường.
HĐQT Công ty đã thông qua kết quả ước tính trong quý IV/2018 với doanh thu đạt 228,8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế lên tới 75 tỷ đồng, vượt tới gần 30% so với 3 quý đầu năm (đạt 58,84 tỷ đồng).
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
PV2 - CTCP Đầu tư PV2 - Ông Lâm Nhật Sơn, Chủ tịch HĐQT chỉ bán được 7,3 triệu cổ phiếu PV2 trong tổng số toàn bộ 9 triệu cổ phiếu PV2 đăng ký bán từ ngày 05/10 đến 02/11 do giá chưa được như kỳ vọng. Như vậy, sau giao dịch, ông Sơn vẫn còn nắm giữ 1,7 triệu cổ phiếu PV2, tỷ lệ 4,71%.
SCR - CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Ngày 01/11, CTCP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) đã mua gần 5,3 triệu cp. Sau khi thực hiện giao dịch, Betrimex nắm giữ hơn 28,98 triệu cp SCR, tương ứng tỷ lệ sở hữu 8,54%.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
CTP - CTCP Cà phê Thương Phú - Ông Võ Thanh Việt, Ủy viên HĐQT đăng ký bán ra 495.000 cổ phiếu CTP từ ngày 09/11 đến 07/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại ông Việt đang nắm giữ hơn 3,51 triệu cổ phiếu CTP, tỷ lệ 29,07%. Việc bán ra cổ phiếu lần này theo yêu cầu của Thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân xuống dưới 25%.
TCD - CTCP Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải - Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 750.000 cổ phiếu TCD từ ngày 12/11 đến 11/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Nam sẽ nâng sở hữu tại TCD lên hơn 1,06 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,77%. Một lãnh đạo khác của TCD là ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch cũng đăng ký mua 500.000 cổ phiếu cùng thời gian và phương thức nêu trên.
PV2 - CTCP Đầu tư PV2 - Ông Lâm Nhật Sơn, Chủ tịch HĐQT đăng ký bán thoái vốn toàn bộ 1,7 triệu cổ phiếu còn lại từ ngày 14/11 đến 12/12 theo phương thức thỏa thuận.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
Người Thái sắp cải tổ toàn diện Sabeco Mặc dù Sabeco không đề cập đến, HSC cho rằng Sabeco sẽ phải xem xét việc mua cổ phần thiểu số ở các công ty bia và sau đó là các công ty phân phối. Theo ghi nhận từ Chứng khoán HSC, mới đây Sabeco đã trình bày kế hoạch tái cơ cấu các mảng kinh doanh với nhà đầu tư, trọng tâm...