Nhà đầu tư Trung Quốc “để mắt” tới thị trường bất động sản Việt Nam
Theo báo chí Hong Kong, với giá nhà đất tương đối thấp so với các quốc gia lân cận trong khu vực như Singapore và Thái Lan, Việt Nam dường như đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư từ Hong Kong, Trung Quốc trong lĩnh vực bất động sản.
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao (Ảnh: SCMP)
Thời báo Hoa nam Buổi sáng của Hong Kong đưa tin, theo thống kê của tập đoàn CRBE, các nhà đầu tư Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan trong năm 2017 đã chiếm khoảng 25% tổng số giao dịch bất động sản Việt Nam từ nhà đầu tư nước ngoài, so với con số 21% năm 2016.
Bà Carrie Law, giám đốc điều hành một công ty môi giới bất động sản có trụ sở ở Trung Quốc, cho biết lợi thế về giá thành thấp là điểm khiến thị trường nhà đất ở Việt Nam trở nên “hấp dẫn” với người Trung Quốc.
Bà Law lấy ví dụ rằng người mua có thể sở hữu 1 căn nhà trị giá 109.781 USD ở Việt Nam trong khi một căn nhà ở Australia hay Mỹ thường tốn gấp nhiều lần như thế. Bằng việc mua bất động sản ở Việt Nam, người mua có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư ở nước ngoài khi không có quá nhiều vốn.
Bà Law nói nhu cầu cho thị trường bất động sản Việt Nam ở quý 1 năm 2018 đã tăng lên hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái. “Tuy thị trường này vẫn chưa được ưa chuộng nhiều như Thái Lan hay Malaysia, nhưng nhu cầu vẫn đang tiếp tục tăng”, bà Law nhận định.
Video đang HOT
Trong một dự án nhà ở tầm trung cao cấp ở thành phố Hồ Chí Minh sắp khởi động ngày 26/5 tới, mỗi căn hộ có diện tích 60-100 m2 và có giá khoảng 3.800 USD mỗi m2. Nếu làm một phép so sánh đơn giản thì mỗi m2 nhà ở dự án tương tự tại Singapore có giá gần 20.500 USD, còn ở Thái Lan thì con số này là xấp xỉ 8.200 USD.
Theo ông Chen Lian Pang, giám đốc một công ty bất động sản nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam, với mức giá nhà đất ở Việt Nam hiện tại, nếu nhà đầu tư mang số tiền tương ứng sang Singapore họ chỉ có thể mua được nhà ở xã hội ở quốc đảo này. Giá nhà đất ở Singapore đã rơi vào tình trạng “bão hòa”, còn giá cả bất động sản đã không còn rẻ như trước.
Ông Chen Lian Pang so sánh thành phố Hồ Chí Minh với khu vực Phố Đông của Thượng Hải 10 năm về trước khi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bắt đầu được triển khai ở đây, bao gồm hệ thống tàu điện ngầm, sân bay. Nếu giống lộ trình phát triển của Phố Đông, giá nhà đất ở thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng lên từ 4-5 lần so với thời điểm hiện tại trong 10 năm tới.
Ông Abhinav Maheshwari, chuyên gia trong ngành tài chính Hong Kong, cho biết giá nhà ở tại Việt Nam đã tăng trở lại sau khủng hoảng nhà đất từ năm 2009-2013. Đà tăng nhẹ này là do mức tăng trưởng kinh tế 6,8% hiện tại và sự gia tăng nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Tuy nhiên, chuyên gia Maheshwari cũng cảnh báo rằng sự hấp dẫn ở thị trường bất động sản Việt Nam cũng đi kèm với những rủi ro nhất định như tình trạng bong bóng bất động sản có thể bị vỡ và các nhà đầu tư cần lựa chọn những địa điểm có những yếu tố mang lại giá trị bền vững như chất lượng xây dựng tốt, vị trí thuận tiện, hướng nhà đẹp để giảm thiểu rủi ro khi thị trường có biến động.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Vua Thái Lan sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ USD
Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn chính thức nắm toàn quyền kiểm soát khối tài sản hàng chục tỷ USD của hoàng gia, theo điều luật mới được thông qua.
Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn lên nắm quyền năm 2016 sau khi cha qua đời.
Theo Reuters, luật mới của Thái Lan về Cục quản lý Tài sản Hoàng gia (CPB) chính thức có hiệu lực từ ngày 17.7, thay thế 3 điều luật cũ từ những năm 1936.
Nhà vua Thái Lan nắm toàn quyền kiểm soát khối tài sản khổng lồ của hoàng gia lên tới hàng chục tỷ USD.
Tổng số tài sản hoàng gia Thái Lan sở hữu không được tiết lộ nhưng ước tính lên tới hơn 30 tỷ USD, chủ yếu là bất động sản và các khoản đầu tư khác.
Điều luật mới trao nhiều quyền quản lý tài sản hoàng gia hơn cho nhà vua, bao gồm chỉ định tất cả thành viên của uỷ ban giám sát tài sản Hoàng gia. Trước đây, người đứng đầu ủy ban này luôn là bộ trưởng tài chính.
Theo Forbes, hoàng gia Thái Lan là một trong số những hoàng tộc nắm giữ khối tài sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Đại sứ quán Thái Lan ở Washington đã bác bỏ điều này, nói số tài sản thuộc CPB không phải là tài sản của cá nhân nhà vua mà nắm giữ "dựa trên niềm tin của đất nước".
Hoàng gia Thái Lan nắm giữ cổ phần của ngân hàng thương mại Thái Lan và là cổ đông lớn nhất của Siam Cement Pcl, tập đoàn công nghiệp lớn nhất Thái Lan. Hai khối tài sản này trị giá 9 tỷ USD.
Kể từ khi trở thành quốc vương Thái Lan vào năm ngoái, nhà vua Maha Vajiralongkorn được trao nhiều quyền hành hơn như việc công du nước ngoài không cần chỉ định một quan nhiếp chính trong nước, và hủy bỏ quy định mọi sắc lệnh hoàng gia phải có chữ ký nháy của một quan chức chính phủ.
Vua Vajiralongkorn cũng điều hành 5 cơ quan nhà nước phụ trách giám sát các công việc và an ninh của Hoàng gia, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của quân đội hoặc chính phủ.
Hiện tại, Thái Lan vẫn đang trong thời gian quốc tang. Lễ tang của cố quốc vương Bhumibol Adulyadej (Rama 9) sẽ diễn ra vào tháng 10 tới.
Theo Danviet
Công ty Trung Quốc tìm cách thâu tóm bất động sản Triều Tiên sau hội nghị liên Triều Triển vọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã kéo theo việc nhiều nhà đầu cơ Trung Quốc tìm cách thâu tóm bất động sản ở Bình Nhưỡng và nhiều nơi khác ở Triều Tiên, báo The Times của Anh cho biết. Thành phố Đan Đông của Trung Quốc đối diện biên giới Triều Tiên. (Ảnh: Getty) Nhà lãnh đạo Triều Tiên...