Nhà đầu tư trao tay 26,6 triệu cổ phiếu Tân Tạo
Trong phiên điều chỉnh của VN-Index ngày 27/5, cổ phiếu Tân Tạo đứng đầu về khối lượng giao dịch với 26,6 triệu đơn vị được sang tay, mức thanh khoản cao nhất 3 năm qua.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay ghi nhận phiên giao dịch buổi sáng diễn ra khá tích cực nhưng hứng chịu áp lực bán tăng vọt trong phiên chiều khi sắc đỏ là màu chủ đạo ở nhóm cổ phiếu bluechip. Đóng cửa phiên 27/5, VN-Index giảm 1,3% xuống 856 điểm.
Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với số lượng 258 mã giảm điểm áp đảo 127 mã tăng. Trong rổ VN30, có tới 21 mã giảm giá và chỉ 5 mã tăng, đẩy VN30-Index giảm tới 1,7%, cao hơn mức của thị trường chung.
Các mã bluechip tác động tiêu cực nhất lên thị trường hôm nay là BID (BIDV) giảm 5%, VHM ( Vinhomes) giảm 2%, VNM (Vinamilk) giảm 2%, HPG (Hòa Phát) giảm 4%, CTG ( Vietinbank) giảm 3%.
Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, thanh khoản tăng cao với tổng giá trị giao dịch 6.690 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, giá trị khớp lệnh chiếm 5.980 tỷ.
Đứng đầu về khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay là ITA (Tân Tạo) với 26,6 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay. Đây là mức thanh khoản cao nhất của cổ phiếu khu công nghiệp này trong hơn 3 năm qua, tính từ tháng 4/2017. ITA hôm nay cũng tăng trần.
Video đang HOT
Các mã còn lại trong top 5 tính theo khối lượng giao dịch là HPG, HSG (Hoa Sen), STB ( Sacombank), MBB ( MBBank).
Cổ phiếu của Tân Tạo những phiên gần đây tăng trần với thanh khoản tăng cao. Ảnh: VNDS.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng với tổng giá trị gần 120 tỷ đồng trên cả 3 sàn khiến thị trường thiếu đi lực đỡ. Lực bán của khối ngoại tập trung vào một số cổ phiếu như HPG – 83 tỷ, VRE (Vincom Retail) – 28 tỷ, VJC (Vietjet) – 18 tỷ.
“Phiên giảm hôm nay cho thấy nhịp hồi phục kỹ thuật của thị trường có thể đã kết thức và các chỉ số có thể sẽ cần lùi về các ngưỡng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Trong phiên giao dịch tiếp theo 28/5, VN-Index có thể sẽ đi ngang và giằng co với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ lần lượt quanh 880 điểm và 840 điểm”, chuyên gia của Công ty chứng khoán SHS nhận định.
Phân tích của BOS chỉ ra các tín hiệu kỹ thuật chưa xác nhận xu hướng điều chỉnh ngắn hạn nhưng đều phát đi tín hiệu suy yếu. Chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán này đánh giá ap lực bán gia tăng sẽ cản trở khả năng hồi phục của thị trường.
Kéo theo đó, thị trường nhiều khả năng sẽ xuất hiện các phiên tăng/giảm đan xen quanh vùng 860 điểm trước khi xác định xu hướng mới.
Các thị trường lớn ở châu Á hôm nay không đồng thuận một xu hướng chung. Thị trường tài chính Nhật Bản và Hàn Quốc đi lên khi hai chỉ số Nikkei 225 và Kospi tăng lần lượt 0,7% và 0,1%. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,6%. Thị trường Trung Quốc cũng giảm điểm khi Shanghai Composite và Shenzhen Component giảm 0,3-1,2%.
MBBank đạt 2.196 tỷ lợi nhuận hợp nhất trong quý I
Giữa bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do dịch bệnh, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) công bố đạt mức lợi nhuận hợp nhất 2.196 tỷ đồng trong quý I.
Trong quý I, MBBank đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ theo nghị quyết ĐHĐCĐ 2019 và bán cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo được thặng dư tăng vốn cổ phần lên gần 1.200 tỷ đồng. Việc này đã giúp ngân hàng này nâng hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất lên trên 11%. Đây là chỉ số an toàn vốn ở mức cao trên thị trường hiện nay (tỷ lệ an toàn vốn theo quy định hiện hành của NHNN là 8%).
MB đẩy mạnh tư vấn sử dụng app MBBank để giảm tần suất sử dụng tiền mặt cho khách hàng trong mùa dịch.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của MBBank, tính đến hết 31/3, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 407.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng là 262.000 tỷ đồng, duy trì mức ổn định so với thời điểm cuối năm 2019. Chỉ tiêu huy động vốn riêng ngân hàng đạt gần 269.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung đều tăng, cũng như có hơn 35.000 doanh nghiệp Việt Nam đóng cửa, giải thể, phá sản vì đại dịch Covid-19 (theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thì tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của MB được kiểm soát chỉ ở mức 1,62% và tỷ lệ nợ xấu riêng ngân hàng là 1,46%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu riêng MBBank là 107%.
Giữa bối cảnh dịch bệnh, MBBank đạt lợi nhuận hợp nhất 2.196 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I của ngân hàng đạt 2.196 tỷ đồng, tương đương 91% so với cùng kỳ 2019. Doanh thu thuần tăng 16% so với quý I/2019, đạt 6.339 tỷ đồng; thu nhập từ phí dịch vụ ở mức 745 tỷ đồng, tương đương 98% so với cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) hợp nhất ở mức thấp 32% và riêng lẻ 29%.
Với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 từ quý I, đại diện MB Bank dự báo quý II sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Quý III và quý IV được kỳ vọng là thời điểm thị trường phục hồi mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho ngành ngân hàng và các ngành nghề khác
Thu Trà
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tiếp 4 tháng trên HOSE Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE), trong tháng 11, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HOSE đã chứng kiến sự biến động ở cả 3 chỉ số VNIndex, VNAllshare và VN30 với các mức điểm lần lượt đạt 970,75 điểm (giảm 28,07 điểm); 858,62 điểm (giảm 26,24 điểm) và 887,47 điểm (giảm 35,21 điểm). Nhà...