Nhà đầu tư tổ chức tăng cường giao dịch phái sinh
Trong tháng 5/2019, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) trên thị trường chứng khoán phái sinh gấp 3,6 lần tháng 3 và gấp gần 7 lần so với tháng 1.
Thống kê giao dịch chứng khoán phái sinh trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2019, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) trên thị trường chứng khoán phái sinh chiếm từ 1 – 2%, thì tháng 4 và 5 chiếm lần lượt 6,84% và 7,66%.
Trong tháng 5, bình quân mỗi phiên có gần 84.700 hợp đồng tương lai trị giá 7.451 tỷ đồng được giao dịch, tăng 4,9% về khối lượng và tăng 6,1% về giá trị so với tháng 4. Với tỷ trọng giao dịch 7,66%, ước tính, khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức trong nước đạt bình quân gần 6.500 hợp đồng/phiên, trị giá 577,6 tỷ đồng/phiên, tăng 17,5% về khối lượng và tăng 18,8% về giá trị so với tháng 4. So tháng 5 với tháng 3 và tháng 1, giá trị giao dịch của khối nhà đầu tư này lần lượt gấp 2,4 lần và hơn 6 lần.
Trao đổi với ầu tư Chứng khoán, trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán cho rằng, thời gian gần đây, các nhà đầu tư lớn tăng cường sử dụng công cụ phái sinh để phòng hộ rủi ro cho danh mục cổ phiếu cơ sở, đồng thời tăng “lướt sóng” trong phiên nhằm hưởng chênh lệch giá. Tuy nhiên, tỷ trọng tham gia của khối nhà đầu tư tổ chức vẫn quá nhỏ so với nhà đầu tư cá nhân.
Theo vị trưởng phòng phân tích trên, diễn biến trên thị trường phái sinh rất khó lường. ó là lý do khiến công ty chưa thực hiện tự doanh, dù có nghiệp vụ này. Gần đây, sàn phái sinh thường xuyên có biến động bất ngờ, chỉ số VN30 nhiều lúc lên xuống 1 điểm, thay vì vài ba “lai” (1 lai là 1/10 điểm) như trước, khiến giá phái sinh biến động mạnh theo, nếu nhà đầu tư không vững tâm lý thì rất dễ rơi vào tình trạng mua cao – bán thấp, bán thấp – mua cao.
ặc biệt, mức giá đóng cửa đôi khi tăng vọt hoặc giảm mạnh. Chẳng hạn, trong hai phiên cuối tuần qua, giá hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng từ mức thấp nhất phiên vọt lên gần cao nhất phiên khi đóng cửa, phiên sau đó đóng cửa ở mức thấp nhất phiên; mức chênh lệch so với chỉ số cơ sở từ dương chuyển sang âm.
Mặt khác, công ty e ngại nhà đầu tư cho rằng, vừa tư vấn đầu tư, vừa tự doanh sẽ có sự xung đột lợi ích, đối đầu giữa công ty và nhà đầu tư. Ngoài ra, công ty có bộ phận phân tích giỏi, nhưng chưa chắc sẽ mang lại lợi nhuận từ tự doanh chứng khoán phái sinh.
“Báo cáo hàng ngày của một chuyên viên phân tích kỹ thuật được nhà đầu tư đánh giá cao, nhưng khi vị chuyên viên này bỏ tiền túi ra đầu tư chứng khoán phái sinh thì kết quả lại thua lỗ. ứng ngoài thị trường nhận định sẽ chính xác hơn, chứ đồng tiền liền khúc ruột, ai mà không hoảng khi thấy giá biến động bất ngờ ngược dự báo, dẫn đến quyết định giao dịch thiếu hợp lý”, vị trưởng phòng phân tích chia sẻ.
Một diễn biến đáng chú ý khác trong thời gian gần đây là khối lượng hợp đồng mở (OI), tức khối lượng hợp đồng lưu hành tại thời điểm cuối phiên, chưa được thanh lý hoặc chưa được tất toán,
tăng cao.
Video đang HOT
Cụ thể, tháng 3, khối lượng OI cuối mỗi phiên trung bình gần 20.800 hợp đồng, chiếm 16,5% khối lượng giao dịch. OI trung bình trong tháng 4 và 5 lần lượt là 25.570 hợp đồng và 30.960 hợp đồng, chiếm tỷ lệ 31,7% và 36,5% khối lượng giao dịch.
Theo lý thuyết, OI được coi là thước đo dòng tiền chảy vào thị trường phái sinh, OI tăng cho thấy nguồn tiền mới được thêm vào thị trường và ngược lại. Ngoài ra, OI tăng báo hiệu thị trường tăng điểm, OI giảm báo hiệu thị trường giảm điểm.
“Dòng tiền chảy vào thị trường tăng lên, nhưng không hẳn giá sẽ tăng, bởi OI là tổng số lượng hợp đồng của người mua, cũng là tổng số lượng hợp đồng của người bán. Bên mua kỳ vọng giá tăng thì bên bán dự báo giá giảm. Không dễ kiếm tiền trên sàn phái sinh. Tôi dự định chuyển tài khoản sang công ty chứng khoán đang miễn phí giao dịch nhằm tiết kiệm chi phí”, một nhà đầu tư tại công ty chứng khoán có mức phí môi giới 6.000 đồng/hợp đồng nói.
Năm 2018, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) có khoản lãi không nhỏ từ hoạt động tự doanh. Phí môi giới chứng khoán phái sinh và tự doanh ở thị trường phái sinh đóng góp khoảng 100 tỷ đồng doanh thu cho Công ty, trong đó tự doanh chứng khoán phái sinh đóng góp 45 tỷ đồng. Số tiền gửi ký quỹ giao dịch chứng khoán phái sinh thời điểm cuối năm 2018 của HSC là 102,2 tỷ đồng (cuối năm 2017 là 91,8 tỷ đồng).
Tuy nhiên, thời điểm cuối quý I/2019, tiền gửi ký quỹ giao dịch chứng khoán phái sinh của HSC chỉ hơn 500 triệu đồng. Báo cáo tài chính quý I/2019 của nhiều công ty chứng khoán khác không cho thấy hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh trong kỳ.
Trí Dũng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán phái sinh: "Tay to ra trận"?
Thị trường cơ sở biến động mạnh tạo cơ hội kiếm lời trên thị trường phái sinh, khiến thanh khoản trên thị trường này tăng vọt. Nhiều ý kiến cho rằng, đóng góp không nhỏ vào thanh khoản gần đây là các "tay to".
Tuy rủi ro giao dịch chứng khoán phái sinh rất lớn, nhưng điểm hấp dẫn là có thể kiếm lời cả khi thị trường giảm điểm.
Nhu cầu đội, nhóm
Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn mạng về chứng khoán cũng như trong các trao đổi giữa nhà đầu tư và môi giới chứng khoán, chứng khoán phái sinh trở lại là đề tài nóng. Các buổi hội thảo về chứng khoán phái sinh do công ty chứng khoán tổ chức không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường cơ sở, mà cả những người đã đầu tư trên thị trường phái sinh.
Sàn phái sinh đang thu hút nhà đầu tư với cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lớn và nhanh, trong bối cảnh thị trường cơ sở diễn biến khó lường. Tuy rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh rất lớn, nhưng điểm hấp dẫn là nhà đầu tư có thể kiếm lời cả khi thị trường giảm điểm.
Theo thống kê, kể từ ngày 11/10 - thời điểm VN-Index lao dốc gần 50 điểm và biến động mạnh trong xu hướng giảm đến nay (2/11), giao dịch trên sàn phái sinh diễn ra sôi động. Trong khoảng thời gian này, trung bình có gần 145.000 hợp đồng trị giá 13.100 tỷ đồng được giao dịch mỗi phiên, lần lượt gấp 2,6 lần và 2,4 lần so với giai đoạn đầu tháng 10.
Tại một hội thảo về chứng khoán phái sinh cuối tuần qua, nhà đầu tư N. cho biết, anh tham gia sàn phái sinh đã được vài tháng, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên lỗ nhiều hơn lãi. Do đó, anh thường xuyên tham dự các buổi hội thảo để hiểu hơn về thị trường này, học hỏi kinh nghiệm giao dịch, chiến lược đầu tư, đồng thời tiếp nhận thông tin thị trường, dự báo xu hướng...
Còn chị H. chia sẻ, thời gian qua, chị nhận được nhiều lời mời mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, cũng như khuyến nghị từ các môi giới về cơ hội trên thị trường phái sinh. Ban đầu, chị không thấy hứng thú với chứng khoán phái sinh, vì mức độ rủi ro quá lớn, nhưng hiện đang cân nhắc sẽ phân bổ một phần nguồn vốn vào thị trường này.
Có 2 yếu tố khiến chị cân nhắc sẽ tham gia thị trường chứng khoán phái sinh đó là sự tìm hiểu, quan sát thị trường sau một khoảng thời gian và một số tìm kiếm cho mình được đội nhóm phù hợp để cùng đầu tư, trong đó có một số người chị quen biết. Thực tế, không ít nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cơ sở cũng có tâm thế sẽ tham gia sàn phái sinh.
Theo tìm hiểu của người viết, bên cạnh sự chuẩn bị về tâm lý, kiến thức, kỹ thuật đầu tư phái sinh thì việc tìm được nhân viên môi giới và nhóm đầu tư phù hợp là yếu tố quan trọng. Bởi lẽ, đầu tư trên thị trường này khó có thể thiếu công cụ phân tích kỹ thuật, nhưng ít người sử dụng thành thạo.
Trong đa số trường hợp, việc dự đoán thị trường theo cảm tính thường nhận kết cục như nhau, đó là thua lỗ. Nhưng khi nắm được phân tích kỹ thuật rồi, nhà đầu tư phải nghiêm khắc tuân theo kỷ luật, tránh để cảm xúc chi phối. Điều này, những nhà đầu tư nghiệp dư không dễ đáp ứng được, do đó cần thiết tham gia nhóm đầu tư để nhận được khuyến nghị, phân tích từ các thành viên cũng như nhân viên môi giới.
Về vấn đề này, nhà đầu tư N. cho hay, anh khá "bảo thủ" trong đầu tư, ra quyết định mua - bán theo nhận định của bản thân, nhưng vẫn tham khảo khuyến nghị của các công ty chứng khoán nói chung, nhân viên môi giới và nhóm đầu tư nói riêng.
Có những lúc cần "lướt sóng" trong phiên, những cũng có trường hợp phải nắm giữ vị thế vài ngày. Nhìn chung, không nên quá tham lam, quá ham hố lướt sóng, vì các thương vụ lãi - lỗ bù trừ cho nhau và chi phí (thuế, phí giao dịch) chiếm một phần không nhỏ.
Có một số nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh bằng cách ủy thác đầu tư, nhưng không nhiều. Phần lớn nhà đầu tư tự giao dịch, trong đó không ít người lựa chọn khuyến nghị phù hợp để ra quyết định mua - bán. Đa số những khuyến nghị chất lượng đều có thu phí, hoặc không thu phí trong thời gian đầu.
"Tay to" ra trận?
Dù là nhà đầu tư mới hay bám sàn cơ sở lâu năm, thị trường phái sinh đang ngày càng thu hút họ tham gia. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh thời điểm cuối tháng 10/2018 là 50.956 tài khoản, tăng 9,5% so với cuối tháng 9 và gấp 3 lần so với cuối năm 2017.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư phái sinh thua lỗ, không ít người nộp thêm tiền vào tài khoản để tiếp tục giao dịch, nhưng một số người đã phải rời bỏ thị trường, tập trung đầu tư trên thị trường cơ sở.
Trong giai đoạn thị trường phái sinh có thanh khoản và giá trị giao dịch tăng mạnh gần đây, có ý kiến cho rằng, đó chủ yếu là nhờ các "tay to" (nhà đầu tư lớn) thực hiện lướt sóng. Trong phiên, các nhà đầu tư này có thể "đánh lên, đánh xuống", khiến thị trường biến động nhanh và mạnh.
Nếu nhà đầu tư nhỏ không tuân thủ kỷ luật đầu tư sẽ dễ đầu tư theo cảm tính, tức bị cảm xúc chi phối, dẫn đến tình trạng mua cao - bán thấp, mua thấp - bán thấp hơn, hoặc bán cao - mua cao hơn, bán thấp - mua cao và các thương vụ thành công đa phần là nhờ "hên".
Ngọc Nhi
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trước giờ giao dịch 17/6: Lưu ý thông tin của HPG, VNM, OGC Tâm lý vẫn tỏ ra khá thận trọng khi thị trường chưa đủ sức lôi kéo dòng tiền đứng ngoài tham gia trở lại. Một số cổ phiếu có chuyển động trước giờ đáng lưu ý là HPG, VNM, OGC. Ảnh minh họa. Quốc tế Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 17,16 điểm tương đương 0,1% xuống...