Nhà đầu tư tiếp tục bán tháo, Dow Jones lại “bay” hơn 500 điểm
Các chỉ số chính trên sàn Phố Wall sụt giảm do nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu sau khi Quốc hội Mỹ chưa thể thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/3 khi Thượng viện Mỹ không thông qua gói kích thích tài khóa khổng lồ để hạn chế thiệt hại kinh tế từ dịch Covid-19.
Các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra, nhưng giới đầu tư tại thị trường Phố Wall cho rằng nếu chính quyền Washington càng chờ đợi lâu, thì nền kinh tế càng thiệt hại lớn.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones rớt 582,05 điểm (tương đương 3,1%) xuống 18.591,93 điểm, chạm đáy kể từ tháng 11/2016. Chỉ số S&P 500 hạ 2,9% còn 2.237,40 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite chỉ sụt 0,3% xuống 6.860,67 điểm khi nhà đầu tư bắt đầu đầu tư với lượng nhỏ vào chứng khoán công nghệ.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong ngày 23/3.
Lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 24 giờ, một dự luật cho phép chi tiêu tài khóa khổng lồ để kích thích nền kinh tế đã không thể vượt qua rào cản tại Thượng viện.
Tại Thượng viện, các nghị sĩ đảng Dân chủ cho rằng gói này chi quá ít tiền cho bệnh viện và các bang, cũng như không đủ quy định ràng buộc với một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp lớn.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 23/3 nói rằng Quốc hội nước này “rất gần” với việc đạt được một gói tài chính, lưu ý rằng nó phải được thông qua trong “ngày hôm nay”. “Chúng tôi đang sử dụng một số quỹ mà chúng tôi có, nhưng chúng tôi cần Quốc hội thông qua các quỹ bổ sung trong ngày hôm nay để chúng tôi có thể tiến lên và hỗ trợ nền kinh tế và công nhân Mỹ”, Bộ trưởng Mnuchin cho biết.
Video đang HOT
Ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện, cho biết ông và ông Mnuchin sẽ họp lại để cố gắng hợp tác đạt được một thỏa thuận về gói hỗ trợ kinh tế khổng lồ của Nhà Trắng.
Việc Thượng viện Mỹ không thông qua gói tài khóa hỗ trợ kinh tế đã khiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ cho các ngân hàng vay thêm, thế chấp bằng chính các khoản cho vay nộp học phí và vay thẻ tín dụng. Cơ quan này cũng sẽ mua lại trái phiếu doanh nghiệp và cho vay trực tiếp các công ty.
“Điều FED làm rất quan trọng với thị trường tín dụng. Nhưng nó không đủ giúp thị trường cổ phiếu. Chúng ta vẫn cần Quốc hội thông qua phần nào gói kích thích – nhà phân tích Paul Hickey của Bespoke Investment Group lưu ý.
Cổ phiếu Boeing vọt 11%, có thành quả vượt trội trên thị trường, khi Goldman Sachs nói rằng Boeing có đủ tiền để sống sót qua sự suy thoái vì dịch Covid-19 và hoạt động hàng không cuối cùng sẽ được khôi phục. Cổ phiếu Boeing đã “bốc hơi” 66% trong năm nay.
Phố Wall đang kêu gọi cứu trợ kinh tế tài chính khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng. Số ca nhiễm bệnh được xác nhận trên toàn cầu đã vượt qua 350.000 người với tổng số trường hợp tử vong hiện có hơn 15.000 người, dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho biết. Tại Mỹ, có hơn 35.000 ca nhiễm bệnh Covid-19 được xác nhận.
David Kostin – chiến lược gia trưởng về cổ phiếu tại Goldman Sachs nhận định: “Điều có thể đảo ngược tình hình hiện tại là tâm lý của nhà đầu tư về việc phong tỏa. Chỉ khi cải thiện được điều đó, thị trường mới bật lên mạnh”.
Đến nay, 13 trong tổng số 50 bang của Mỹ đã áp lệnh hạn chế đi lại để ngăn dịch Covid-19 lây lan. Tình hình tại Mỹ đang diễn biến theo chiều hướng của các nước châu Âu như Italia hay Tây Ban Nha.
Các chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs dự báo kinh tế sẽ lao dốc 24% trong quý II/2020 sau khi giảm 6% trong quý I/2020.
Dịch bệnh bùng phát đã khiến Sở Giao dịch Chứng khoán New York đóng cửa sàn giao dịch và tạm thời chuyển sang giao dịch điện tử hoàn toàn, bắt đầu từ ngày 23/3./.
VN-Index mất mốc 700 điểm khi mở cửa phiên sáng 23/3
Thị trường chứng khoán giảm mạnh ngay khi mở của phiên sáng 23/3. Hàng loạt mã cổ phiếu lớn, nhỏ chìm sâu trong sắc đỏ khiến VN-Index dễ dàng mất mốc 700 điểm.
Khách hàng giao dịch tại sàn giao dịch BVSC. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Tính đến 9 giờ 26 phút, VN-Index đã giảm tới hơn 31 điểm (tương ứng trên 4,4%). Sắc đỏ tràn ngập sàn HOSE với trên 235 mã giảm giá; trong đó, có nhiều mã giảm sàn. Trong khi đó, chỉ có 32 mã tăng giá và 35 mã đứng giá.
HNX-Index cũng giảm tới 2,97 điểm (tương ứng 2,92%). Toàn sàn có 71 mã giảm giá, 15 mã tăng giá và 27 mã đứng giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 (30 mã có ảnh hưởng lớn nhất lên chỉ số VN-Index có tới 29 mã giảm giá, trong khi chỉ còn 1 mã đứng ở giá tham chiếu.
Các mã giảm mạnh như: VRE và ROS đều giảm tới 6,9% xuống giá sàn. Hàng loạt mã như: VIC, VHM, VNM, SAB, PNJ, MWG, PNJ, HPG... đều có mức giảm rất sâu; trong đó, nhiều mã giảm xuống sát mức giá sàn.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không còn mã nào giữ được giá xanh. Các mã cổ phiếu ngân hàng giảm rất mạnh, nhiều mã có mức giảm tới hơn 6% như: TCB, VCB, CTG, HDB, MBB, BID... Mức giảm nhẹ nhất thuộc về SHB cũng đã lên tới 2,5%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng sụt giảm mạnh với hầu hết các mã trụ cột như: GAS, PLX, PVS, PVC, PVD, POW...
Tính đến 9 giờ 39 phút, VN-Index đã giảm tới gần 36 điểm xuống 672,4 điểm. Trong khi HNX-Index giảm 2,8 điểm xuống gần 99 điểm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các chỉ số chứng khoán thế giới cũng đều giảm sâu, nhiều thị trường có mức giảm lịch sử.
Theo đó, các chỉ số chứng khoán Mỹ lại tiếp tục trải qua một tuần giảm điểm mạnh, do tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư khi dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Chỉ số Dow Jones chốt phiên 20/3 giảm 913,21 điểm, hay 4,6%, xuống 19.173,98 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 10/10/2016. Chỉ số S&P 500 giảm 104,47 điểm, hay 4,3%, xuống 2.304,92 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 8/2/2017. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite giảm 271 điểm, hay 3,8%, xuống 6.879,52 điểm.
Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones mất 17,3%, chỉ số S&P 500 mất 14,98%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite mất 12,64%.
Các nhà đầu tư vẫn lo ngại dù Chính phủ có những động thái nhằm hạn chế tác động kinh tế do dịch bệnh, khi mức độ nghiêm trọng đến đâu và việc dịch sẽ kéo dài trong bao lâu vẫn là những điều chưa rõ ràng.
Các nghị sỹ Mỹ đang nỗ lực tung ra gói cứu trợ thứ hai nhằm giảm nhẹ những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh, nhưng dường như không đủ nhanh với phố Wall, khi các chỉ số giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Văn Giáp
Phố Wall đảo chiều ở nửa cuối phiên, Dow Jones giảm 17% kể từ đầu tuần đến nay, S&P 500 và Nasdaq có tuần tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008 Kết thúc phiên 20/3, Phố Wall nỗ lực hồi phục nhưng lại rớt điểm ở nửa sau của phiên, kết thúc một trong những tuần biến động nhất từ trước đến nay, khi nhà đầu tư hoảng loạn vì nỗi lo Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 913,21 điểm, tương...