Nhà đầu tư thận trọng trước bầu cử giữa kỳ ở Mỹ
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã có những biến trái chiều trong phiên giao dịch hôm qua, trước tuyên bố chính sách được cập nhật từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và cuộc bầu cử giữa kỳ có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Washington.
Thị trường trái chiều
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 190,87 điểm, tương đương 0,8% lên 25.461,70 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 15,25 điểm, tương đương 0,6%, kết thúc tại 2.738,31 điểm, nhờ đà leo dốc từ các lĩnh vực tài chính, năng lượng và phòng thủ. Trong khi lĩnh vực tài chính được hỗ trợ nhờ vào kết quả lợi nhuận, thì lĩnh vực năng lượng tiến 1,6% sau khi Mỹ áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt đối với Iran. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản tăng 1,7% và tăng mạnh nhất trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500. Lĩnh vực tiện ích tăng 1,4% còn lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 1,22%.
Ngược lại, chỉ số Nasdaq giảm 28,14 điểm, tương đương 0,4%, xuống 7.328,85 điểm, do sự lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ và Internet.
Cụ thể, cổ phiếu của Apple hôm qua tiếp tục giảm 2,8%, nối tiếp đà sụt giảm mạnh 6,6% hôm thứ Sáu tuần trước, sau khi hãng sản xuất điện thoại Iphone này tuyên bố sắp tới sẽ ngừng đề cập đến doanh số bán Iphone cho các nhà đầu tư, điều đã diễn ra trong hơn một thập kỷ qua. Những nhà đầu tư cũng thất vọng trước các báo cáo cho thấy nhu cầu của người dùng đối đối với sảm phẩm điện thoại XR của Apple là không đạt được kỳ vọng.
Cổ phiếu của Amazon cũng trở thành tâm điểm thị trường khi giảm 2,3%, sau khi hãng bán lẻ khổng lồ này thông báo đã chọn được địa điểm ở hai thành phố để thiết lập cơ sở lưu trữ thứ hai của mình.
Cổ phiếu của Sysco cũng giảm mạnh 9,4%, sau khi công ty bỏ không công bố thu nhập ước tính cho quý tài chính đầu tiên của năm 2019. Cổ phiếu này đang trên đà giảm phần trăm lớn nhất kể từ ngày Thứ Hai Đen 19/10/1987, thời điểm giảm đến 25,86%.
Trong tuần trước, cả 2 chỉ số Dow Jones và SP 500 đều tăng 2,5%, trong khi Nasdaq tăng 2,7%, đánh dấu tuần tăng trở lại đầu tiên kể từ cuối tháng 9.
Nhà đầu tư thận trọng
Cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ, mà dự báo cho thấy đảng Dân chủ sẽ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong khi đảng Cộng hòa vẫn duy trì nắm giữ Thượng viện, sẽ diễn ra vào hôm nay (06/11).
Video đang HOT
Nhà đầu tư thận trọng trước bầu cử giữa kỳ
Trong khi đó, vào thứ năm này, FED cũng sẽ kết thúc cuộc họp chính sách hai ngày, dự kiến sẽ không thay đổi lãi suất, nhưng có thể cung cấp thông tin chi tiết mới cho nhà đầu tư về tốc độ tăng lãi suất sắp tới, cũng như ảnh hưởng của các cuộc đụng độ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến nền kinh tế trong nước.
Vào hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại hội chợ thương mại ở Thượng Hải, tuyên bố sẽ giải quyết những lời chỉ trích cho rằng các hoạt động thương mại của họ là “không công bằng”, bằng cách giảm thuế quan và mở cửa nền kinh tế của mình.
Trước đó vào thứ sáu tuần trước, các thị trường bị mắc kẹt trong một loạt các tin tức mâu thuẫn về tiến trình đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington. Do đó, giá cổ phiếu đã giảm trở lại vào cuối phiên giao dịch hôm thứ sáu, khi mà Tổng thống Donald Trump thì tuyên bố rằng tiến trình các cuộc đàm phán với lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang được thực hiện, ngược lại cố vấn kinh tế hàng đầu của ông là Larry Kudlow lại cho biết Mỹ và Trung Quốc sẽ phải trải qua một chặng đường dài trước khi một thỏa thuận thương mại được ký kết.
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, chỉ số công nghiệp dịch vụ do Markit khảo sát đạt 54,8 điểm trong tháng 10, cao hơn mức dự báo là 54,7 điểm.
Chỉ số ISM dịch vụ trượt xuống 60,3 điểm trong tháng 10, từ mức 61,6 điểm trong tháng 9, tuy nhiên con số này vẫn cao ước tính được khảo sát bởi các nhà kinh tế là 58,6 điểm.
Cần vượt qua “bức tường lo lắng”
Michael O’Rourke, chiến lược gia tại JonesTrading cho biết: “Bạn đang nhìn thấy sự xoay vòng của nhóm cổ phiếu FANG (gồm các cổ phiếu Facebook, Amazon, Netflix và công ty mẹ của Google là Aphabet), cộng với Apple và phần còn lại của thị trường”. Nhóm cổ phiếu này chính là động lực dẫn dắt thị trường tăng trưởng mạnh trong năm 2017 và những tháng đầu năm nay.
O’Rourke cho biết thêm rằng các nhà đầu tư đã bắt đầu đánh giá lại ước tính của họ về tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai của các công ty công nghệ lớn này.”Google là công ty duy nhất trong số những công ty này không có tình trạng vấp ngã” trong các quý gần đây,
Peter Bye, quản lý danh mục đầu tư tại UBS Asset Management bình luận: “Các nhà đầu tư phải đối mặt với một bức tường lo lắng,” mà cần phải vượt qua để cổ phiếu có thể lấy lại mức cao trong tháng 9. Bye cho rằng sự tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và châu Âu, kết hợp với lãi suất tăng cao ở Mỹ, khiến các nhà giao dịch lo lắng liệu giai đoạn mở rộng kinh tế hiện tại có thể kéo dài bao lâu.
Bye cảnh báo: “Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy những áp lực mà các nhà lãnh đạo các công ty công nghệ phải đối mặt, như Google và Facebook. Họ đang phải đối mặt với những rào cản mới, như các loại thuế mới đánh lên hoạt động của nhóm công ty công nghệ ở nước ngoài”.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Sôi động chuyện mua bán trường đại học
Những năm gần đây, giáo dục - đào tạo dường như trở thành lĩnh vực béo bở, đầy hấp dẫn thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn "nhảy vào" của nhiều tập đoàn. Điển hình nhất mới đây là việc Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng xác nhận mua cổ phần của trường Đại học Hoa Sen - một trường đại học tư có tiếng.
Phía Tập đoàn Nguyễn Hoàng cho biết, một số cổ đông của Trường Đại học Hoa Sen đã tiếp cận và mong muốn chuyển nhượng lại cổ phần của họ tại Trường Đại học Hoa Sen. Tập đoàn Nguyễn Hoàng cho rằng đây cũng là cơ hội để thực hiện những điều tốt đẹp cho Hoa Sen nên đồng ý mua lại cổ phần từ những cổ đông này. Tuy nhiên vì đây là cả một quá trình đàm phán riêng rẽ với cổ đông hiện hữu nên chưa xác định số lượng cổ phần là bao nhiêu.
Trường Đại học Hoa Sen - một trường đại học tư có tiếng sắp có chủ đầu tư mới trong một "thương vụ lên đến ngàn tỷ"
"Trường Đại học Hoa Sen là một đại học có chất lượng tốt và chúng tôi luôn mong muốn Hoa Sen tiếp tục phát triển. Vì vậy, chúng tôi tin rằng, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban giám hiệu nhà trường sẽ đề ra các phương hướng cụ thể để đưa trường phát triển đi lên một tầm cao mới", đại diện Tập đoàn này cho biết.
Thông tin tập đoàn Nguyễn Hoàng mua đủ số cổ phần cần thiết để sở hữu trường Đại học Hoa Sen trở thành điều gây xôn xao trong giới giáo dục mới đây. Một phần vì đây là một trong những trường đại học tư có tiếng hiện nay.
Mặc dù trải qua một thời gian dài có tranh chấp nội bộ và sụt giảm về giá trị, tuy nhiên Hoa Sen hiện vẫn thuộc những trường có doanh thu cao từ học phí sinh viên. Cũng theo các chuyên gia giáo dục, trường đại học sinh viên đông, thương hiệu tốt và đang trên đà phát triển. Như vậy, việc chuyển nhượng này được xem là "thương vụ ngàn tỷ" với một trường đại học.
Trước đó, tập đoàn này cũng hoàn thành chuyển nhượng để trở thành chủ sở hữu của hàng loạt trường đại học tư khác ở phía Nam như trường Đại học Gia Định, Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Ngoài ra, Tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng hoàn thành mua, sở hữu hàng loạt các trường từ mầm non tới phổ thông quốc tế.
Tập đoàn Thành Thành Công cũng bắt đầu tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục thông qua việc mua Trường Đại học Yersin, Trường Cao đẳng Sonadezi. Tập đoàn Vingroup cũng là một tên tuổi với hệ thống Vinschool và sắp tới là trường đại học Vinuni...
Năm 2014, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hutech cũng mua lại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF). Theo giới thạo tin, mức giá chuyển nhượng tầm khoảng 180 tỷ đồng. Trước đó, công ty này còn là chủ sở hữu của Trường Đại học Công nghệ TPHCM với số lượng sinh viên lên đến hàng ngàn.
Tập đoàn Hùng Hậu Holdings chỉ sau vài năm sở hữu Trường Đại học Văn Hiến cách đây 2 năm cũng hoàn tất mua hàng loạt trường Cao đẳng Vạn Xuân, Trung cấp Vạn Hạnh, Trung cấp Vạn Tường, Trung cấp Âu Lạc (Huế).
Năm 2013, Trường Đại học Phan Thiết cũng được bán cho một nhóm nhà đầu tư mới với giá khoảng 60 tỷ đồng. Những nhà đầu tư này đều có chân trong hội đồng quản trị của ít nhất là một trường đại học khác. TS Lê Lâm, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn gần đây cũng là chủ của các trường Trung cấp Đại Việt TP.HCM, Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Cao đẳng Công nghệ và kinh doanh Việt Tiến (Đà Nẵng) và trung cấp Đại Việt Cần Thơ.
Trong thực tế, sau hàng loạt cuộc mua bán, chuyển giao chủ sở hữu, các trường có những diễn biến khác nhau. Có trường từ chỗ đang phát triển nhưng khi chuyển sang nhà đầu tư mới lại có vấn đề; nhưng cũng nhiều trường từ đống đổ nát, khi có nhà đầu tư mới lại phát triển mạnh hơn.
Tuy nhiên, dù sao đi nữa, sự sôi động mua bán ấy cũng cho thấy phải chăng giáo dục- đào tạo đang là một lĩnh vực béo bở, đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Theo Dân Trí
Yếu tố nào đã giúp chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh trở lại? Các chỉ số chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh trở lại vào hôm qua, lấy lại phần lớn số điểm đã mất trong phiên giao dịch trước đó - phiên đã xóa sạch thành quả trong năm của chỉ số Dow và S&P 500, đồng thời đẩy Nasdaq vào vùng điều chỉnh lần đầu tiên sau hai năm. Bật mạnh nhờ báo cáo...