Nhà đầu tư sẽ không vì dịch bệnh mà bỏ qua sự hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
Theo đại diện Savills, ở phân khúc khách sạn bước chững là có trong ngắn hạn nhưng không đến nỗi nhà đầu tư (NĐT) bán tháo tài sản vì dịch. Chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, dịch virus Corona có tác động đến hoạt động kinh doanh khách sạn do khách hạn chế đi du lịch, các khách sạn tạm thời đóng cửa…có thể trong quý 1/2020 hoạt động của thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ sụt giảm nhưng thị trường sẽ phục hồi lại vào quý 3 và quý 4/2020. Theo vị chuyên gia này, NĐT sẽ không vì dịch mà bớt quan tâm đến BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Mức độ quan tâm của họ vẫn giữ nguyên bởi đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho NĐT trong dài hạn.
“Chúng tôi nhận thấy, mức độ quan tâm của NĐT, của thị trường du lịch đang tạm hoãn, chứ hoạt động của họ chưa hoàn toàn bỏ hết ở thời điểm này. Các NĐT dài hạn thường ít bị chi phối bởi những biến động ngắn hạn như thiên tai, dịch bệnh…”, ông Raymond Clement nhấn mạnh.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ về cơ hội đầu tư tại TT BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Ảnh: Hạ Vy
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, theo Savills trong những năm qua và thời gian tới sẽ còn nhiều tiềm năng để phát triển. Phân khúc này đang thu hút các NĐT trong và ngoài nước bởi cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư nói chung đang được cải thiện tốt. Các NĐT họ thấy được sự nỗ lực trong việc cải thiện này và nhìn thấy được tiềm năng cũng như cơ hội để tiếp cận thị trường trong dài hạn.
Theo ông Raymond Clement, năm 2020 những NĐT quan tâm nhiều đến yếu tố lợi nhuận đầu tư, hiệu quả đầu tư. Còn những rủi ro họ đã lường được trước, đã có sự tính toán trước đó. Nếu so sánh với các TP lớn ở thị trường châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Úc…Việt Nam đang được các NĐT đánh giá cao sức hút về yếu tố hấp dẫn hiệu suất đầu tư.
Rõ ràng, khi thị trường có những biến động hoặc khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu thì đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội cho các NĐT đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Người nào có thể vượt qua được các thử thách khó khăn chắc chắn sẽ có biên lợi nhuận cao trong đầu tư. Thông thường, theo đại diện Saviills, những NĐT không muốn chịu nhiều rủi ro sẽ đầu tư vào phân khúc BĐS an toàn. Ngược lại, các NĐT muốn có lợi nhuận cao thì họ bắt buộc họ phải đi vào phân khúc có độ rủi ro cao.
Theo ông Raymond Clement, trong thời điểm này, ở thị trường Việt Nam có những NĐT giữ tài sản khách sạn trong thời gian dài tức là họ đang có được dòng tiền hoạt động về khách sạn khá tốt.
Video đang HOT
“Trong bối cảnh biến động, CĐT/NĐT có tài sản hoạt động tốt vẫn giữ nguyên, còn CĐT/NĐT yếu điểm về tài chính có thể họ sẽ cân nhắc việc bán tài sản khách sạn. Khi có biến động, thị trường sẽ thấy được ai tồn tại, ai sẽ phải chào bán tài sản đó”, ông Clement cho hay.
Theo ông Raymond Clement và Mauro Gasparotti, về dài hạn thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn hấp dẫn NĐT trong và ngoài nước.
Khi được hỏi, trước tình hình dịch bệnh, động thái của các CĐT/NĐT có tài sản là khách sạn liệu có bán tháo, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam suốt thời gian qua gây được sự chú ý cho cả NĐT trong và ngoài nước. Để có được một khách sạn hoạt động ở Việt Nam CĐT/NĐT mất rất nhiều công sức để có được. Vì thế họ không dễ dàng bán tháo tài sản của mình vì dịch bệnh, thiên tai – những yếu tố diễn ra trong ngắn hạn.
“Nếu trước đây CĐT/NĐT nắm tài sản với phong độ tốt thì họ sẽ chào mức giá mong đợi tốt hơn. Còn lúc thị trường khó khăn thì họ sẽ cân nhắc mức giá phù hợp để chốt giao dịch. Đây cũng là sự biến chuyển ở phân khúc khách sạn trong năm 2020″, ông Mauro khẳng định.
Đặc biệt, trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có những tiềm năng nhất định, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ nét thì mức độ rủi ro của NĐT giảm hơn trước đây rất nhiều. Khi NĐT nhận thấy thị trường bớt rủi ro họ sẽ quan tâm nhiều đến yếu tố giá và mức lợi nhuận phù hợp. Các đơn vị tư vấn, môi giới như Savills Hotel sẽ giúp kết nối các bên, để có giao dịch thành công trên thị trường.
Đại diện Savills Hotel cho rằng, khi có dịch bệnh xảy ra thông thường, trong ngắn hạn thị trường khách sạn nói riêng, BĐS nghỉ dưỡng nói chung sẽ tuân theo cách như đóng cửa khách sạn, cắt giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng… Về dài hạn, khi dịch kết thúc, mọi thứ lại vào guồng quay bình thường. Và chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Chưa kể, trong bối cảnh dịch xảy ra mà phần lớn là do tâm lý sợ hãi thì đây sẽ là cơ hội cho những người có nhu cầu về du lịch hoặc không quá sợ hãi khi di chuyển. Họ sẽ có giá phòng tốt hơn ở thời điểm này, phòng ốc cũng an toàn, vệ sinh hơn…
Theo đơn vị này, đối tượng tham gia vào phân khúc BĐS nghỉ dưỡng thường họ có những hiểu biết nhất định về thị trường, biết rõ bản chất của phân khúc này là luôn biến động. Theo đó, NĐT tham gia vào phân khúc này luôn nhìn nhận là khoản đầu tư dài hạn, họ sẽ có cách nhìn khác, cách ứng phó khác hơn.
Bên cạnh các điểm hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, đơn vị này cũng chỉ ra những điểm chưa hấp dẫn của thị trường này đối với NĐT nước ngoài. Có thể kể đến như độ minh bạch về thông tin; cản trở ngôn ngữ trong giao dịch; khác biệt về văn hóa, cách thức giao dịch; huy động vốn khó hơn so với các nước đang phát triển…
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Bắt sóng chọn lọc
Nhóm cổ phiếu ngành dược, y tế được đánh giá là có khả năng phòng thủ hoặc là "nơi trú ẩn" an toàn cho dòng tiền trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những tác động nhất định lên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc bắt sóng nhóm cổ phiếu dược, y tế để kiếm lãi cũng không hề đơn giản khi sự phân hóa diễn ra rất mạnh mẽ cộng với những biến động khó lường.
Nhóm cổ phiếu dược, y tế có sự phân hóa mạnh mẽ cộng với những biến động khó lường. Nguồn: internet
Không nhiều cơ may
Phiên giao dịch ngày 18/2, IMP (Imexpharm) đột ngột tăng kịch trần từ gần 57.000 đồng/CP lên gần 61.000 đồng/CP, nhưng DHG (Dược Hậu Giang) chỉ tăng nhẹ nhàng từ 97.000 đồng/CP lên hơn 98.000 đồng/CP, DMC (Domesco) từ 66.000 đồng/CP tăng thêm 600 đồng lên 66.600 đồng/CP...
Tính từ thời điểm giao dịch sau tết đến giờ, giá cổ phiếu dược nhìn chung có tăng, nhưng biến động cũng rất mạnh. Chẳng hạn như trường hợp của DHG, kể từ phiên ngày 30/1 cho đến ngày 18/2, trải qua 14 phiên giao dịch đã trở thành đầu tàu của ngành dược với có 8 phiên tăng, 6 phiên giảm, số lượng cũng xấp xỉ nhau.
Phiên ngày 3/2, khi thị trường trải qua một đợt bán tháo ngắn hạn, VN - Index có lúc thủng mốc 900 điểm, DHG lập đỉnh ngắn hạn hơn 106.000 đồng/CP, nhưng kết phiên chỉ còn gần 103.000 đồng/CP. Nghĩa là những ai đã mua DHG ở đỉnh và giữ đến lúc này thì đang tạm lỗ chứ không phải cứ giải ngân là có lãi ngay.
DMC cả chục phiên gần đây có giá trị giao dịch thường cũng chỉ vài nghìn cổ phiếu và giá cũng chỉ biến động quanh vùng 66.000-68.000 đồng/CP và chưa có những biến động ấn tượng. Đáng kể nhất có lẽ là IMP, nhưng cổ phiếu này cũng khiến nhà đầu tư phải chóng mặt vì những đợt sóng rất gắt của mình.
Khoảng giữa tháng 1, IMP có giá chưa đến 50.000 đồng/CP nhưng sang đến đầu tháng 2 đã tăng lên gần 59.000 đồng/CP tức là sinh lãi khoảng 20%, nhưng rồi sau đó lại giảm về lại gần 50.000 đồng/CP rồi mới tiếp tục tăng tiếp lên 60.000 đồng/CP trong những ngày gần đây. Nếu có những người có thể "ăn" được 2 sóng của IMP thì cũng là rất hay và rất may, nhưng cũng không loại trừ những người đã phải mua IMP ở đỉnh sóng đầu tiên, sau đó cắt lỗ và lỡ mất sóng thứ 2. Và trong nhóm cổ phiếu dược, cũng không chỉ có những cái tên này mà còn một loạt những cổ phiếu khác nữa như DCL (Dược Cửu Long), TRA (Traphaco), OPC... mà nếu nhìn qua biến động giá thì cũng để lại không nhiều ấn tượng.
Tìm những câu chuyện khác
Hầu hết các công ty dược của Việt Nam đều sản xuất thuốc generic (dược phẩm hết hạn bảo hộ độc quyền), hơn là có lợi thế về thuốc đặc trị. Như vậy, mối tương quan về hoạt động của các công ty dược với diễn biến của dịch Covid-19 sẽ có nhiều ẩn số. Mối tương quan giữa dịch bệnh và cổ phiếu dược, y tế là có nhưng sẽ tùy vào đặc thù của doanh nghiệp mà sẽ có tác động khác nhau.
Nhưng thực ra, nếu không xét đến yếu tố dịch bệnh thì cũng không thiếu các câu chuyện liên quan đến ngành dược, y tế để tạo ra lực đẩy cho cổ phiếu. Chẳng hạn, việc các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách gia tăng sở hữu ngành dược đã diễn ra trong nhiều năm qua và vẫn sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Những câu chuyện này có thể diễn ra dồn dập hoặc chậm rãi, nhưng yếu tố bất biến ở đây chính là việc những doanh nghiệp có thương hiệu, hệ thống sản xuất, phân phối tốt, sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, một loạt các công ty dược quy mô trung bình, hoặc nhỏ, kêu gọi vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng có thể là những câu chuyện đáng chú ý.
Trở lại với mối tương quan với dịch bệnh, hiện nay, nhà đầu tư nếu muốn tận dụng sóng sẽ phải chọn lọc cổ phiếu nào "nhạy" với yếu tố này để "bắt" được cũng đòi hỏi kỳ công không nhỏ. Việc bắt sóng thiếu cẩn trọng có thể trả giá ngay cả khi giá cổ phiếu có chiều hướng lên vì cổ phiếu dược dù có tính phòng thủ trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn vẫn có những biến động mạnh và bất ngờ.
Theo Phan Long/thoibaonganhang.vn
Đằng sau cú giảm sốc của VN-Index trước dịch virus Corona: Luôn có lực mua chờ 'bắt đáy', niềm tin không mất đi mà ngày càng tăng Với nền tảng của nền kinh tế đi cùng cơ hội bên ngoài và bên trong, TTCK Việt Nam cơ bản năm nay sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn nước ngoài. Bằng chứng sau sự phản ứng mạnh, đến nay đà giảm của VN-Index đã không còn. Ảnh hưởng của dịch virus Corona đã khiến chứng khoán toàn cầu giảm mạnh trong...