Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt bán cổ phiếu Trung Quốc trước thềm đàm phán thương mại
Viêc nhà đâu tư bán mạnh trong tuân này kéo dài cho xu thê đã diên ra từ cuôi tháng 4/2018, khi đó lượng bán ròng của tháng đạt 18 tỷ nhân dân tê – mức cao kỷ lục.
Ảnh: Independent
Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Trung Quốc có lẽ đã không còn chờ đợi để xem vòng đàm phán thương mại chuẩn bị bắt đầu sẽ diễn ra như thế nào.
Theo số liệu của Bloomberg, nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Trung Quốc đã bán ròng 3,8 tỷ nhân dân tệ tương đương 558 triệu USD cổ phiếu trên thị trường đại lục mỗi ngày thông qua các kênh giao dịch với Hồng Kông trong tuần này.
Đây là đợt bán mạnh nhất của nhà đầu tư Trung Quốc tính từ khi kết nối với Thâm Quyến được thiết lập vào cuối năm 2016. Việc nhà đầu tư bán mạnh trong tuần này kéo dài cho xu thế đã diễn ra từ cuối tháng 4/2018, khi đó lượng bán ròng của tháng đạt 18 tỷ nhân dân tệ – mức cao kỷ lục.
Video đang HOT
Những lo lắng về thương mại đang gây áp lực lên thị trường, Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng thuế với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc lên 25% từ mức 10% bắt đầu từ ngày thứ Sáu tuần này. Trong tuyên bố mới đây, Tổng thống Trump tuyên bố lãnh đạo Trung Quốc phá vỡ thỏa thuận mà hai bên đang đàm phán. Trung Quốc hiện đang gửi phái đoàn đến Washington để có thêm các cuộc đối thoại, Trung Quốc cảnh báo sẽ trả đũa nếu Mỹ tăng thuế.
Chuyên gia quản lý quỹ tại Capital Corise Asset Management, ông Li Bin, nhận xét: “Nhà đầu tư đang chốt lời bởi xét đến triển vọng không mấy sáng sủa trong quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Việc chỉ số Shanghai Composite giảm không ngừng có thể là kết quả của việc quỹ ngoại không ngừng bán ra”. Chỉ số SSE 50 của thị trường Thượng Hải giảm 7,7% trong tuần này còn chỉ số Shanghai Composite giảm 6,8%.
Nhà đầu tư nước ngoài đang bán ra nhiều loại cổ phiếu của công ty mà họ yêu thích, ví như cổ phiếu công ty Kweichow Moutai. Họ bán 4 tỷ nhân dân tệ cổ phiếu của công ty này trong 3 ngày giao dịch đầu tiên của tuần, theo tính toán của Bloomberg. Cổ phiếu công ty Moutai giảm 9,2% trong khoảng thời gian trên. Trong khi đó, cổ phiếu công ty bảo hiểm Ping An giảm 8,5% khi mà giá trị cổ phiếu này bị bán ra đã lên đến 550 triệu nhân dân tệ.
TRUNG MẾN
Theobizlive.vn
Forbes chỉ ra yếu tố đang cản trở sự nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam
Việt Nam sẽ có thể được lựa chọn vào nhóm thị trường mới nổi theo MSCI vào năm sau nếu áp dụng tỷ giá được thả nổi nhiều hơn và hạ tầng của thị trường được nâng cấp.
Cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim gần đây tại Hà Nội sẽ có thể bị coi như một nỗi thất vọng nếu xét đến mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thế nhưng Việt Nam với tư cách nước chủ nhà đã hưởng lợi nhiều.
Cuộc gặp thượng đỉnh này đã giúp cải thiện hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, cùng lúc đó nó khẳng định cho việc Việt Nam đã thành công chuyển mình sang một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường và theo định hướng thương mại, theo Forbes trong một bài báo mới đây.
Bền lề cuộc gặp thượng đỉnh Trum - Kim, các hãng hàng không Việt Nam đã ký các hợp đồng mua máy bay trị giá 21 tỷ USD, ngoài ra là rất nhiều hợp đồng dịch vụ với các công ty Mỹ.
Việc Việt Nam được bổ sung vào nhóm các chỉ số chứng khoán có ảnh hưởng lớn nhất thế giới sẽ mang đến cú huých quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đánh giá của FTSE Russell công bố vào tháng 9/2018, Việt Nam vẫn được coi như thị trường cận biên (frontier market), thế nhưng đã được bổ sung vào danh sách thị trường mới nổi thứ cấp (secondary emerging market). Tác giả bài báo của Forbes dự báo rằng khả năng thị trường Việt Nam được nâng hạng sẽ có thể xảy ra vào tháng 9/2019. Hiện tại, nhóm thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines và Nga.
Việt Nam sẽ có thể được lựa chọn vào nhóm thị trường mới nổi theo MSCI vào năm sau nếu áp dụng tỷ giá được thả nổi nhiều hơn và hạ tầng của thị trường được nâng cấp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.
Phần lớn những lo lắng mà MSCI chỉ ra về việc nâng hạng của thị trường Việt Nam liên quan đến vấn đề kỹ thuật và có thể được giải quyết bằng các quy định mới. Trở ngại lớn nhất cần vượt qua chính là việc các chủ doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng chào đón đầu tư nước ngoài đến đâu. Sự cởi mở, chào đón đầu tư nước ngoài sẽ hình thành nên ấn tượng lớn nhất về Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh vị thế chính thức mà MSCI áp dụng.
Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam để thể hiện ý định sẽ gỡ bỏ hạn chế trong sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như các công ty niêm yết trước thời điểm cuối năm 2019, chính phủ cố gắng mở rộng nền kinh tế đang khát vốn của Việt Nam để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao. Bộ Tài chính Việt Nam cũng đang soạn thảo sửa đổi luật chứng khoán, lần sửa đổi đầu tiên từ năm 2010.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc được chọn vào nhóm thị trường mới nổi thuộc MSCI và tăng cường thanh khoản, các hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 cũng được giới thiệu vào năm ngoái. Hiện tại, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cũng đang cố gắng đưa ra thêm nhiều sáng kiến mới phát triển thị trường.
Các nhà quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam đang nghiên cứu về các hợp đồng phái sinh chỉ số có thể sử dụng VNX200 hoặc VNX200, ngoài hợp đồng VN30 hiện tại. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng đang lên kế hoạch công bố các hợp đồng trái phiếu chính phủ tương lai vào quý 3/2019.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Giá vàng hôm nay 7/4: Giảm tuần thứ hai liên tiếp Giá vàng ước giảm 0,1%, tuần giảm thứ hai liên tiếp, trong đó có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất trong gần 10 tuần. Giá giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.290,75 USD/ounce, sau khi rơi xuống 1.280,59 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 25/1, trong phiên trước. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn giao dịch ở mức 1.295,6...