Nhà đầu tư nước ngoài được mua lại ngân hàng yếu kém: Động thái tích cực
Thay vì cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại, mới đây Chính phủ đã ra thông điệp về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua và sở hữu ngân hàng yếu kém trong diện tái cơ cấu. Đây được coi như một động thái tích cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần phát triển “xương sống” của nền kinh tế một cách bền vững…
Hoạt động giao dịch của Ngân hàng Xây Dựng.
Tại diễn đàn M&A (mua bán và sáp nhập) Việt Nam 2018 diễn ra mới đây ở TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục tái cơ cấu mạnh nhiều lĩnh vực nữa, chẳng hạn như tài chính – ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước… Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, Chính phủ sẽ bán và chuyển giao các ngân hàng yếu kém đã mua lại, hay các tổ chức tín dụng đang trong kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng mới sửa đổi như Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại dương (Oceanbank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng (CBBank)… tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém trong diện kiểm soát đặc biệt.
Sắp tới, Chính phủ không cấp thêm giấy phép cho thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại, nhưng cho phép ngân hàng nước ngoài mua ngân hàng yếu kém để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Lĩnh vực này đang được cả ngân hàng nước ngoài và trong nước đều quan tâm. Chính phủ cũng sẽ tổ chức cổ phần hóa và thoái vốn khỏi các ngân hàng nhà nước.
Việt Nam hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước ( Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank), 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 3 ngân hàng “0 đồng” (CBBank, GPBank, Oceanbank), 2 ngân hàng liên doanh và 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trong 9 ngân hàng nước ngoài, có 5 ngân hàng đầu tiên được cấp phép hoạt động vào năm 2008 và 2 năm gần đây (2016-2017) có thêm 4 ngân hàng mới, cùng hàng loạt các ngân hàng nước ngoài mở rộng mạng lưới hoặc thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Video đang HOT
Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ lại phát đi thông điệp về việc siết thành lập ngân hàng mới 100% vốn nước ngoài, bởi trên thực tế, con số 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam hiện nay không nhỏ. Hơn nữa, số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã quá nhiều so với quy mô của nền kinh tế và so với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó việc cần thiết và cấp thiết hiện nay là tiếp tục tái cơ cấu, thực hiện thêm các thương vụ sáp nhập, hợp nhất để giảm số lượng các ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu các tổ chức nước ngoài mua lại các ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của những ngân hàng này nói riêng, cũng như hệ thống ngân hàng nói chung.
Việc hạn chế số lượng các ngân hàng 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam có thể làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, giảm tính hiệu quả đầu tư, tuy nhiên đổi lại sẽ giúp tăng tính ổn định của hệ thống. Việc hạn chế sẽ buộc các ngân hàng muốn vào Việt Nam phải đi vòng, bằng cách mua lại ngân hàng đang tái cơ cấu như Chính phủ mong muốn, cũng có thể làm xuất hiện một số vụ M&A mới giữa các ngân hàng ngoại tại Việt Nam.
Về kinh nghiệm thành công khi M&A trong lĩnh vực ngân hàng, theo ông Lê Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), M&A nên nâng lên một tầng nghệ thuật hơn là một phép cộng. “Nếu chúng ta cần một công ty tăng lên gấp đôi sau M&A cũng tốt, nhưng tăng lên gấp 3 hay 5 lần thì tốt hơn rất nhiều. Khi có chiến lược M&A đúng đắn đã thành công 50%, một nửa còn lại phụ thuộc vào việc triển khai. Riêng với HDBank, M&A là cơ hội để phát triển, không những gia tăng về mặt số học, mà quan trọng hơn là cộng hưởng sức mạnh của hậu sáp nhập” – Ông Trung cho biết.
Việc khuyến khích các tổ chức nước ngoài thực hiện M&A với các ngân hàng yếu kém trong nước là một bước đi đúng đắn, thay vì cấp thêm giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Lợi ích từ các ngân hàng yếu kém là sẽ được bổ sung vốn, bởi các ngân hàng này đều đang trong tình trạng “khát” vốn. Quan trọng hơn, kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng ngoại có thể giúp vực dậy những ngân hàng yếu kém trong nước, vốn đang trong tình trạng hoạt động không mấy hiệu quả. Rõ ràng, lợi ích của việc khuyến khích các nhà đầu tư ngoại mua lại các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam không chỉ cho chính ngân hàng đó, mà còn tác động tích cực tới toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước.
Lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra nhiều sức hấp dẫn mới đối với nhà đầu tư nước ngoài nhất là trước những chính sách mở cửa của Chính phủ. Tiềm năng tăng trưởng mạnh, lại thuộc quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á chính là lý do mà thị trường Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Hà Linh
Theo hanoimoi.com.vn
TP.HCM làm đường 8.500 tỷ ở khu Nam, đại gia địa ốc muốn đổi lấy 1.300ha đất tại Hiệp Phước
Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải, UBND TP.HCM đã chấp thuận đầu tư xây dựng đường trục Bắc - Nam (đoạn từ Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh và đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm) theo hình thức đối tác công tư - PPP.
Trước đó, liên doanh 2 công ty trong nước vừa đề xuất UBND TP HCM đầu tư dự án xây dựng đường trục Bắc - Nam dài 7,5 km, rộng 29,5 m, 6 làn xe, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm, Nhà Bè giai đoạn 3.
Dự án gồm cả nút giao Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ và xây dựng cầu Rạch Đỉa, cầu số 1, cầu Bản 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm. Tổng mức đầu tư dự án hơn 8.500 tỷ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.
Nhà đầu tư cam kết sẽ ứng toàn bộ kinh phí để giải phóng mặt bằng và ủy thác thành phố thực hiện bồi thường cho dự án đường trục Bắc - Nam và Khu đô thị Hiệp Phước.
Đồng thời, đơn vị này cũng cam kết sẽ chuyển tiền ký quỹ 5.000-10.000 tỷ đồng khi được chọn làm nhà đầu tư dự án. Liên doanh này đề xuất thành phố thanh toán bằng quỹ đất 1.300 ha tại Khu đô thị Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Đường trục Bắc - Nam bắt đầu từ quốc lộ 22 (An Sương, quận 12) đến Khu công nghiệp Hiệp Phước là một trong 2 tuyến trục xuyên tâm của TP.HCM. Trong đó, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm là trục chính trong "Quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, hồi cuối tháng 9.2016, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho liên doanh gồm 4 doanh nghiệp nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư trục đường Bắc - Nam theo hình thức đối tác công tư.
Cụ thể, bốn liên doanh này bao gồm Công ty TNHH MTV phát triển Công nghiệp Tân Thuận (Công ty IPC) hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty cổ phần An Phú.
theo Nhịp sống kinh tế
Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 13/9 Tâm lý lạc quan hôm qua đã giảm bớt cho thấy hiện tâm lý "chốt lời nhanh" của NĐT hiện đang "thịnh hành". Nói cách khác hiện khả năng dự đoán xu hướng tương lai của thị trường là khá hạn chế. Chứng khoán FPTS: Tín hiệu giải ngân vẫn chưa xuất hiện nhưng nhà đầu tư có thể kỳ vọng dòng tiền...