Nhà đầu tư ngoại “xếp hàng” chờ mua Công ty tài chính tiêu dùng SHB
Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chấp thuận việc Công ty tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel ( VVF) sáp nhập vào SHB. Theo tiết lộ của Tổng Giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê, hiện có một số đối tác nước ngoài đã đặt vấn đề được hợp tác với SHB để thúc đẩy hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng.
Sau hai năm tiến hành các thủ tục theo qui định pháp luật, ngày 12/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức chấp thuận việc Công ty tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel (VVF) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Quyết định có hiệu lực từ ngày 12/1/2017 và vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên gần 12.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã cấp giấy phép thành lập Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (viết tắt là Công ty tài chính tiêu dùng SHB), với số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng, tiện ích trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người dân Việt Nam.
VVF được thành lập năm 2008, do hai cổ đông chính là Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Tổng công ty viễn thông Quân đội – Viettel sáng lập, là một công ty tài chính với mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, và tại 31/12/2015 tổng tài sản hơn 1,10 tỷ đồng.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc SHB nhận sáp nhập VVF là tất yếu và phù hợp, góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam trong việc tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn tầm cỡ khu vực. Đây cũng là cơ hội tốt giúp SHB hiện thực hóa chiến lược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ngày càng nâng cao sức cạnh tranh, vị thế ở thị trường trong nước và khu vực.
Thời gian qua, thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam chứng kiến một loạt thương vụ nhận sáp nhập công ty tài chính tiêu dùng (ảnh minh họa).
Tổng Giám đốc SHB, ông Nguyễn Văn Lê cho rằng: “SHB có định hướng và tiêu chí rất rõ ràng về phân khúc khách hàng mục tiêu và sản phẩm mục tiêu mà Công ty Tài chính tiêu dùng SHB sẽ tập trung phát triển. Do đó, sự ra đời của Công ty Tài chính tiêu dùng SHB sẽ không chồng chéo hay hạn chế sự phát triển của mảng tín dụng ngân hàng bán lẻ của SHB”.
Chia sẻ thêm với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Lê cho biết: Hiện nay, một số đối tác nước ngoài đã đặt vấn đề được tham gia góp vốn mua cổ phần Công ty tài chính của Ngân hàng SHB để thúc đẩy hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng. Khi các tổ chức này tham gia góp vốn, SHB se tân dung đươc kinh nghiêm triên khai, năng lưc quan tri, hê thông CNTT hiện đại, kinh nghiệm phát triển san phẩm dịch vụ tài chính tiêu dùng đê đam bao Công ty Tai chinh tiêu dung SHB sẽ co môt vi thê, thi phân đáng kể trên thi trương va phat triên đung chiên lươc cua SHB.
Theo ông Lê, từ khi SHB công bố và thông qua đại hội cổ đông để thành lập công ty tài chính tiêu dùng, nhiều đối tác từ châu Âu, Mỹ, các nước trong khu vực châu Á đến đặt vấn đề tham gia mua cổ phần. HDQT SHB cũng đang cân nhắc lực chọn một số đối tác chiến lược với các tiêu chí như: đối tác đó phải là đối tác chiến lược tiềm năng có uy tín trên thị trường tài chính – ngân hàng thế giới, phải có kinh nghiệm về sản phẩm bán lẻ đã thành công ở các nước nhưng phù hợp với đặc điểm tiêu dùng khu vực châu Á, có công nghệ thông tin chiến lược, quản trị điều hành tốt…
Video đang HOT
“Đối tác chiến lược, ngoài giá cả cổ phần phải liên quan tới vấn đề chiến lược kinh doanh để cùng phát triển bền vững, chứ không chọn các đối tác vào mua để làm đẹp công ty rồi sau đó bán là chúng tôi không lựa chọn. Theo đó, khi Công ty Tài chính tiêu dùng SHB ra đời và khi cổ phần hóa thì chúng tôi sẽ lựa chọn các đối tác chiến lược nước ngoài góp vốn mua cổ phần Công ty tài chính SHB và thương vụ này chắc chắn sẽ đóng góp thặng dư vốn đáng kể cho các cổ đông SHB cung như nâng tâm ngân hàng lên môt vi thê mơi”, ông Lê nhấn mạnh.
Nhận sáp nhập công ty tài chính, bước đi chiến lược của các ngân hàng
Ở 1 số nước như Ấn Độ, Philippines, Malaysia… tỷ lệ cho vay tiêu dùng chiếm tới 30%/tổng dư nợ, còn ở tại Việt Nam, tỷ lệ này vào thời điểm cuối 2015 chỉ khoảng 12%. Tài chính tiêu dùng là một thị trường lớn, với rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hồi phục….
Đó cũng là lý do vì sao thời gian gần đây, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam liên tục chứng kiến sự ra đời của các công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng mà phần lớn là kết quả của các cuộc “hôn nhân” giữa ngân hàng và công ty tài chính.
Trước SHB, làn sóng ngân hàng nhận sáp nhập công ty tài chính tiêu dùng đã mở màn bằng một loạt các thương vụ như HDBank mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF) sau đó chuyển thành HDFinance có vốn điều lệ 550 tỷ, tiếp tục chuyển nhượng 49% cổ phần cho Tập đoàn Credit Saison (Nhật Bản) đồng thời đổi tên thành Công ty TNHH Tài chính HD Saison (HD Saison Finance); VPBank thành lập FE Credit sau khi nhận sáp nhập Công ty TNHH MTV tài chính Than khoáng sản; Techcombank mua lại Công ty tài chính cổ phần Hóa Chất (VCFC), chuyển thành Công ty tài chính TNHH MTV Kỹ thương (Techcom Finance) vốn 600 tỷ đồng; Ngân hàng Quân Đội nhận sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC), thành lập Công ty Tài chính TNHH MTV MB (M Finance) với số vốn 500 tỷ đồng…
Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc cho sáp nhập các công ty tài chính vào ngân hàng là một mũi tên của NHNN nhắm đến cả ba đối tượng: ngân hàng, công ty tài chính và các doanh nghiệp. Ngoài yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở các ngân hàng, việc sáp nhập còn giúp tái cấu trúc lại các công ty tài chính và cũng như giúp các tập đoàn nhà nước thoái vốn vì trên thực tế, tái cấu trúc các công ty tài chính cũng là một phần trong đề án tái cấu trúc hệ thống tài chính của Chính phủ và NHNN.
Đứng ở góc độ khách hàng, như chia sẻ của ông Nguyễn Văn Lê, các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng ra đời sẽ giúp khách hàng có cơ hội được tiếp cận các sản phẩm/dịch vụ đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu vay vốn; tận hưởng dịch vụ thuận tiện với thủ tục nhanh gọn, mạng lưới phân phối rộng theo mô hình kinh doanh của các công ty tài chính tiêu dùng. Đặc biệt, với các khách hàng không đủ các điều kiện đáp ứng được chuẩn rủi ro của các ngân hàng thương mại có thể chuyển sang vay các công ty tài chính, thay vì phải sử dụng dịch vụ tín dụng phi chính thức như trước đây, từ đó góp phần hạn chế cho vay nặng lãi, đẩy lùi nạn “tín dụng đen” và giúp người dân được sử dụng các dịch vụ tài chính an toàn từ các tổ chức hợp pháp.
Trong 10 năm vừa qua, thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, với mức tăng bình quân từ 20-30% cho tới năm 2019. Theo các chuyên gia, việc nhận sáp nhập/mua lại một công ty tài chính là bước đi rất khôn ngoan có tính chiến lược của các ngân hàng và có lợi hơn cho các tổ chức tín dụng. Bởi so với việc thành lập mới, các nhà băng sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có của công ty tài chính từ đội ngũ nhân sự, đối tác đến thị trường, phân khúc khách hàng, hệ thống công nghệ…
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Vòng xoáy vay tiêu dùng
Nhiều công ty cho vay tiêu dùng đang hưởng lợi rất lớn từ sự thiếu cẩn trọng của người tiêu dùng.
Ước tính quy mô tín dụng tiêu dùng tương đương 6,4% GDP của Việt Nam; dự báo đến 2020 có thể đạt 10%, tương ứng khoảng 20 tỷ USD
Lãi suất cao, hợp đồng còn nhiều điều khoản bất lợi cho người vay... là những nội dung chính được các chuyên gia khuyến cáo tại các hội thảo về thực trạng và giải pháp trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng được Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM thời gian gần đây.
80% khiếu nại về tài chính tiêu dùng
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 7 năm vừa qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng trưởng trung bình gần 20%/năm. Ước tính hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng của các công ty cung cấp tín dụng tiêu dùng. Giá trị tín dụng tiêu dùng ước tính bằng khoảng 6,4% tổng GDP của Việt Nam và dự báo đến 2020 có thể đạt 10%, tương ứng khoảng 20 tỷ USD. Với 16 công ty tài chính hiện nay trên thị trường, đây được xem là miếng bánh béo bở. Theo báo cáo tài chính của một công ty hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, chỉ trong hai năm 2013 - 2014, mức lợi nhuận của công ty này đã tăng 38,7%; tổng tài sản tăng 124,7% từ mức 2.611 tỷ đồng lên mức 5.867 tỷ đồng.
Theo sự phát triển này, Cục QLCT cho biết, số vụ việc phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng với khoảng 80% phản ánh, khiếu nại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng liên quan đến tài chính tiêu dùng.
Theo ông Phan Thế Thắng, Phó trưởng phòng Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLCT, người tiêu dùng phản ánh nhân viên tại các công ty tài chính cho vay tiêu dùng cung cấp thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, không chính xác, có dấu hiệu cố tình gây nhầm lẫn, lừa dối. Trong đó, phản ánh về mức lãi suất cho vay cao chiếm phần lớn. Chẳng hạn người vay cho biết, họ được nhân viên của bên cho vay tư vấn mức lãi suất rất thấp nhưng đến khi phát hiện thì hợp đồng có lãi rất cao, có khi lên đến 60-70%/năm, thậm chí cao hơn. Điều này thường diễn ra khi hợp đồng in sẵn với những điều khoản có lợi cho bên cho vay và bỏ trống phần lãi suất, sau đó được gửi đến cho người tiêu dùng thì mức lãi suất được ghi cao hơn nhiều.
"Có những trường hợp vay tiêu dùng để mua tủ lạnh 10 triệu đồng, song tổng cộng tiền phải trả lên đến 17-18 triệu đồng", ông Thắng chia sẻ.
Thêm vào đó, các nhân viên tư vấn cũng không cảnh báo cho người tiêu dùng về thời hạn trả nợ, các khoản phí phạt. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng bức xúc về việc bị quấy rối thông qua nhắn tin, điện thoại, làm phiền các thành viên trong gia đình khi đòi nợ.
Được cho vay dễ dàng nên nhiều người tiêu dùng không nhận ra nhiều "cạm bẫy" đang chờ mình
Bút sa tiền mất
Ngoài mức lãi suất cao, mập mờ giữa lúc tư vấn và khi ra hợp đồng, các chuyên gia đều cho rằng, các tổ chức tài chính đã áp dụng nhiều khoản phí, khoản phạt để "lách" quy định về giới hạn lãi suất trần.
Chẳng hạn, phạt mềm là phạt tính theo lãi suất từng ngày; tức là cứ trễ nộp tiền ngày nào thì tính lãi ngày đấy, thường là 150% lãi cho vay. Không chỉ vậy, ngày thứ hai mà trễ thì tính luôn cả số nợ do trễ ngày thứ nhất dồn lại, theo đúng nghĩa lãi mẹ đẻ lãi con. Bên cạnh đó còn hàng loạt loại phạt khác như thanh lý sớm hợp đồng, tiền mua bảo hiểm cho khoản vay, tiền môi giới, tiền đăng ký... Thường thì người tiêu dùng không để ý đến những khoản phạt này nên dễ bị "sập bẫy".
Trong khi đó, các hợp đồng trong lĩnh vực tài chính thường có các điều khoản tương đối chuyên ngành và phức tạp. Theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ tiêu dùng cá nhân, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng mẫu tại cơ quan quản lý nhà nước. Điều này cho phép các cơ quan quản lý giám sát và ngăn chặn các điều kiện, điều khoản gây bất lợi cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, theo TS. Phan Thế Công, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại Hà Nội, nhiều công ty không đăng ký hợp đồng mẫu thì chỉ bị phạt 100 - 200 triệu đồng. Số tiền này không lớn so với lợi nhuận thu được nên họ cố tình không đăng ký hợp đồng mẫu, khiến cho hợp đồng vẫn còn tồn tại nhiều thỏa thuận bất lợi cho người tiêu dùng. Do đó, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tín dụng tiêu dùng theo hướng giám sát chặt chẽ hơn, bắt buộc các công ty tài chính phải đăng ký, công khai nội dung hợp đồng mẫu với cơ quan quản lý.
Đồng quan điểm trên, luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM cũng nhấn mạnh, người tiêu dùng phải tìm hiểu kỹ hợp đồng trước khi ký kết vay tiền. Bởi khi đã đồng ý thì sau này nếu có tranh chấp xảy ra thì chỉ căn cứ trên hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Vì vậy, trước khi đặt bút ký vào các hợp đồng, người tiêu dùng cần yêu cầu nhân viên cung cấp mẫu hợp đồng đã hoàn thành thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý và đề nghị nhân viên giải thích các nội dung của hợp đồng. Hoặc trước khi ký hợp đồng, đề nghị công ty tài chính cung cấp hợp đồng hoặc dự thảo hợp đồng sẽ ký kết để nghiên cứu trước. Đồng thời yêu cầu phía công ty cho vay cung cấp thêm các tài liệu liên quan khác về ràng buộc nghĩa vụ của các bên...
Theo Cục QLCT, mức độ và hình thức của các vi phạm trong các giao dịch tín dụng tiêu dùng không chỉ dừng ở việc ảnh hưởng đến tài sản của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và danh dự của người tiêu dùng. Không chỉ trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, ngay cả với các dịch vụ nâng cao như phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn đang tiêu dùng với nhận thức chưa đầy đủ.
Theo Diên đan doanh nghiêp
Vạch những mánh lới của tín dụng đen đưa người vay vào tròng Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng vay nợ rơi vào cảnh lao đao khi có sự nhập nhằng giữa tín dụng tiêu dùng và tín dụng đen. Đây chính là chủ đề "nóng" được bàn luận sôi nổi tại hội thảo "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng: Thực trạng và giải pháp" diễn ra...