Nhà đầu tư ngoại rót vốn khủng mua cổ phần VinCommerce
Tập đoàn SK của Hàn Quốc vừa ký hợp đồng chi 410 triệu USD để mua lại 16,26% cổ phần tại Công ty VinCommerce.
Với thông báo trên của SK Group, giao dịch này tương đương định giá của Công ty VinCommerce (công ty mẹ sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart ) lên tới 2,5 tỷ USD.
Theo thông tin trên Zing, VinCommerce hiện điều hành khoảng 2.300 cửa hàng tiện lợi và siêu thị tại Việt Nam, với khoảng 50% thị phần trong lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng.
Trước đó, SK Group đã chi hàng tỷ USD để tham gia vào các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Trong đó, tập đoàn này đang sở hữu 9,6% vốn Tập đoàn Masan và 6,1% vốn Tập đoàn Vingroup.
SK Group chi hàng trăm triệu USD mua cổ phần VinCommerce
Ngoài Vincommerce, Saigon Co.op cũng được coi là “miền đất hứa” trong mắt các nhà đầu tư. Cho đến nay, mạng lưới bán lẻ của Saigon Co.op phát triển dày đặc. Tính đến tháng 5/2019, Saigon Co.op đã phát triển gần 700 điểm bán, trong đó có 113 siêu thị Co.opmart, 4 đại siêu thị Co.opXtra cùng hơn 300 cửa hàng Co.op Food.
Một thống kê cho thấy, doanh nghiệp này đang chiếm 43% thị phần kênh siêu thị khi xét về doanh số bán hàng, gấp khoảng 4 lần so với doanh nghiệp đứng thứ hai.
Trong kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật tại Saigon Co.op, Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra các dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản tại đơn vị này.
Trong đó, thông qua các hợp tác xã thành viên, lãnh đạo Saigon Co.op đã cho phép nhà đầu tư sở hữu vốn góp tại Saigon Co.op, dẫn đến nguy cơ Saigon Co.op bị thâu tóm.
Video đang HOT
Trong một lần trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương nhận xét, có thể Saigon Co.op còn liên kết, hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài và điều đó cũng hết sức bình thường bởi từ khi Việt Nam mở cửa thì hệ thống phân phối, trong đó có các siêu thị, được phát triển rất mạnh, nhiều đại gia, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư vào đây.
Các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là hệ thống phân phối, thì con đường đi tiện nhất, nhanh nhất là mua lại các hệ thống đã thành danh trên thị trường này. Một loạt siêu thị như Metro, BigC, siêu thị điện máy Nguyễn Kim… đã có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Điều đó là đúng quy luật.
“Cho nên, nếu việc hợp tác làm ăn, đầu tư thêm vốn, mua bán, sáp nhập của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài làm tăng thêm sức mạnh của hệ thống phân phối thì đó cũng là đúng xu hướng, không nên đi ngược lại làm gì.
Có điều, để Saigon Co.op hay bất kỳ doanh nghiệp Việt nào không bị nước ngoài thâu tóm thì cần phải tỉnh táo khi lựa chọn các nhà đầu tư. Các nhà thương thảo phải xem xem đầu tư đó có thực sự vì hệ thống phân phối của mình không và có làm ăn chân chính hay không. Nếu có sự hợp tác nào của nhà đầu tư làm cho chất lượng của Saigon Co.op được nâng lên thì nên theo vì đó là xu hướng của hội nhập kinh tế quốc tế”, PGS.TS Phạm Tất Thắng chỉ rõ.
Nhà đầu tư ngoại sẽ bị đình chỉ sử dụng và hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán ra sao?
Dự thảo Thông tư hướng dẫn về việc đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định rõ các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sẽ đình chỉ sử dụng và hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) hiện đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về việc đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong dự thảo này, có quy định rõ về các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không sẽ bị đình chỉ sử dụng và hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán.
Những trường hợp sẽ bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán tối đa 06 tháng
Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), lũy kế tính đến 31/8/2020, đã 34.807 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán. Trong đó, riêng tháng 8, đã có 296 nhà đầu tư nước ngoài gồm 16 tổ chức và 280 cá nhân được cấp mã số giao dịch chứng khoán, tăng 80 mã số giao dịch so với tháng trước.
Cụ thể, theo dự thảo Thông tư, nhà đầu tư nước ngoài bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán tối đa 06 tháng trong các trường hợp sau:
Một là, khi phát hiện hồ sơ đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài có những thông tin sai lệch, không chính xác hoặc hồ sơ bỏ sót những nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ.
Hai là, nhà đầu tư nước ngoài báo cáo, cung cấp tài liệu không trung thực, không chính xác, không kịp thời theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; không thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin theo quy định pháp luật;
Ba là, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hành vi bị cấm gồm:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.
Bốn là, nhà đầu tư nước ngoài vi phạm quy định về quản lý ngoại hối theo pháp luật Việt Nam; không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Dự thảo, các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan không được cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài kể từ thời điểm nhà đầu tư nước ngoài bị đình chỉ sử dụng mã số giao dịch chứng khoán.
Sẽ bị hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Theo Dự thảo Thông tư, đối với việc hủy bỏ mã số giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau:
Một là, nhà đầu tư nước ngoài đang bị điều tra hoặc đã từng bị cơ quan quản lý có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xử phạt về các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật chứng khoán, hành vi rửa tiền hoặc có các hành vi vi phạm và bị xử phạt hành chính, hình sự trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý ngoại hối, thuế mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính hoặc không thực hiện đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó;
Hai là, quá thời hạn đình chỉ giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này mà những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không được khắc phục.
Ba là, theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài: Trong trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài thông qua thành viên lưu ký gửi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam giấy đề nghị hủy mã số giao dịch chứng khoán theo mẫu tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này (bản cứng hoặc bản sao điện SWIFT của ngân hàng lưu ký toàn cầu có xác nhận của thành viên lưu ký), kèm theo bản sao văn bản ủy quyền cho thành viên lưu ký thực hiện việc hủy mã số giao dịch chứng khoán (nếu là thành viên lưu ký mới của nhà đầu tư).
Nhà đầu tư nước ngoài bị hủy mã số giao dịch chứng khoán do quá thời hạn đình chỉ giao dịch quy định mà những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không được khắc phục thì sẽ không được xem xét cấp lại mã số giao dịch chứng khoán trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm mã số giao dịch chứng khoán bị hủy bỏ.
Lãi nửa đầu năm của "ông chủ" trà bí bao Wonderfarm, Kirin giảm 76% Nửa đầu năm 2020, Công ty cổ phần Ihực phẩm Quốc tế (mã: IFS) chỉ lãi xấp xỉ 29 tỷ đồng, giảm 76% so với mức 120,3 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái. Ông Yutaka Ogami, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế (Interfood) đưa ra 5 lý do chính dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế...