Nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu, chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục lập kỷ lục mới
Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ 18 trong năm, chỉ số Nasdaq có phiên đóng cửa cao kỷ lục thứ 39 của năm.
Ảnh: iStock
Thị trường chứng khoán đóng cửa tăng điểm mạnh trong ngày thứ Tư, nguyên nhân chính là nhờ cổ phiếu ngành công nghệ và thương mại điện tử.
Thị trường lạc quan nhờ diễn biến tích cực của quá trình phát triển và điều chế vắc xin Covid-19.
Ngoài ra thị trường kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu Fed sẽ vẫn duy trì lãi suất ở mức thấp, chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, sẽ có bài phát biểu quan trọng trong ngày thứ Năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 83,48 điểm tương đương 0,3% lên 28.331,92 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 35,11 điểm tương đương 1% lên 3.478,73 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 198,59 điểm tương đương 1,7% lên 11.665,06 điểm.
Video đang HOT
Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ 18 trong năm, chỉ số Nasdaq có phiên đóng cửa cao kỷ lục thứ 39 của năm. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones vẫn tiếp tục tăng và chính thức tăng điểm trở lại sau khoảng thời gian suy giảm mạnh do Covid-19 vào tháng 3/2020.
Chỉ số Nasdaq 100, chỉ số bao gồm những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thuộc Nasdaq tính theo giá trị thị trường, đã tăng 2,1% lên mức cao kỷ lục 11.971,94 điểm. Trong khi đó chỉ số Russels 2000 của nhóm các công ty có giá trị vốn hóa nhỏ giảm 0,7% xuống 1.560,19 điểm.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ tăng điểm mạnh trong ngày thứ Tư, chủ yếu nhờ sự lên điểm của cổ phiếu Tesla, Amazon và Netflix.
Cổ phiếu của Salesforce tăng 26% cũng giúp cho nhiều cổ phiếu công nghệ tăng điểm. Công ty cũng đồng thời hưởng lợi khi mà vào ngày thứ Hai tuần này, cổ phiếu công ty được lựa chọn vào chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Thị trường như vậy tăng điểm trước thềm bài phát biểu được chờ đợi của Chủ tịch Fed Jerome Powell, ông dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng về định hướng chính sách tiền tệ tại buổi họp ở Jackson Hole của đại diện các Ngân hàng Trung ương vào sáng ngày thứ Năm.
Ông dự kiến sẽ phác thảo ra những thay đổi liên quan đến khung chính sách của Fed, dự kiến các chính sách này sẽ khiến cho lạm phát tiếp tục tăng lên. Như vậy định hướng chính sách trước đây của Fed là nâng lãi suất ngay khi giá cả tăng sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để biết Fed sẽ đưa ra chính sách như thế nào để giúp kinh tế hồi phục từ cú sốc suy giảm vào tháng 3 và tháng 4/2020, theo phân tích của Chủ tịch Fed tại Kansas, ông Esther George.
Đối đầu thương mại Mỹ – Trung Quốc đã có diễn biến mới. Trung Quốc cho biết nước này đã có nhượng bộ với Mỹ trong đàm phán. Trung Quốc đã đề xuất để các nhà quản lý Mỹ kiểm toán một số công ty “nhạy cảm” nhất của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc kêu gọi đối thoại trực tiếp nhằm giải quyết đối đầu kéo dài đã nhiều năm đe dọa đến thị trường toàn cầu, theo Bloomberg.
Trong cuộc phỏng vấn tại Bắc Kinh vào ngày thứ Tư, ông Fang Xinghai, phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc hoàn toàn “chân thành” muốn giải quyết tranh chấp kéo dài nhiều năm đang gây tổn hại xấu đến thị trường toàn cầu.
Giới chức Mỹ gần đây đã đẩy cao sức ép lên Trung Quốc để có thể tiếp cận được với sổ sách kiểm toán của những doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ. Trước đó, giới chức Mỹ đã đe dọa sẽ đưa ra quy định yêu cầu một số doanh nghiệp Trung Quốc như Alibaba, Baidu phải hủy niêm yết trên sàn Mỹ nếu yêu cầu của phía Mỹ không được đáp ứng.
Tình thế bế tắc này đã ám ảnh quan hệ Mỹ – Trung Quốc suốt nhiều năm, đặc biệt từ năm 2017 sau khi cuộc điều tra và quá trình làm việc chung của giới chức Trung Quốc và Mỹ không thể mang đến một thỏa thuận.
Cũng theo ông Fang cho biết, vào đầu tháng này, CSRC đã gửi đến Ban giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ (PCAOB) một đề xuất mới, theo đó, các cơ quan chức năng Mỹ có thể chọn bất kỳ doanh nghiệp Trung Quốc nào để kiểm toán thử. Dù rằng kể cả như vậy, Trung Quốc vẫn giữ quan điểm rằng họ cần phải giữ một số thông tin với lý do an ninh quốc gia.
Chỉ số Dow Jones chốt phiên 29/6 tăng trên 580 điểm
Chốt phiên 29/6, chỉ số Dow Jones tăng 580,25 điểm, hay 2,32%, lên 25.595,8 điểm, khi giá cổ phiếu của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing tăng mạnh tới 14,4%.
Chỉ số Dow Jones chốt phiên 29/6 tăng trên 580 điểm. Ảnh: THX/TTXVN
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 29/6 tăng điểm đáng kể, nhờ cổ phiếu của Boeing tăng giá mạnh.
Chỉ số Dow Jones tăng 580,25 điểm, hay 2,32%, lên 25.595,8 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 44,19 điểm, hay 1,47%, lên 3.053,24 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 116,93 điểm, hay 1,2%, lên 9.874,15 điểm.
Giá cổ phiếu của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đã tăng 14,4%, dẫn đầu các cổ phiếu tăng giá trong chỉ số Dow Jones gồm cổ phiếu của 30 công ty lớn này.
Toàn bộ 11 lĩnh vực chủ chốt trong chỉ số S&P 500 đều đi lên, với cổ phiếu của các công ty công nghiệp và vật liệu tăng tương ứng 2,36% và 2,03%, vượt qua các lĩnh vực còn lại.
Các nhà đầu tư tiếp tục chú ý tới sự gia tăng mạnh số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ, trong khi xem xét tác động tới đà phục hồi kinh tế.
Theo Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã có hơn 2,56 triệu ca nhiễm COVID-19, với gần 126.000 ca tử vong, tính đến chiều 29/6.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ để mất điểm trong tuần trước, với các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite giảm tương ứng 3,3%, 2,9% và 1,9%.
Tại thị trường trong nước, chỉ số VN-Index giảm 22,62 điểm, hay 2,65%, xuống 829,36 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 3,13 điểm, hay 2,76%, xuống 110,32 điểm./.
Cao nhất kể từ 2000, chỉ số này cảnh báo chứng khoán Mỹ sắp rơi vào kịch bản tiêu cực Nhóm đầu cơ nhiều nhất chính là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Dữ liệu cho thấy khối lượng giao dịch của nhóm này chiếm hơn 50% tổng khối lượng của tuần trước, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2000. Hiện mức độ đầu cơ trên thị trường hợp đồng quyền chọn đang ở mức cao nhất trong ít nhất là 20...