Nhà đầu tư mua cân bằng giá cổ phiếu, VN-Index tăng hơn 10 điểm
Sáng ngày 8/12, thị trường chứng khoán có một phiên giao dịch chậm rãi. Nhà đầu tư thận trọng rót tiền trước những phiên tăng, giảm sốc từ đầu tuần đến nay.
Phần lớn các nhà đầu tư đều mua lại cổ phiếu đã giảm mạnh để cân bằng giá. Theo đó, thanh khoản không có sự bức phá, chỉ số VN-Index tăng nhẹ trong phiên sáng nay.
Tuy nhiên, còn 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch sáng, chỉ số VN-Index liên tục nhảy múa khi lệnh mua liên tục khớp. Chốt phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm lên mức 1457,15 điểm; HNX-Index tăng hơn 3 điểm lên 449,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 570 triệu cổ phiếu, tương đương 16.042,87 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán tăng hơn 10 điểm sau những phút cuối cùng phiên sáng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng và xây dựng, bất động sản tiếp tục dẫn dắt thị trường với sức xanh lan toả. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn chảy mạnh về nhóm tiện ích. Theo đó, top 10 cổ phiếu giúp thị trường tăng hơn 6 điểm phải kể đến: GAS, GVR, TPB, VCB, HVN, KBC, DIG, POW, BCM, PLX. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu làm thị trường mất hơn 2 điểm là MSN, IDI, BHV, GEX, SHB, VJC, VPB, VNM, HPG, VIC.
Có thể thấy, sau 2 phiên thị trường giảm sâu và 1 phiên bứt phá mạnh hôm qua, thị trường giao dịch sáng ngày 8/12 có sự thận trọng. Phần lớn bên mua chỉ mua lại các cổ phiếu đã mua giá cao trước đó để bình quân giá khi các cổ phiếu này bị điều chỉnh về mức giá hợp lý hơn. Chính nhu cầu bình quân giá ở vùng giá đã rẻ hơn so với đỉnh 15-20% này đã giúp VN-Index hồi phục tăng 10 điểm.
Theo nhận định của CTCK Vietcombank (VCBS), trong ngắn hạn, chỉ số đang có xu hướng hồi phục tương đối tích cực sau khi thử thách thành công mốc 1.400 điểm (tương ứng đỉnh cũ tháng 10/2021). Diễn biến tích cực trong phiên hôm nay cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã xuất hiện sự cải thiện đáng kể, dù tâm lý e sợ rủi ro nhịp hồi phục kỹ thuật không kéo dài vẫn hiện hữu. Nhìn chung, hai phiên giảm điểm mạnh liên tiếp đã kích hoạt lực chốt lời khá mạnh. Ngoài ra, thị trường bắt đầu có sự phân hóa và tách tốp trong những phiên tới dựa trên kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý cuối cùng của năm 2021 này. Do đó, trong những phiên tới, nhà đầu tư có thể cân nhắc chia nhỏ sức mua để mua dần vào một số cổ phiếu đã có nền tảng cơ bản tốt, với mức giá đã chiết khấu mạnh theo đà giảm chung của thị trường trong những phiên vừa qua.
Các cổ phiếu góp phần giúp thị trường tăng điểm trong phiên sáng nay.
Còn theo nhận định của CTCK MB (MBS), mặc dù phiên chiều qua thị trường bật tăng mạnh nhưng nhà đầu tư vẫn nghi ngờ nên thanh khoản thấp. Tuy vậy, có thể thấy rằng, sau chuỗi giảm mạnh thì nhịp nảy lên của chỉ số mới là tín hiệu quan trọng. Ở phiên hôm nay, thị trường đã bật tăng ngay từ khi mở cửa và đà tăng được duy trì trong phần lớn thời gian giao dịch với sự hợp tác của bên bán. Nhiều khả năng thị trường vẫn duy trì nhịp phục hồi khi chứng khoán thế giới đang ủng hộ.
Tuy nhiên, CTCK KB Việt Nam (KBSV) lo ngại động lực đi lên mới chỉ phần nhiều dựa vào sự tiết giảm của bên bán và thị trường sẽ sớm đối mặt với áp lực rung lắc để kiểm chứng sự ổn định của bên mua trong một vài phiên tới. Trong kịch bản đó, vùng hỗ trợ gần quanh 1.420 điểm và sâu hơn là 1.390 điểm được kỳ vọng sẽ tạo điểm đỡ ngắn hạn cho VN-Index, trước khi chỉ số thiết lập một mặt bằng giá vững chắc hơn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể gia tăng một phần vị thế trading khi chỉ số lùi xuống các vùng hỗ trợ đã đề cập, nhưng cần linh hoạt bán cân đối lại vị thế trong kịch bản chỉ số tiếp tục hồi phục.
Video đang HOT
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 7/10: Tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu "trụ"
Với xung lực tăng điểm tích cực sau khi vượt qua được cạnh trên mẫu hình tam giác, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục của chỉ số vẫn đang có phần chiếm ưu thế với vùng đích kỳ vọng kế tiếp tại 1.39x điểm.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 7/10.
Có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu
CTCK MB (MBS)
Thị trường củng cố nhịp tăng kể từ đầu tháng 10 với phiên bằng phiên tăng thứ ba liên tiếp, qua đó vượt khỏi vùng tích lũy kéo dài trong tháng 9.
Bên cạnh đó, VN-Index cũng đã vượt thành công xu hướng giảm kể từ đầu tháng 7. Thị trường đang có cơ hội để hướng đến đỉnh tháng 8 ở 1.380 điểm.
Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi kết quả kinh doanh quý III sắp được công bố, các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công, từ việc tăng giá ở thị trường hàng hóa và các nhóm cổ phiếu nhạy cảm với nền kinh tế mở cửa trở lại.
Nắm giữ các vị thế đã mở trong nhịp điều chỉnh vừa qua
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Sau 2 phiên hồi phục tích cực, áp lực chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng tại vùng giá cao trong các phiên kế tiếp và các nhịp rung lắc sẽ sớm xuất hiện.
Mặc dù vậy, với xung lực tăng điểm tích cực sau khi vượt qua được cạnh trên mẫu hình tam giác, chúng tôi cho rằng cơ hội mở rộng nhịp hồi phục của chỉ số vẫn đang có phần chiếm ưu thế với vùng đích kỳ vọng kế tiếp tại 1.39x điểm.
Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở trong nhịp điều chỉnh vừa qua và chỉ chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi VN-Index tiếp cận vùng đích đã đề cập.
Kiểm tra lại vùng điểm 1.370-1.380 điểm
CTCK BIDV (BSC)
Dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường khi có 14/19 ngành tăng điểm. Các nhóm đóng góp vào đà tăng điểm của thị trường là: Tiện ích, xây dựng & vật liệu và bảo hiểm.
Thanh khoản tăng nhẹ và độ rộng tích cực cho thấy tâm lý giao dịch tích cực. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX.
Thông tin về gói hỗ trợ cùng hoạt động mở lại kinh tế của Chính phủ đang củng cố xu hướng tăng điểm của thị trường. Nhịp tăng này có thể khiến VN-Index kiểm tra lại vùng điểm 1.370-1.380 điểm trong các phiên giao dịch tới.
Gia tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu "trụ"
CTCK Vietcombank (VCBS)
Sau khi vượt ngưỡng 1.350 điểm, thị trường đang cho thấy những diễn biến tích cực với việc dòng tiền tham gia ở mức cao và số lượng cổ phiếu tăng giá (274) vượt trội so với số lượng cổ phiếu giảm giá (129) trên sàn HOSE.
Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục theo hướng gia tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu "trụ" cho mục tiêu đầu cơ ngắn hạn.
Đồng thời, chúng tôi cho rằng, xu hướng chung trong thời gian tới sẽ là các cổ phiếu tiếp tục phân hóa mạnh mẽ hơn, dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể trong những tháng cuối năm, do đó, nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý đến cả yếu tố cơ bản của doanh nghiệp khi xem xét nắm giữ cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 45-50% danh mục
CTCK Yuanta Việt Nam
Chúng tôi cho rằng, VN-Index có thể duy trì đà tăng và kiểm định ngưỡng kháng cự 1.366 điểm. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu sớm kết thúc giai đoạn đi ngang trong ngắn hạn.
Điểm tích cực là dòng tiền cải thiện và gia tăng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, đặc biệt là các nhóm có câu chuyện hưởng lợi từ đầu tư công.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khá phân hóa khi nhiều thông tin về kết quả kinh doanh quý III đang đến gần.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM, điểm tích cực là chỉ số VN-Index tiến gần điểm xác nhận xu hướng tăng.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 45-50% danh mục và có thể xem xét giải ngân mới với tỷ trọng thấp để thăm dò xu hướng ngắn hạn.
Tích lũy những cổ phiếu đang ở xu hướng tích cực
CTCK Rồng Việt (VDSC)
Như vậy, với chuỗi tăng vừa qua, nhiều cổ phiếu vẫn duy trì tín hiệu lạc quan, cũng như những cổ phiếu tích lũy tốt nổi dậy hòa chung vào "đường đua xanh".
Thị trường tiếp tục thu hút được dòng tiền và điều này sẽ là động lực chính cho những cổ phiếu tốt tăng giá trong tương lai.
Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị lạc quan và các nhà đầu tư vẫn có thể tích lũy những cổ phiếu đang ở xu hướng tích cực vào danh mục của mình.
Tin nhanh chứng khoán ngày 23/11: Thị trường tiếp tục điều chỉnh, VN30 giúp VN Index thoát được phiên giảm mạnh Tiếp đà giảm điểm của phiên cuối tuần vừa qua, thị trường tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày 22/11 với mức giảm điểm không quá lớn. Tuy nhiên sắc đỏ lại được lan toả rộng khắp bảng điện tử với số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng và có tới 196 mã giảm sàn trên 3 sàn...