Nhà đầu tư dự báo thế nào khi vàng “bốc hơi” hơn 4 triệu đồng/lượng?
Giá vàng thế giới mất trên 150 USD/ounce trong tuần, tương đương mức giảm khoảng 4,2 triệu đồng/lượng. Giới đầu tư vẫn kỳ vọng giá tăng trong khi các chuyên gia tỏ ra thận trọng.
Ngày cuối tuần, thị trường vàng thế giới đóng cửa ở mức 1.529 USD/ounce sau khi mất hơn 152 USD/ounce so với đầu tuần, quy đổi theo tỉ giá niêm yết trong ngân hàng chỉ khoảng 42,9 triệu đồng/lượng.
Ở thị trường trong nước, giá vàng SJC ngày cuối tuần (15-3) được các doanh nghiệp giao dịch mua vào 45,75 triệu đồng/lượng, bán ra 46,35 triệu đồng/lượng, giảm thêm khoảng 50.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Đây là mức giảm nhỏ giọt của giá vàng SJC, khi các doanh nghiệp tiếp tục neo giá ở mức cao và nới rộng biên độ mua – bán để phòng ngừa rủi ro. Chốt tuần, giá vàng SJC giảm khoảng 1,6 triệu đồng/lượng, thấp hơn nhiều so với đà tuột dốc không phanh của giá thế giới. Điều này khiến khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giãn rộng lên mức 3,4 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Giá vàng liên tục giảm mạnh. Ảnh: Linh Anh
Dù giá vàng thế giới có tuần rớt mạnh, nhưng kết quả khảo sát của Kitco cho thấy các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vàng sẽ tăng giá trở lại trong tuần tới, trong khi giới chuyên gia phân tích cho rằng giá vàng đang khó đoán định.
Cụ thể, tại cuộc khảo sát ở Phố Wall, trong tổng số 15 chuyên gia phân tích thị trường tham gia trả lời, có tới 40% cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn, nhưng cũng khoảng 40% nói giá vàng sẽ giảm, chỉ 20% còn lại dự báo giá đi ngang.
Còn tại cuộc khảo sát trực tuyến ở Main Street, trong tổng 1.434 nhà đầu tư tham gia trả lời, có tới 61% người được hỏi cho rằng giá vàng sẽ tăng tuần tới, 25% nói rằng giá vàng giảm và số còn lại dự đoán giá vàng đi ngang.
Trên thực tế, diễn biến của giá vàng trong tuần qua khiến cả chuyên gia vàng trong nước và quốc tế đều nhìn nhận xu hướng khó đoán định. Khi có thời điểm giá vàng lên sát vùng 1.700 USD/ounce trước khi lao dốc liên tiếp trong những ngày cuối tuần và đóng cửa ở mức 1.529 USD/ounce – mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Với thị trường trong nước, các chuyên gia cho rằng giá vàng SJC đang cao hơn thế giới quá nhiều cộng thêm biên độ giá mua – bán vẫn được doanh nghiệp neo ở mức cao trên 600.000 đồng/lượng sẽ khiến nhà đầu tư dè dặt với vàng.
T.Phương (Người lao động)
Giá vàng vượt ngưỡng 1.600 USD/ounce
Giá vàng giao sau trên thị trường New York (Mỹ) ngày 18/2 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013, do kim loại quý này đang được coi là tài sản an toàn do các nhà đầu tư đang rất lo ngại về tác động kinh tế của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Trung Quốc, cũng như đối với lòng tin kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng.
Vàng được bày bán tại cửa hàng ở Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá vàng kỳ hạn giao tháng 4 đã tăng 17,2 USD, tương đương 1,08% lên mức 1.603,6 USD/ounce. Việc tăng giá vàng bị hạn chế một phần do đồng USD cũng tăng giá mạnh. Chỉ số đồng USD - thước đo giá trị đồng tiền của Mỹ so với 6 đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới, cũng tăng 0,23%, lên mức 99,39 điểm tính đến 19h30 (theo giờ GMT), tức 2h30 sáng 19/2 theo giờ Việt Nam.
Nhà phân tích Margaret Yang Yan tại CMC Markets cho rằng việc giá vàng tăng khi đồng USD lên giá cho thấy nhu cầu về vàng đã vượt qua tác động của đồng USD như thông thường, tức vàng sẽ giảm khi đồng USD tăng.
Theo Thanh Bình (TTXVN)
Nhà đầu tư mua mạnh, giá vàng tăng Giới chức Trung Quốc vẫn băn khoăn với nhiều bình luận từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng sẽ không có việc rút lại các biện pháp thuế quan hiện tại. Ảnh: MarketWatch Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá vàng giao kỳ hạn tăng cao, giá vàng được hỗ trợ khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, đồng USD...