Nhà đầu tư đề nghị công bố kết quả giám sát lưu lượng xe tại trạm Ninh Lộc
Công ty CP Đầu tư BOT Đèo Cả-Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị công bố các kết quả giám sát lưu lượng tại trạm Ninh Lộc.
Dự án BOT Ninh Lộc được khởi công năm 2013, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng12/2015. Việc thu phí đã diễn ra ổn định một thời gian, nhưng thời gian gần đây đã bị nhiều đối tượng gây rối, nhà đầu tư đã nhiều lần báo cáo với Bộ GTVT, Bộ Công an, UBND tỉnh Khánh Hòa, nhưng vẫn chưa có biện pháp tháo gỡ, dẫn đến hiện nay tình hình tiếp tục có diễn biến phát sinh phức tạp.
Theo đó, liên tục từ ngày 26/2 đến nay, sự việc diễn ra tại trạm thu phí BOT ở xã Ninh Lộc, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã gây ra những thông tin trái chiều, nhiễu loạn, làm xã hội bất an. Đó là tại khu vực thu phí của Trạm thu phí Ninh Lộc xuất hiện một nhóm khoảng 10 người, tiếp cận cabin thu phí, thực hiện việc kiểm đếm xe qua lại và phát tán thông tin lên mạng xã hội, tự cho là “giám sát hoạt động của doanh nghiệp”, nhân danh quần chúng nhân dân đòi hỏi tính minh bạch của hoạt động thu phí.
“Nhưng những thông tin mà nhóm người này đưa lên mạng xã hội là hoàn toàn không chính xác, có tính chất gây nhiễu loạn thông tin, làm người dân bất an và hoài nghi về tính minh bạch của Nhà đầu tư, mất niềm tin vào chủ trương kêu gọi hình thức đầu tư theo hình thức công-tư (PPP) của Đảng và Nhà nước ta” – ông Trần Văn Thế, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa lo ngại.
Theo ông Thế, những thông tin mà nhóm này đưa ra sai lệch và hoàn toàn không có cơ sở về tổng mức đầu tư, thời gian thu phí hoàn vốn và số tiền thu hàng ngày… Về các số liệu này, Nhà đầu tư đã yêu cầu Bộ GTVT, cơ quan chức năng cung cấp cho các cơ quan thông tấn, báo chí, công khai cho người dân và trên thực tế, những số liệu này đã được thanh tra của các Bộ, ngành và cơ quan kiểm toán nhà nước hàng năm giám sát sát sao, hoàn toàn minh bạch.
Ông Trần Văn Thế cho biết thêm: “Điều chúng tôi ngạc nhiên là nhóm người trên nhân danh là “người dân giám sát” nhưng trên thực tế, họ chỉ là một nhóm rất nhỏ. Trong đó, người đóng vai trò chủ chốt là ông Nguyễn Minh Hùng, sinh năm 1979, địa chỉ thường trú tại thôn Phong Thạnh, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, đã trực tiếp gây rối tại trạm trong suốt thời gian qua cho dù ông này thuộc đối tượng này được miễn phí nhưng vẫn tham gia lôi kéo, kích động cổ vũ các lái xe khác. Trước tình hình đó, một mặt Trạm thu phí BOT Ninh Lộc vẫn hoạt động bình thường, một mặt báo cáo cơ quan chức năng sẵn sàng hỗ trợ một cách ôn hòa phòng khi có sự cố gây ra ách tắc, gián đoạn lưu thông”.
“Việc kiểm đếm xe qua trạm của nhóm người tự phát bằng cách thủ công rất khó đoán định về tính chính xác. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp những số liệu này cho bất cứ cơ quan chức năng hoặc cơ quan báo chí nào quan tâm” – ông Trần Văn Thế nói. Ông Thế cũng đưa ra biên bản làm việc ngày 3/11/2018 của Đoàn kiểm tra giám sát của Tổng cục Đường bộ về việc kiểm đếm xe qua trạm này suốt 10 ngày trong tháng 10/2018, cho thấy: bình quân mỗi ngày, mức thu của trạm trong 24 tiếng đồng hồ là 758.194.500 đồng/ ngày (thời điểm đó).
Ông Trần Văn Thế bày tỏ: “Chủ trương của chúng tôi là minh bạch trong đầu tư và toàn bộ số liệu kiểm đếm. Để thực hiện một Dự án BOT phải thực hiện qua nhiều công đoạn mới tính toán ra phương án tài chính và thời gian thu phí; các kết quả đầu tư để vay được vốn phải qua nhiều khâu thẩm định xác định vốn góp và vốn vay mới hình thành ra sản phẩm… Đó là một quá trình diễn ra chặt chẽ, có sự giám sát của rất nhiều Bộ, ngành và cơ quan chuyên môn. Những nhà đầu tư chân chính như chúng tôi luôn cam kết về tính minh bạch và lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân”.
Trước sự việc diễn ra dai dẳng, liên tục và gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm thu phí, Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa quan ngại nếu để vụ việc kéo dài sẽ là vấn đề lớn về trật tự an ninh, an toàn xã hội, phá vỡ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc kêu gọi các nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông theo hình thức công – tư (PPP).
Video đang HOT
“Chúng tôi không can thiệp vào quyền giám sát của người dân nhưng chúng tôi không chấp nhận việc giám sát đó ảnh hưởng đến hoạt động thu phí của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cả cố tình gây nhiễu loạn thông tin, làm xã hội bất an, nhà đầu tư chân chính nản lòng và tổn hại nghiêm trọng đến chủ trương lớn về thu hút nguồn vốn xã hội cho hình thức đầu tư PPP, hợp đồng BOT, gây thiệt hại cho môi trường đầu tư cũng như làm cản ngại sự phát triển của đất nước” – ông Trần Văn Thế nói.
Dự án BOT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa dài 38 km, mức đầu tư 2.700 tỷ đồng theo hình thức BOT. Trạm BOT Ninh Lộc đặt trên quốc lộ 1A tại thị xã Ninh Hòa, thu phí từ đầu năm 2016. Đầu năm 2018, trạm Ninh Lộc bị tài xế liên tục sử dụng tiền lẻ mua vé và cho ôtô dàn hàng ngang phản đối. Bộ Giao thông và địa phương đã thống nhất miễn phí cho người dân 20 xã phường quanh trạm, giảm 40% giá vé cho các loại xe.
Theo Dansinh
Dân căng lều đếm xe qua BOT Ninh Lộc: Tại sao chủ đầu tư không công khai số liệu thu phí?
Chủ đầu tư dự án BOT Ninh Lộc là Công ty cổ phần Đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hoà, doanh nghiệp dự án thuộc Tập đoàn Đèo Cả - cái tên không xa lạ, đang nắm giữ hàng loạt dự án BOT tại khu vực miền Trung.
Số liệu kiểm đếm xe qua trạm của người dân đã bị lấy trộm
ẢNH V.N
BOT Ninh Lộc được đổi tên từ tháng 2.2018 (trước đó có tên BOT Ninh An) là trạm thu phí hoàn vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng 38 km quốc lộ 1, đoạn Km 1374 525 đến Km 1392 và Km 1405 đến Km 1425, tỉnh Khánh Hòa, theo hình thức hợp đồng BOT qua Khánh Hoà.
Đây cũng là trạm BOT nhiều tai tiếng khi từ cuối năm 2017 đến nay nhiều lần xảy ra ách tắc, xả trạm, do các lái xe dừng xe không trả tiền, dùng tiền lẻ để yêu cầu miễn giảm phí.
Tháng 5.2017, bức xúc lên đến đỉnh điểm khi một số tài xế hành hung nhân viên phòng vé. Công ty cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hoà đã đòi "trả" lại dự án cho Bộ GTVT. Cụ thể đề nghị Bộ GTVT xem xét lại phương án tài chính theo hướng bố trí nguồn vốn nhà nước hoặc Bộ GTVT tổ chức thu. Năm 2018 dự án liên tục phải xả trạm do người dân phản ứng.
Dự án có vốn đầu tư bao nhiêu?
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 37,7 km, tổng mức đầu tư dự toán là 2.644,5 tỉ đồng và không điều chỉnh tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện.
Theo phương án tài chính tạm tính ban đầu để ký hợp đồng BOT, thời gian thu hồi vốn của dự án là 21 năm 8 tháng 16 ngày (từ 1.1.2016 đến 16.9.2037).
BOT Ninh Lộc thường xuyên phải xả trạm do mâu thuẫn giữa người dân và chủ đầu tư
ẢNH NGUYỄN CHUNG
Đáng chú ý, Kiểm toán nhà nước năm 2017 từng công bố chi phí đầu tư dự án chênh lệch, "đội vốn" 179 tỉ đồng dẫn đến phải kéo dài thời gian thu phí thêm 1 năm 11 tháng 3 ngày.
Qua kiểm toán cho thấy, chi phí đầu tư trước và sau kiểm toán chênh lệch giảm 23,2 tỉ đồng. Chi phí đầu tư theo báo cáo là 1.641,37 tỉ đồng và giá trị kiểm toán xác nhận là 1.437 tỉ đồng.
Từ 26.2, nhiều người dân đã phân công nhau trực tiếp đếm xe tại trạm thu phí. Sau 7 ngày kiểm đếm thủ công và theo ca, người dân ghi nhận trung bình mỗi ngày, trạm BOT Ninh Lộc thu từ 800 triệu đến 1,2 tỉ đồng.
Theo đó, nếu tính trung bình mỗi ngày trạm BOT Ninh Lộc thu khoảng 1 tỉ đồng thì 10 năm trạm này đã thu 3.650 tỉ đồng. Trong trường hợp tổng mức đầu tư 2.644 tỉ đồng là chính xác thì chủ đầu tư thu 10 năm đã đủ cả vốn và lãi hơn 1.000 tỉ đồng. Trong khi thời gian thu phí lên đến hơn 21 năm 8 tháng.
"Ông trùm" BOT Đèo Cả
Theo trang web của nhà đầu tư dự án - Tập đoàn đầu tư Đèo Cả, doanh nghiệp này đang là cái tên máu mặt trong ngành giao thông khi là chủ của hàng loạt dự án hầm đường bộ có số vốn hàng chục nghìn tỉ như Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, Dự án cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng. Và dự án Mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km1374 525 - Km1392 và Km1405 - Km1425, tỉnh Khánh Hòa.
Đèo Cả cũng đang muốn "nhăm nhe" vào một dự án cao tốc khủng khác là Cao Bằng - Lạng Sơn với số vốn gần 21.000 tỉ đồng.
Nhà đầu tư BOT Ninh Lộc cũng là chủ đầu tư hàng loạt dự án BOT khủng tại miền Trung
ẢNH ĐỨC HUY
Đáng chú ý, khi bị nghi ngờ số liệu thu phí tại trạm Dầu Giây sau vụ cướp ngày 7.2, một doanh nghiệp giao thông khác là Tổng công ty Đầu tư phát triển Việt Nam (VEC) đã công bố số liệu thu phí.
Trong khi đó, dù mâu thuẫn kéo dài giữa người dân và doanh nghiệp, nhưng một động thái đơn giản là công khai doanh số thu phí cho người dân được rõ, Đèo Cả lại không thực hiện.
Đây là lý do người dân có quyền đặt dấu hỏi về tính khuất tất của dự án? Đáng nói, theo người dân, sau hơn 1 tuần vất vả kiểm đếm, số liệu ghi nhận được đã bị các đối tượng chưa rõ lấy trộm.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Tổng cục Đường bộ VN cho biết, việc người dân dựng lều đếm xe tại trạm thu phí Ninh Lộc là quyền lợi chính đáng, tuy nhiên việc đếm xe phải đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác thu phí cũng như không gây mất trật tự an toàn giao thông. Sau khi người dân báo cáo kết quả đếm xe, Tổng cục Đường bộ sẽ đối chiếu với dữ liệu được lưu trữ và sẽ công bố rõ đảm bảo công khai minh bạch.
Theo Thanhnien
Đầu tư BOT: Cần giải pháp dài hơi, có lý, có tình... Từ năm 2019, Bộ GTVT sẽ tiếp tục triển khai thêm hàng loạt dự án BOT cho tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Vì vậy, việc đảm bảo tình hình ANTT, ATGT tại các trạm BOT đã xây dựng là điều vô cùng quan trọng Thời gian qua, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ...