Nhà đầu tư dần bình tâm trở lại
2 phiên giao dịch đầu tuần này, TTCK Việt Nam vẫn tràn màu đỏ, nhưng đà giảm của chỉ số chung chỉ dưới 1%/phiên cho thấy, tâm lý nhà đầu tư đã bình tĩnh và cân bằng trở lại.
Thanh khoản tiếp tục được giữ vững với trên 230 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 4.100 tỷ đồng được chuyển nhượng cho thấy, dòng tiền chưa từng ngưng chảy vào chứng khoán.
Việc một số tỉnh, thành phố nước ta tuyên bố hết dịch, chưa phát sinh người tử vong vì dịch và các bệnh viện dã chiến được xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch cúm Covid-19 cộng với thông tin Trung Quốc bán thuốc trị Covid-19 ra thị trường đã góp phần xua dần đi nỗi lo dịch bệnh. Tâm lý nhà đầu tư dần ổn định, khiến thị trường không còn chứng kiến các lệnh bán tháo. Biến động giá cổ phiếu không mạnh, cho thấy một lượng hàng giá rẻ khi bắt đáy thành công có thể được chốt lời, nhưng đã không tác động làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh trở lại.
Trao đổi với ầu tư Chứng khoán, ông Lê Minh Tâm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, mặt bằng giá cổ phiếu Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Ông Tâm nhận định, kinh tế Việt Nam dù có những biến động nhưng sẽ tiếp tục ổn định và phát triển. ặc biệt, Hiệp định EVFTA được thông qua và triển khai sẽ là một cánh cổng cơ hội mở ra cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy việc tận dụng các cơ hội đó như thế nào vẫn là một câu hỏi, nhưng những diễn biến này được người đứng đầu Chứng khoán Yuanta đánh giá là những điểm sáng và sẽ là động lực cho TTCK Việt Nam năm 2020.
Quan sát từ thị trường cho thấy, số đông nhà đầu tư có tâm thế giữ tiền mặt, chờ đợi để mua nhiều hơn, nhất là với nhóm cổ phiếu có thể tiên liệu được lợi nhuận năm 2020 như ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất sạch, doanh nghiệp sản xuất hàng đầu, có thị phần lớn… Nhà đầu tư cũng chờ đợi thông tin về kỳ họp đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp, vì đây là loại thông tin có thể ảnh hưởng đến định giá cổ phiếu.
Trong sự chờ đợi này, một số cổ phiếu đang có chuyển động ngược thị trường do các doanh nghiệp có những diễn biến tích cực như cặp công ty liên kết TCH – HHS; nhóm cổ phiếu xây dựng CTD- HBC bật lên từ đáy… Kinh doanh ngành hàng không bị ảnh hưởng rõ nét bởi dịch Covid-19, nhưng mã VJC có dấu hiệu tạo đáy quanh mức 120.000 đồng/cổ phiếu và mã HVN đang phục hồi khi chạm mức đáy 2 năm qua là 26.000 đồng/cổ phiếu dù hãng Hàng không Việt Nam đang rao cho thuê máy bay vì dư công suất mùa dịch…
Video đang HOT
Quỹ đầu tư VinaCapital đánh giá rằng, còn quá sớm để nói hết về tác động của dịch cúm đến tăng trưởng kinh tế, nhưng với một số doanh nghiệp thì mức giá hiện nay là rẻ, nếu căn cứ trên dự báo kết quả kinh doanh 2020.
Một thông tin đáng chú ý dù chưa chính thức, đó là khả năng Quỹ Diamond kịp được chấp thuận hoạt động trong 2 tuần tới. Nếu Quỹ được chấp thuận hoạt động sẽ hỗ trợ sức cầu trên TTCK vì Quỹ Diamond dự kiến có tài sản 100 triệu USD giải ngân vào các cổ phiếu hết room trên sàn.
Những thông tin trên, dù chỉ như những cơn mưa nhỏ thoảng qua nhưng cũng kỳ vọng làm cho thị trường chứng khoán hiện nay được mát lành hơn khi chịu sức nóng của đám cháy lớn từ bên kia biên giới mang tên Covid-19.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Covid-19 đảo lộn mọi dự báo: Thị trường chứng khoán quý 1 rơi vào trầm lắng
Dịch virus Corona chủng mới (Covid-19) đang làm đảo lộn mọi dự báo về thị trường chứng khoán trong năm nay mà các chuyên gia, nhà đầu tư đã đưa ra hồi đầu năm. Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia và kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng.
Trầm lắng vì Covid-19
Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng đầu năm trải qua 2 giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn 1 là khoảng thời gian trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số tích lũy đi lên và giai đoạn 2 giảm điểm nhanh, lấy đi toàn bộ giá trị tích lũy cả năm trước đó do ảnh hưởng của Corona.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu nhiều áp lực từ dịch Covid-19
Giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ, có 3 nhân tố chính hỗ trợ VNIndex tăng điểm bao gồm: (i) thông tin tích cực của nhóm ngân hàng; (ii) dòng vốn khối ngoại và (iii) kết quả kinh doanh quý 4/2019.
Trong nhóm ngân hàng, BID, CTG, VPB tăng điểm mạnh và nằm trong top các cổ phiếu hỗ trợ lớn nhất cho VNIndex. Tổng giá trị vốn hóa của lĩnh vực ngân hàng đạt hơn 1,04 triệu tỷ đồng vào ngày 22/01, tăng 8,6% so với thời điểm cuối năm 2019.
Giai đoạn sau kỳ nghỉ lễ, chỉ số giảm mạnh do một nguyên nhân duy nhất là dịch Covid-19. 3 phiên đầu năm chứng kiến chỉ số VNIndex giảm rất mạnh. Dù các thị trường quốc tế đã hồi phục lại tương đối nhanh, VNIndex vẫn đang bị tụt lại phía sau. Tổng mức giảm của VNIndex tính từ ngày 22/01/2020 đến 12/02/2020 là 5,4% trong khi chỉ số MSCI EM Index giảm 3% và S&P 500 tăng 1%.
Theo đánh giá của Công ty CP Chứng khoán SSI, nếu không có dịch Covid-19, TTCK quý 1 năm nay rất có thể đã khởi sắc nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung và dòng vốn nước ngoài. Cho đến giữa tháng 01/2020, các nhà quản lý quỹ trên toàn cầu vẫn tỏ ra lạc quan với tỷ trọng đầu tư cổ phiếu trong danh mục đạt mức cao nhất 17 tháng. Dòng vốn vào các thị trường mới nổi liên tục tăng và cũng với đó là đà mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 1, xu hướng dòng vốn trên toàn cầu bắt đầu đảo chiều. Triển vọng thu hút vốn nước ngoài cho TTCK trong tháng 2 và kể cả các tháng tiếp theo của Việt Nam vì vậy đã giảm xuống mức thấp.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể khiến thời gian phong tỏa ở Trung Quốc kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là đợt tác động tiêu cực thứ 2 sau đợt 1 là sụt giảm du lịch và tiêu dùng. Và thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, da giày, gỗ... đã lên tiếng về sự thiếu hụt nguồn cung trong những tháng tới.
Dệt may đang chịu tác động lớn từ sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu trong các tháng tới
Chẳng hạn trong lĩnh vực da giày, ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Gia Định khẳng định, dịch Covid-19 hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp ngành da giày. Dù hiện tại doanh nghiệp này đã nhập đủ nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất cho quý 1 nhưng các tháng sau đó chưa biết tình hình sẽ ra sao. "Dịch bệnh có giải quyết được hay không vẫn chưa rõ. Nếu không sớm kết thúc, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì Trung Quốc là nước cung cấp rất nhiều nguồn nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp da giày của Việt Nam", ông Trung băn khoăn.
Tương tự, với lĩnh vực dệt may, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3 tỏ ra lo lắng khi nguồn nguyên liệu sản xuất chỉ đáp ứng đủ đến hết tháng 2. Ông Hồng cho rằng, các tháng tới chưa biết thế nào bởi hiện diễn biến dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Lo ngại hơn là sẽ có những ảnh hưởng khác tác động đến nhu cầu trên toàn thế giới, điều này gây ảnh hưởng tới khả năng đảm bảo các chỉ tiêu xuất khẩu của ngành may trong năm nay.
"Như vậy có thể thấy, tiếng "kêu cứu" của các doanh nghiệp sẽ ngày một lớn và cho dù tiếng nói đó có cơ sở hay không thì tâm lý của thị trường chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng", chuyên gia phân tích của SSI nhìn nhận.
2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi
Nhân tố cơ bản, dòng vốn và tâm lý thị trường đều yếu sẽ triệt tiêu sức bật của TTCK Việt Nam trong quý 1. Ở kịch bản tích cực, việc khống chế dịch bệnh đạt thành công ngay trong tháng 2, cùng với đó sức cầu tiêu dùng và chuỗi sản xuất ít bị ảnh hưởng sẽ mang lại diễn biến khả quan hơn cho thị trường. Điểm thuận lợi trong đợt dịch năm nay đó là mức độ công bố thông tin và sự quyết tâm kiểm soát dịch bệnh của các Chính phủ. Minh bạch thông tin có thể khiến tâm lý chịu sức ép ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi dịch bệnh được kiểm soát, tâm lý cũng sẽ được phục hồi nhanh.
Trong các năm trước, sóng đầu năm luôn là sự khởi đầu thuận lợi cho TTCK Việt nam, để lại dư âm tích cực cho các tháng tiếp theo. Năm 2020 nếu không có sóng đầu năm, sức nóng của thị trường sẽ cần thêm rất nhiều thời gian để tích lũy. Với dự báo tăng trưởng kinh tế giảm và tác động tiêu cực từ dịch bệnh chưa thể tính toán đầy đủ, sự trầm lắng của quý 1 có thể kéo dài sang quý 2, thậm chí cả nửa cuối năm nếu như không có những diễn biến mới giúp thay đổi cục diện kinh tế và TTCK.
Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi. Thứ nhất là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia. Ở Việt Nam, đó là tích cực giải ngân đầu tư công và hạ lãi suất cho vay. Dịch bệnh sẽ là một động lực rất lớn để gia tăng quyết tâm tái cơ cấu, từ đó mang lại sức bật mạnh cho kinh tế Việt Nam cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Thứ hai là kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng. Dù khả năng thứ 2 không lớn nhưng những nỗ lực vừa qua của Việt Nam chắc chắn sẽ được ghi nhận, từ đó mang lại tâm lý tích cực cho thị trường.
Mai Ca
Theo congthuong.vn
Đằng sau cú giảm sốc của VN-Index trước dịch virus Corona: Luôn có lực mua chờ 'bắt đáy', niềm tin không mất đi mà ngày càng tăng Với nền tảng của nền kinh tế đi cùng cơ hội bên ngoài và bên trong, TTCK Việt Nam cơ bản năm nay sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn nước ngoài. Bằng chứng sau sự phản ứng mạnh, đến nay đà giảm của VN-Index đã không còn. Ảnh hưởng của dịch virus Corona đã khiến chứng khoán toàn cầu giảm mạnh trong...