Nhà đầu tư còn băn khoăn về những quy định trong biểu giá điện mặt trời mới
Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam – biểu giá mới (FIT 2).
Những tấm pin mặt trời đang được lắp đặt tại hồ thủy điện Đa Mi. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Nhiều ý kiến cho rằng, đây giống như một cơn mưa giữa lúc khô hạn, giải quyết được mong mỏi của các nhà đầu tư điện mặt trời về mức giá. Song vẫn còn đó những băn khoăn của nhà đầu tư về thời gian của quyết định mới này, cũng như những quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai.
Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, các dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại của dự án, hoặc một phần của dự án trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2020.
Giá mua điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 US cent/kWh, tương đương 1.644 đồng/kWh. Còn giá điện mặt trời nổi trên mặt nước là 7,69 US cent/kWh, tương đương 1.783 đồng/kWh; điện mặt trời mái nhà là 8,38 US cent/kWh, tương đương 1.943 đồng/kWh. Các mức giá này đều thấp hơn giá mua điện 9,35 US cent/kWh trong Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 4/2017.
Bà Trần Hương Thảo, Trưởng đại diện chi nhánh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa – SolarBK khu vực miền Bắc cho rằng, quyết định mới đây của Thủ tướng ban hành giá FIT 2 đối với điện mặt trời như là một cơn mưa giữa lúc khô hạn của ngành điện mặt trời.
“Thực tế trong giai đoạn đầu, sau khi kết thúc giá FIT 1 ngày 30/6/2019, mà chưa có giá FIT 2 mới áp dụng, các hộ gia đình đầu tư điện áp mái cũng có đôi chút ảnh hưởng. Tuy nhiên, giai đoạn sau đó cũng không còn ảnh hưởng quá nhiều vì người dân đầu tư và cũng được ghi nhận, được nhận tiền do EVN thanh toán lại sau. Đó cũng như là một món tiền tiết kiệm nên việc đầu tư quy mô hộ gia đình là gần như không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng đối với những đơn vị đầu tư lớn hơn một chút với công suất dưới 1 MWp nhằm mục đích bán điện cho EVN lại bị ảnh hưởng rất nhiều. Tôi đánh giá khi có chính sách này ra đời, chắc chắn nhóm đối tượng này sẽ phát triển rất mạnh mẽ”, bà Thảo nói.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, quyết định mới của Chính phủ mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư. Quyết định này có hiệu lực từ 22/5/2020 đến ngày 1/1/2021 chỉ còn trên 7 tháng để triển khai các thủ tục đầu tư và xây dựng các dự án. Đây có vẻ cũng là thời gian khả thi đối với các dự án điện mặt trời nhưng vẫn còn nhiều thách thức.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, thứ nhất, cơ chế này chỉ áp dụng với “dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019″.
Tính đến cuối tháng 11/2019, nước ta đã có tổng công suất 10.300 MW nguồn điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch điện các cấp. Nếu trừ đi các nhà máy điện mặt trời đã vào vận hành trước ngày 30/6/2019, với tổng công suất khoảng 4.400 MW thì còn lại dưới 6.000 MW sẽ chạy đua với thời gian để kịp thời hạn. Trong tổng công suất các dự án điện mặt trời đã trình xin bổ sung quy hoạch là 25.000 MW (tính đến cuối tháng 6/2019) thì còn gần 15.000 MW sẽ phải chờ đến khi nào cơ chế đấu thầu được ban hành.
Thứ hai, các dự án điện mặt trời tập trung mật độ cao tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên đã gây quá tải các đường dây truyền tải. Từ nay đến cuối năm 2020, các trạm và đường dây truyền tải tại các khu vực này khó có thể vào kịp để giải tỏa thêm gần 6.000 MW nguồn điện mặt trời. Ngoài ra, còn khoảng 1.000 MW điện gió tại khu vực Nam Trung bộ (chủ yếu là Ninh Thuận, Bình Thuận) và 1.190 MW điện gió khu vực Tây Nguyên trong tổng 4.800 MW điện gió đã được bổ sung quy hoạch.
Về mức giá quy định trong Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, Hiệp hội cho rằng, với các điều kiện thuận lợi nhất về đấu nối, những dự án điện mặt trời với suất đầu tư khoảng 1.000 USD/kW, nằm ở vùng có bức xạ cao mới có mức chi phí hoàn vốn. Còn đối với điện mặt trời nổi trên mặt nước, giá FIT cao hơn khoảng 8,5%, nhưng theo thống kê hiện tại, suất đầu tư của điện mặt trời nổi cao hơn điện mặt trời mặt đất khoảng 16%.
Như vậy, cơ chế FIT 2 mới cũng chưa thực sự hỗ trợ cho điện mặt trời nổi, trong khi loại hình này cũng có nhiều ưu điểm hơn điện mặt trời mặt đất về việc tránh chiếm dụng mặt đất, tận dụng được hạ tầng lưới của công trình thủy điện và vận hành điều hòa với nhà máy thủy điện…
Đây là một thách thức lớn đối với các dự án điện mặt trời trong điều kiện hiện nay, cả về thời gian được áp dụng giá khuyến khích và mức giá khuyến khích.
Tuy nhiên, Hiệp hội Năng lượng cũng cho hay, các nhà đầu tư cũng cần hiểu rằng, nếu Chính phủ không có giải pháp lựa chọn để ưu tiên phát triển trước các dự án có điều kiện thuận lợi về mức độ bức xạ, về hạ tầng lưới, thì việc ồ ạt xây dựng các nguồn điện mặt trời sẽ lại gây ùn tắc trong khâu phê duyệt. Từ đó, nảy sinh tiêu cực, hoặc dự án lại bị cắt giảm công suất… như vừa qua, còn lãng phí thêm các nguồn lực xã hội.
Theo ông Lê Vĩnh, Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Hảo 6, mức giá FIT 2 được đưa vào như một hình thức chạy theo các nhà đầu tư, các dự án. Thì thời gian tới, cần có một cơ chế dài hơi hơn, vì với thời gian còn lại ngắn như vậy, với số lượng các dự án đầu tư còn nhiều thì không biết rằng, EVN và các bộ, ngành sẽ lại chạy theo câu chuyện giải tỏa công suất như thế nào ?
Cũng theo ông Phan Đình Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Solartech, thời gian quá ngắn, thực tế với độ trễ của các đơn vị thì chỉ còn tối đa 5-6 tháng thì liệu sang năm sau giá tăng hay giảm, sẽ ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.
Giám đốc Công ty Vĩnh Thái – ông Lê Minh cho hay: “Thực sự là FIT 2 có thời gian ngắn. Với điện áp mái, sẽ có rất nhiều người lao vào làm, các nhà cung cấp cũng vậy, chen chân nhau để làm. Điều này sẽ khiến thị trường hỗn độn, bát nháo và khi đó, rất nhiều doanh nghiệp sẽ xác định rằng chỉ làm 1,2 năm rồi rời khỏi thị trường. Như vậy sẽ kéo theo dịch vụ hậu mãi, chăm sóc không được tốt, tạo một ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng”.
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cũng nhận định rằng, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg mới đây hiện vẫn còn chưa rõ, chưa có các quy định, thông tư hướng dẫn đi kèm về việc mở ra cho bên thứ 3 mua điện thế nào hay quy định khi lắp đặt điện mặt trời tại các công trình, hàng rào kỹ thuật vẫn chưa rõ ràng…
Video đang HOT
Đức Dũng
Hà Đô (HDG): Quý 1/2020 ước lãi 200 tỷ đồng giảm 24% so với cùng kỳ
Giai đoạn 2020 - 2022 dự kiến doanh thu và lợi nhuận của Hà Đô (HDG) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cổ tức chia tối thiểu 30%.
CTCP Tập đoàn Hà Đô (mã CK: HDG) đã công bố bản tin nhà đầu tư quý 1/2020.
Quý 1/2020 ước lãi 200 tỷ đồng giảm 24% so với cùng kỳ
Hà Đô đã công bố kết quả kinh doanh ước tính trong quý I/2020 với doanh thu toàn Tập đoàn đạt 923 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 200 tỷ đồng, theo đó so với quý 1/2019 trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ 2% thì lợi nhuận sụt giảm 24% so với cùng kỳ.
Công ty cho biết trong quý 1/2020 doanh thu mảng bất động sản chiếm 54%, năng lượng chiếm 18% và xây lắp chiếm 22%. Việc triển khai tốt công tác bàn giao 4 tháp Iris ước tính ghi nhận 500 tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm.
Trong 3 năm tới dự kiến doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và dòng tiền ổn định, đủ để duy trì mức cổ tức tối thiếu 30%.
Đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực năng lượng
Về các dự án đang vận hành, Hà Đô cho biết 4 nhà máy điện với công suất 159 MW, ước tính dòng tiền mang về cho doanh nghiệp 800 tỷ/năm. Đối với dự án thuỷ điện Sông Tranh 4 dự kiến sẽ chính thức phát điện thương mại vào tháng 7. Đồng thời mới đây Bộ Công Thương đã có văn bản chính thức phê duyệt điều chỉnh dự án thuỷ điện Đăk Mi 2, cho phép bổ sung tổ máy thứ 3 công suất 49 MW. Như vậy, đầu quý II/2021 sẽ chính thức vận hành cả 3 tổ máy với công xuất 147 MW, doanh thu hàng năm 450 tỷ đồng.
Tháng 1/2020, HĐQT công ty đã quyết định mua lại dự án Nhà máy điện mặt trời Infra, dự án dự kiến sẽ thi công từ tháng 3/2020, hoàn tất và COD vào tháng 7/2020. Dự án điện gió 7A Thuận Nam cũng đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và hoàn tất 12 tháng đo gió dự kiến sẽ khởi công vào tháng 5 tới.
Lĩnh vực bất động sản sẽ mang về doanh thu hàng nghìn tỷ
Trong lĩnh vực bất động sản, tháng 3/2020 Hà Đô đã thực hiện bàn giao 4 tháng Iris với số lượng 1000 căn hộ và 10 căn duplex, dự kiến sẽ ghi nhận 3.400 tỷ đồng vào doanh thu hợp nhất năm 2020. Dự án Hado Charm Villas có thể mở bán trong tháng 3 và dự kiến trong năm 2020 sẽ mở bán 4 đợt lần lượt 132 căn - 120 căn - 94 căn và 30 căn. Tổng doanh thu ước tính của dự án từ năm 2020 - 2023 là 3.300 tỷ đồng.
Tập đoàn Hà Đô dự kiến tổ chức đại hội cổ đông ngày 25/4 với một số nội dung dự kiến tỷ lệ trả cổ tức 40% năm 2019, trong đó 10% bằng tiền và 30% bằng cổ phiếu; phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi 800 tỷ đồng...
Trên sàn chứng khoán giá cổ phiếu HDG đã giảm giá sâu nhất trong suốt 10 năm qua, xuống còn 19.000 đ/CP tương ứng mức giảm gần 37% so với hồi đầu năm, tuy nhiên công ty cho rằng đây là xu hướng suy giảm chung của thị trường, nhìn chung tình hình dịch bệnh không ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Theo Trí thức trẻ/HDG
Đề xuất đưa 3.400MW điện gió Kê Gà vào Quy hoạch Điện quốc gia Việt Nam có tiềm năng gió lớn với tổng công suất gió ước tính đạt khoảng 513.360 MW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á và điện gió sẽ là một thế mạnh. "Thăng Long-Wind" là dự án điện gió có công suất lớn nhất hiện nay được Bộ Công Thương chấp thuận thực hiện khảo sát, nghiên cứu để tiến tới đầu...